2687/TCHQ-TXNK ngày 01/06/2021: Thực hiện Nghị định số 18/2021/NĐ-CP
2687/TCHQ-TXNK ngày 01/06/2021
BỘ TÀI CHÍNH
|
CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ
NGHĨA VIỆT NAM
|
Số: 2687/TCHQ-TXNK
|
Hà Nội , ngày 01 tháng 6 năm 2021 |
Kính gửi: Các Cục Hải quan tỉnh, thành phố.
Ngày 11/03/2021, Chính phủ đã ban hành Nghị định số 18/2021/NĐ-CP sửa đổi, bổ sung một số điều của Nghị định số 134/2016/NĐ-CP ngày 01/9/2016 quy định chi tiết một số điều và biện pháp thi hành Luật thuế xuất khẩu, thuế nhập khẩu (có hiệu lực từ ngày 25/4/2021). Nội dung hướng dẫn của Nghị định số 18/2021/NĐ-CP liên quan đến chính sách thuế, thủ tục miễn thuế, giảm thuế, hoàn thuế, không thu thuế đối với hàng hóa xuất khẩu, nhập khẩu. Hiện nay, một số thủ tục miễn thuế, giảm thuế, hoàn thuế, không thu thuế cũng đang được quy định tại Thông tư số 06/2021/TT-BTC ngày 22/01/2021(có hiệu lực từ ngày 8/3/2021), Tổng cục Hải quan đã có công văn số 969/TCHQ-TXNK ngày 01/3/2021 hướng dẫn thực hiện. Để thực hiện thống nhất những quy định mới của Nghị định số 18/2021/NĐ-CP , Tổng cục Hải quan hướng dẫn thực hiện một số nội dung sau:
I. Hàng hóa nhập khẩu để gia công, sản phẩm gia công xuất khẩu ( Điều 10 Nghị định số 134/2016/NĐ-CP được sửa đổi, bổ sung tại khoản 4 Điều 1 Nghị định số 18/2021/NĐ-CP )
1) Về thuê gia công lại trong nội địa
a) Người nộp thuế có hợp đồng gia công theo quy định tại Nghị định số 69/2018/NĐ-CP ngày 15/5/2018 ) được giao một phần hoặc toàn bộ hàng hóa nhập khẩu hoặc bán thành phẩm được gia công từ hàng hóa nhập khẩu để thuê tổ chức, cá nhân khác trong nội địa gia công lại một hoặc một số công đoạn hoặc toàn bộ các công đoạn thì được miễn thuế nhập khẩu đối với hàng hóa nhập khẩu giao gia công lại nếu đáp ứng quy định về cơ sở xác định hàng hóa được miễn thuế tại khoản 2 Điều 10 Nghị định số 134/2016/NĐ-CP được sửa đổi, bổ sung tại khoản 4 Điều 1 Nghị định số 18/2021/NĐ-CP .
Trường hợp sản phẩm gia công xuất khẩu được sản xuất từ nguyên liệu, vật tư trong nước có thuế xuất khẩu thì khi xuất khẩu phải nộp thuế đối với phần trị giá nguyên liệu, vật tư trong nước cấu thành trong sản phẩm xuất khẩu theo mức thuế suất của nguyên liệu, vật tư.
b) Về thủ tục hải quan, trường hợp bên thuê gia công lại và bên nhận gia công lại đều là doanh nghiệp nội địa (không phải DNCX, doanh nghiệp trong khu phi thuế quan) khi giao nguyên liệu, vật tư, máy móc, thiết bị đi gia công lại và khi nhận lại sản phẩm, bán thành phẩm gia công các doanh nghiệp không phải thực hiện thủ tục hải quan nhưng phải lưu giữ các chứng từ liên quan đến việc giao nhận nguyên liệu, vật tư, sản phẩm, máy móc, thiết bị theo quy định của Bộ Tài chính về chế độ kế toán.
Trước khi giao nguyên liệu, vật tư cho bên nhận gia công lại, tổ chức, cá nhân (ký hợp đồng gia công với thương nhân nước ngoài) có trách nhiệm thông báo hợp đồng, phụ lục hợp đồng gia công lại, cơ sở gia công lại cho Chi cục Hải quan quản lý theo quy định của pháp luật hải quan ( Điều 56, Điều 62 Thông tư số 38/2015/TT-BTC được sửa đổi, bổ sung tại khoản 36, khoản 41 Điều 1 Thông tư số 39/2018/TT-BTC ).
2) Về thuê gia công lại trong khu phi thuế quan hoặc nước ngoài
a) Trường hợp người nộp thuế giao một phần hoặc toàn bộ hàng hóa nhập khẩu hoặc bán thành phẩm được gia công từ hàng hóa nhập khẩu để thuê tổ chức, cá nhân khác tại khu phi thuế quan hoặc nước ngoài gia công lại thì hàng hóa nhập khẩu, bán thành phẩm giao gia công lại được miễn thuế xuất khẩu theo quy định tại điểm c khoản 2 Điều 10 được nêu tại khoản 4 Điều 1 Nghị định số 18/2021/NĐ-CP .
Sản phẩm thuê gia công lại ở nước ngoài nhập khẩu trở lại Việt Nam phải nộp thuế nhập khẩu theo quy định tại điểm d khoản 1 Điều 11 Nghị định số 134/2016/NĐ-CP . Sản phẩm thuê gia công lại tại khu phi thuế quan nhập khẩu vào nội địa Việt Nam phải nộp thuế nhập khẩu theo quy định tại khoản 2 Điều 22 Nghị định số 134/2016/NĐ-CP .
b) Về thủ tục hải quan đối với trường hợp doanh nghiệp nội địa thuê DNCX gia công (bao gồm cả gia công lại) thực hiện theo quy định tại khoản 2 Điều 76 Thông tư số 38/2015/TT-BTC được sửa đổi, bổ sung tại Thông tư số 39/2018/TT-BTC. Theo đó, chỉ có doanh nghiệp nội địa thực hiện thủ tục hải quan theo quy định về đặt gia công hàng hóa ở nước ngoài theo quy định tại mục 1 và mục 3 Chương III Thông tư số 38/2015/TT-BTC được sửa đổi, bổ sung tại Thông tư số 39/2018/TT-BTC , doanh nghiệp nội địa phải thông báo cơ sở sản xuất, thông báo hợp đồng gia công, báo cáo quyết toán, khai báo tờ khai xuất khẩu, nhập khẩu. Đồng thời, trên tờ khai xuất khẩu nguyên liệu, vật tư cho DNCX và trên tờ khai nhập khẩu sản phẩm gia công từ DNCX doanh nghiệp nội địa khai báo chỉ tiêu thông tin "số quản lý nội bộ doanh nghiệp" như sau: "#&GCPTQ".
3) Về sản phẩm gia công xuất khẩu tại chỗ
a) Trong thời hạn 15 ngày kể từ ngày thông quan sản phẩm xuất khẩu tại chỗ, người xuất khẩu tại chỗ phải thông báo cho cơ quan hải quan thông tin về tờ khai hải quan của sản phẩm nhập khẩu tại chỗ tương ứng đã hoàn thành thủ tục nhập khẩu theo mẫu số 22 Phụ lục VII ban hành kèm theo Nghị định này qua đường bưu chính hoặc nộp trực tiếp tại Chi cục Hải quan nơi làm thủ tục hải quan hoặc Scance đính kèm chứng từ điện tử trên Hệ thống V5 (sau khi Hệ thống V5 nâng cấp chức năng này). Trường hợp quá 15 ngày, người xuất khẩu tại chỗ không thông báo thông tin tờ khai hải quan của sản phẩm nhập khẩu tại chỗ tương ứng đã hoàn thành thủ tục nhập khẩu cho cơ quan hải quan thì người xuất khẩu tại chỗ phải đăng ký tờ khai hải quan mới (mã lo ại hình A42) để kê khai, nộp thuế đối vớinguyên liệ u, vật tư nhập khẩu đã sử dụng để sản xuất sản phẩm xuất khẩu tại chỗ theo mức thuế suất và trị giá tính thuế của nguyên liệu, vật tư nhập khẩu tại thời điểm đăng ký tờ khai hải quan mới.
Trên tờ khai nhập khẩu A42, trường hợp tờ khai hải quan điện tử ghi rõ số tờ khai xuất khẩu tại chỗ quá hạn tại ô "Số quản lý nội bộ doanh nghiệp" như sau: "#&QHTC#&số tờ khai hải quan xuất khẩu tại chỗ tương ứng" (11 ký tự đầu).
Trường hợp tờ khai hải quan giấy, người người nộp thuế ghi tại ô "ghi chép khác" như sau: "#&QHTC#&số tờ khai hải quan xuất khẩu tại chỗ tương ứng" (11 ký tự đầu).
b) Trường hợp sau khi đã đăng ký và nộp thuế tờ khai hải quan mã loại hình A42 và đã nộp thuế, người xuất khẩu tại chỗ thực hiện thông báo cho cơ quan hải quan thông tin về tờ khai hải quan của sản phẩm nhập khẩu tại chỗ tương ứng đã hoàn thành thủ tục hải quan nhập khẩu, công chức hải quan căn cứ tờ khai nhập khẩu tại chỗ đã hoàn thành thủ tục hải quan lập phiếu để xuất trình lãnh đạo Chi cục Hải quan phê duyệt để điều chỉnh giảm số tiền thuế trên tờ khai A42 và cập nhật trên Hệ thống kế toán tập trung. Người xuất khẩu tại chỗ được xử lý số tiền thuế nộp thừa theo quy định tại Điều 60 Luật Quản lý thuế số 38/2019/QH14 , Điều 10 Thông tư số 06/2021/TT-BTC .
c) Trường hợp doanh nghiệp không kê khai, nộp thuế thì cơ quan hải quan căn cứ hồ sơ của vụ việc cụ thể để thực hiện ấn định thuế theo quy định tại Điều 17 Nghị định số 126/2020/NĐ-CP đối với nguyên liệu, vật tư nhậ p khẩu đã được sử dụng để sản xuất sản phẩm xuất khẩu tại chỗ nhưng quá 15 ngày kể từ ngày thông quan sản phẩm xuất khẩu tại chỗ, người xuất khẩu tại chỗ không thông báo thông tin tờ khai hải quan của sản phẩm nhập khẩu tại chỗ tương ứng đã hoàn thành thủ tục nhập khẩu cho cơ quan hải quan.
d) Trường hợp sau khi ấn định thuế, người xuất khẩu tại chỗ thực hiện thông báo cho cơ quan hải quan thông tin về tờ khai hải quan của sản phẩm nhập khẩu tại chỗ tương ứng đã hoàn thành thủ tục nhập khẩu, công chức hải quan xử lý hồ sơ ấn định thuế căn cứ tờ khai nhập khẩu tại chỗ đã hoàn thành thủ tục hải quan lập phiếu đề xuất trình lãnh đạo Chi cục Hải quan phê duyệt sửa đổi, bổ sung quyết định ấn định thuế, điều chỉnh giảm số tiền thuế trên quyết định ấn định thuế và cập nhật trên hệ thống kế toán tập trung. Người xuất khẩu tại chỗ được xử lý số tiền thuế nộp thừa theo quy định tại Điều 60 Luật Quản lý thuế số 38/2019/QH14 , Điều 10 Thông tư số 06/2021/TT-BTC .
đ) Trường hợp sản phẩm gia công xuất khẩu tại chỗ được sản xuất từ nguyên liệu, vật tư trong nước có thuế xuất khẩu thì khi xuất khẩu tại chỗ phải nộp thuế đối với phần trị giá nguyên liệu, vật tư trong nước cấu thành trong sản phẩm xuất khẩu theo thuế suất của nguyên liệu, vật tư theo quy định tại điểm g khoản 1 Điều 10 Nghị định số 134/2016/NĐ-CP được sửa đổi, bổ sung tại khoản 4 Điều 1 Nghị định số 18/2021/NĐ-CP .
4) Về sản phẩm gia công nhập khẩu tại chỗ
a) Sản phẩm nhập khẩu tại chỗ đăng ký tờ khai theo loại hình nhập gia công được miễn thuế nhập khẩu theo quy định tại điểm h khoản 2 Điều 10 được nêu tại khoản 4 Điều 1 Nghị định số 18/2021/NĐ-CP nếu người nhập khẩu tại chỗ đáp ứng quy định tại điểm a, điểm b khoản 2 Điều 10 Nghị định số 134/2016/NĐ-CP được sửa đổi, bổ sung tại khoản 4 Điều 1 Nghị định số 18/2021/NĐ-CP .
Người nộp thuế thực hiện khai mã miễn thuế tương ứng của sản phẩm gia công nhập khẩu tại chỗ tại chỉ tiêu Mã miễn/giảm/không chịu thuế (hướng dẫn bảng mã miễn/giảm/không chịu thuế nhập khẩu trên website Hải quan: www.customs.gov.vn).
b) Sản phẩm nhập khẩu tại chỗ đăng ký tờ khai theo loại hình khác (không phải loại hình gia công), người nộp thuế sử dụng mã loại hình nhập kinh doanh (A11), nhập kinh doanh sản xuất (A12), kê khai, nộp thuế nhập khẩu.
Tại chỉ tiêu "số quản lý nội bộ doanh nghiệp" người nộp thuế khai như sau: "#&NKTC#& số tờ khai hải quan xuất khẩu tại chỗ tương ứng (11 ký tự đầu)" (cách kê khai thực hiện theo quy định tại chỉ tiêu 1.69 mẫu số 01 Phụ lục I ban hành kèm theo Thông tư số 39/2018/TT-BTC , Điều 86 Thông tư số 38/2015/TT-BTC được sửa đổi, bổ sung tại khoản 58 Điều 1 Thông tư số 39/2018/TT-BTC ).
Trường hợp người nhập khẩu tại chỗ đã nộp thuế nhập khẩu hàng hóa để sản xuất, kinh doanh và đưa sản phẩm nhập khẩu tại chỗ vào sản xuất hàng hóa xuất khẩu và thực tế đã xuất khẩu sản phẩm ra nước ngoài hoặc vào khu phi thuế quan thì được hoàn thuế nhập khẩu đã nộp theo quy định tại Điều 36 Nghị định số 134/2016/NĐ-CP .
5) Về phế liệu, phế phẩm
a) Hàng hóa nhập khẩu để gia công, sản phẩm gia công xuất khẩu, phế liệu, phế phẩm tạo thành trong quá trình gia công được phép tiêu hủy tại Việt Nam và thực tế đã tiêu hủy theo quy định của pháp luật hải quan được miễn thuế nhập khẩu theo quy định tại điểm e khoản 1, điểm e khoản 2 Điều 10 được nêu tại khoản 4 Điều 1 Nghị định số 18/2021/NĐ-CP .
b) Hàng hóa nhập khẩu để gia công, phế liệu, phế phẩm tạo thành trong quá trình gia công xuất khẩu trả cho bên nước ngoài đặt gia công được miễn thuế xuất khẩu, thuế nhập khẩu theo quy định tại điểm e khoản 2 Điều 10 được nêu tại khoản 4 Điều 1 Nghị định số 18/2021/NĐ-CP .
c) Phế liệu, phế phẩm tạo thành trong quá trình gia công khi chuyển tiêu thụ nội địa được miễn thuế nhập khẩu, người nộp thuế không phải làm thủ tục hải quan nhưng phải kê khai nộp thuế giá trị gia tăng, thuế tiêu thụ đặc biệt, thuế bảo vệ môi trường (nếu có) cho cơ quan thuế theo quy định tại khoản 4 Điều 10 Nghị định số 134/2016/NĐ-CP được sửa đổi, bổ sung tại khoản 4 Điều 1 Nghị định số 18/2021/NĐ-CP .
Đối với phế liệu, phế phẩm tạo thành trong quá trình gia công đã chuyển tiêu thụ nội địa trước ngày 25/4/2021 (ngày Nghị định số 18/2021/NĐ-CP có hiệu lực) thì người nộp thuế vẫn phải kê khai nộp thuế GTGT cho cơ quan hải quan theo hướng dẫn tại công văn số 5845/BTC-TCHQ ngày 22/5/2019 của Bộ Tài chính, công văn số 4344/TCHQ-TXNK ngày 01/7/2019 của Tổng cục Hải quan.
II. Hàng hóa nhập khẩu để sản xuất hàng hóa xuất khẩu ( Điều 12 Nghị định số 134/2016/NĐ-CP được sửa đổi, bổ sung tại khoản 6 Điều 1 Nghị định số 18/2021/NĐ-CP )
1) Về thuê gia công lại trong nội địa
Người nộp thuế (có quyền sở hữu hoặc quyền sử dụng cơ sở sản xuất hàng hóa xuất khẩu, máy móc, thiết bị tại cơ sở sản xuất trên lãnh thổ Việt Nam, thực hiện thông báo về cơ sở sản xuất, máy móc, thiết bị tại cơ sở sản xuất cho cơ quan hải quan theo quy định của pháp luật hải quan) giao hàng hóa nhập khẩu để thuê tổ chức, cá nhân khác (có quyền sở hữu hoặc quyền sử dụng cơ sở sản xuất, máy móc, thiết bị tại cơ sở sản xuất để sản xuất, gia công lại trong nội địa) thực hiện theo các quy định tại điểm a.1, a.2, a.3, điểm b khoản 2 Điều 12 được nêu tại khoản 6 Điều 1 Nghị định số 18/2021/NĐ-CP . Người nộp thuế có trách nhiệm thông báo cơ sở sản xuất, gia công của người nhận sản xuất, gia công lại, hợp đồng sản xuất, gia công lại cho cơ quan hải quan, thực hiện quyết toán tình hình sử dụng hàng hóa miễn thuế theo quy định của pháp luật về hải quan.
2) Về thuê gia công lại trong khu phi thuế quan hoặc nước ngoài
a) Người nộp thuế giao hàng hóa nhập khẩu, bán thành phẩm được sản xuất từ toàn bộ hàng hóa nhập khẩu để thuê tổ chức, cá nhân khác sản xuất, gia công lại tại khu phi thuế quan hoặc nước ngoài theo một trong các trường hợp quy định tại điểm a.1, a.2, a.3 khoản 2 Điều 12 Nghị định số 134/2016/NĐ-CP được nêu tại khoản 6 Điều 1 Nghị định số 18/2021/NĐ-CP được miễn thuế xuất khẩu đối với hàng hóa nhập khẩu, bán thành phẩm được sản xuất từ toàn bộ hàng hóa nhập khẩu giao sản xuất, gia công lại.
Trường hợp người nộp thuế giao toàn bộ hàng hóa đã nhập khẩu để thuê tổ chức nhận sản xuất, gia công lại tại khu phi thuế quan hoặc tại nước ngoài được miễn thuế xuất khẩu đối với hàng hóa nhập khẩu giao sản xuất, gia công lại theo quy định tại điểm b khoản 2 Điều 12 được nêu tại khoản 6 Điều 1 Nghị định số 18/2021/NĐ-CP .
b) Sản phẩm thuê sản xuất, gia công tại nước ngoài nhập khẩu trở lại Việt Nam phải nộp thuế nhập khẩu theo quy định tại điểm d khoản 1 Điều 11 Nghị định số 134/2016/NĐ-CP . Sản phẩm thuê sản xuất, gia công tại khu phi thuế quan nhập khẩu vào nội địa Việt Nam phải nộp thuế nhập khẩu theo quy định tại khoản 2 Điều 22 Nghị định số 134/2016/NĐ-CP .
c) Về thủ tục hải quan thực hiện theo hướng dẫn tại điểm b khoản 2 Mục I công văn này.
3) Về sản phẩm xuất khẩu tại chỗ
a) Trong thời hạn 15 ngày kể từ ngày thông quan sản phẩm xuất khẩu tại chỗ, người xuất khẩu tại chỗ phải thông báo cho cơ quan hải quan thông tin về tờ khai hải quan của sản phẩm nhập khẩu tại chỗ tương ứng đã hoàn thành thủ tục hải quan nhập khẩu theo mẫu số 22 Phụ lục VII ban hành kèm theo Nghị định này qua đường bưu chính hoặc nộp trực tiếp tại Chi cục Hải quan nơi làm thủ tục hải quan hoặc Scan đính kèm chứng từ điện tử trên Hệ thống V5 (sau khi nâng cấp chức năng này trên hệ thống V5). Trường hợp quá 15 ngày kể từ ngày thông quan sản phẩm xuất khẩu tại chỗ, người xuất khẩu tại chỗ không thông báo thông tin tờ khai hải quan của sản phẩm nhập khẩu tại chỗ tương ứng đã hoàn thành thủ tục nhập khẩu cho cơ quan hải quan thì người xuất khẩu tại chỗ phải đăng ký tờ khai hải quan mới (mã loạ i hình A42) để kê khai, nộp thuế đối với nguyên liệu, vật tư nhậ p khẩu đã sử dụng để sản xuất sản phẩm xuất khẩu tại chỗ theo mức thuế suất và trị giá tính thuế của nguyên liệu, vật tư nhập khẩu quy định tại thời điểm đăng ký tờ khai hải quan mới.
Trên tờ khai nhập khẩu A42, trường hợp tờ khai hải quan điện tử ghi rõ số tờ khai xuất khẩu tại chỗ quá hạn tại ô "Số quản lý nội bộ doanh nghiệp" như sau: "#&QHTC#&số tờ khai hải quan xuất khẩu tại chỗ tương ứng".
Trường hợp tờ khai hải quan giấy, người người nộp thuế ghi tại ô "ghi chép khác" như sau: "#&QHTC#&số tờ khai hải quan xuất khẩu tại chỗ tương ứng".
b) Trường hợp sau khi đã đăng ký và nộp thuế tờ khai hải quan mã loại hình A42 và đã nộp thuế, người xuất khẩu tại chỗ thực hiện thông báo cho cơ quan hải quan thông tin về tờ khai hải quan của sản phẩm nhập khẩu tại chỗ tương ứng đã hoàn thành thủ tục nhập khẩu, công chức hải quan căn cứ tờ khai nhập khẩu tại chỗ đã hoàn thành thủ tục hải quan lập phiếu đề xuất trình lãnh đạo Chi cục Hải quan phê duyệt để điều chỉnh giảm số tiền thuế trên tờ khai A42 và cập nhật trên hệ thống kế toán tập trung. Người xuất khẩu tại chỗ được xử lý số tiền thuế nộp thừa theo quy định tại Điều 60 Luật Quản lý thuế số 38/2019/QH14 , Điều 10 Thông tư số 06/2021/TT-BTC .
c) Trường hợp doanh nghiệp không kê khai, nộp thuế thì cơ quan hải quan căn cứ hồ sơ của vụ việc cụ thể để thực hiện ấn định thuế theo quy định tại Điều 17 Nghị định số 126/2020/NĐ-CP đối với nguyên liệ u, vật tư nhập khẩu đã được sử dụng để sản xuất sản phẩm xuất khẩu tại chỗ nhưng quá 15 ngày kể từ ngày thông quan sản phẩm xuất khẩu tại chỗ, người xuất khẩu tại chỗ không thông báo thông tin tờ khai hải quan của sản phẩm nhập khẩu tại chỗ tương ứng đã hoàn thành thủ tục nhập khẩu cho cơ quan hải quan.
d) Trường hợp sau khi ấn định thuế, người xuất khẩu tại chỗ thực hiện thông báo cho cơ quan hải quan thông tin về tờ khai hải quan của sản phẩm nhập khẩu tại chỗ tương ứng đã hoàn thành thủ tục nhập khẩu, công chức hải quan xử lý hồ sơ ấn định thuế căn cứ tờ khai nhập khẩu tại chỗ đã hoàn thành thủ tục hải quan lập phiếu đề xuất trình lãnh đạo Chi cục Hải quan phê duyệt sửa đổi, bổ sung quyết định ấn định thuế, điều chỉnh giảm số tiền thuế trên quyết định ấn định thuế và cập nhật trên hệ thống kế toán tập trung. Người xuất khẩu tại chỗ được xử lý số tiền thuế nộp thừa theo quy định tại Điều 60 Luật Quản lý thuế số 38/2019/QH14 , Điều 10 Thông tư số 06/2021/TT-BTC .
đ) Sản phẩm xuất khẩu tại chỗ không được miễn thuế xuất khẩu. Người xuất khẩu tại chỗ đăng ký tờ khai hải quan xuất khẩu tại chỗ và kê khai nộp thuế xuất khẩu theo mức thuế suất và trị giá của sản phẩm xuất khẩu tại chỗ theo quy định tại thời điểm đăng ký tờ khai hải quan xuất khẩu tại chỗ theo quy định tại điểm g khoản 2 Điều 12 được nêu tại khoản 6 Điều 1 Nghị định số 18/2021/NĐ-CP , trừ hàng hóa xuất khẩu thuộc đối tượng không chịu thuế của doanh nghiệp chế xuất, doanh nghiệp trong khu phi thuế quan.
4) Về sản phẩm nhập khẩu tại chỗ
a) Sản phẩm nhập khẩu tại chỗ đăng ký tờ khai theo loại hình nhập gia công được miễn thuế nhập khẩu theo quy định tại điểm h khoản 2 Điều 12 được nêu tại khoản 6 Điều 1 Nghị định số 18/2021/NĐ-CP nếu người nhập khẩu tại chỗ đáp ứng quy định tại điểm a, điểm b khoản 2 Điều 10 Nghị định số 134/2016/NĐ-CP được sửa đổi, bổ sung tại khoản 4 Điều 1 Nghị định số 18/2021/NĐ-CP .
Người nộp thuế thực hiện khai mã miễn thuế tương ứng của sản phẩm gia công nhập khẩu tại chỗ tại chỉ tiêu Mã miễn/giảm/không chịu thuế (hướng dẫn bảng mã miễn/giảm/không chịu thuế nhập khẩu trên website Hải quan: www.customs.gov.vn).
b) Sản phẩm nhập khẩu tại chỗ đăng ký tờ khai theo loại hình khác (không phải loại hình gia công), người nộp thuế sử dụng mã loại hình nhập kinh doanh (A11), nhập kinh doanh sản xuất (A12), kê khai, nộp thuế nhập khẩu.
Tại chỉ tiêu "số quản lý nội bộ doanh nghiệp" người nộp thuế khai như sau: "#&NKTC#& số tờ khai hải quan xuất khẩu tại chỗ tương ứng (11 ký tự đầu)" (cách kê khai thực hiện theo quy định tại chỉ tiêu 1.69 mẫu số 01 Phụ lục I ban hành kèm theo Thông tư số 39/2018/TT-BTC , Điều 86 Thông tư số 38/2015/TT-BTC được sửa đổi, bổ sung tại khoản 58 Điều 1 Thông tư số 39/2018/TT-BTC ).
Trường hợp người nhập khẩu tại chỗ đã nộp thuế nhập khẩu hàng hóa để sản xuất, kinh doanh và đưa sản phẩm nhập khẩu tại chỗ vào sản xuất hàng hóa xuất khẩu và thực tế đã xuất khẩu sản phẩm ra nước ngoài hoặc vào khu phi thuế quan thì được hoàn thuế nhập khẩu đã nộp theo quy định tại Điều 36 Nghị định số 134/2016/NĐ-CP .
5) Về phế liệu, phế phẩm
a) Hàng hóa nhập khẩu để sản xuất, sản phẩm sản xuất, phế liệu, phế phẩm tạo thành trong quá trình sản xuất được phép tiêu hủy tại Việt Nam và thực tế đã tiêu hủy theo quy định của pháp luật hải quan được miễn thuế nhập khẩu theo quy định tại điểm đ khoản 1, điểm đ khoản 2 Điều 12 được nêu tại khoản 6 Điều 1 Nghị định số 18/2021/NĐ-CP .
b) Phế liệu, phế phẩm tạo thành trong quá trình sản xuất xuất khẩu khi chuyển tiêu thụ nội địa được miễn thuế nhập khẩu, người nộp thuế không phải làm thủ tục hải quan nhưng phải kê khai nộp thuế giá trị gia tăng, thuế tiêu thụ đặc biệt, thuế bảo vệ môi trường (nếu có) cho cơ quan thuế theo quy định tại khoản 4 Điều 12 Nghị định số 134/2016/NĐ-CP được sửa đổi, bổ sung tại khoản 6 Điều 1 Nghị định số 18/2021/NĐ-CP.
c) Đối với phế liệu, phế phẩm tạo thành trong quá trình sản xuất đã chuyển tiêu thụ nội địa trước ngày 25/4/2021 (ngày Nghị định số 18/2021/NĐ-CP có hiệu lực) thì người nộp thuế vẫn phải kê khai nộp thuế GTGT với cơ quan hải quan theo quy định tại Điều 71 Thông tư số 38/2015/TT-BTC được sửa đổi, bổ sung tại khoản 49 Điều 1 Thông tư số 39/2018/TT-BTC .
III. Về văn bản chỉ định giao hàng hóa tại Việt Nam của tổ chức, cá nhân nước ngoài
Căn cứ quy định tại khoản 5 Điều 10, khoản 3 Điều 12 Nghị định số 134/2016/NĐ-CP được sửa đổi, bổ sung tại khoản 4, khoản 6 Điều 1 Nghị định số 18/2021/NĐ-CP : "Khi làm thủ tục xuất khẩ u tại chỗ đối với hàng hóa quy định tại Điều này, ngoài hồ sơ miễn thuế theo quy định tại Điều 31 Nghị định này, người xuất khẩ u tại chỗ phải nộp thêm văn bản chỉ định giao hàng hóa tại Việt Nam của tổ chức, cá nhân nước ngoài".
Căn cứ quy định nêu trên, khi làm thủ tục xuất khẩu tại chỗ, người xuất khẩu tại chỗ phải nộp thêm văn bản chỉ định giao hàng hóa tại Việt Nam của tổ chức, cá nhân nước ngoài đối với trường hợp quy định tại điểm a, điểm c khoản 1 Điều 35 Nghị định số 08/2015/NĐ-CP . Trường hợp khi làm thủ tục xuất khẩu tại chỗ, người xuất khẩu tại chỗ không có văn bản chỉ định giao hàng tại Việt Nam của tổ chức, cá nhân nước ngoài thì không được xác định là hoạt động xuất khẩu tại chỗ.
IV. Về theo dõi thông tin tờ khai nhập khẩu tại chỗ hàng gia công, sản xuất xuất khẩu
a) Các Cục Hải quan tỉnh, thành phố tổ chức tuyên truyền để hướng dẫn người khai hải quan sau khi tờ khai xuất khẩu tại chỗ sản phẩm gia công, sản xuất xuất khẩu được thông quan thì phải theo dõi để thông báo cho Chi cục Hải quan nơi làm thủ tục xuất khẩu về thông tin tờ khai nhập khẩu tại chỗ đã hoàn thành thủ tục hải quan theo mẫu số 22 Phụ lục VII ban hành kèm Nghị định số 18/2021/NĐ-CP trong thời hạn 15 ngày, kể từ ngày thông quan tờ khai xuất khẩu tại chỗ.
b) Các Cục Hải quan tỉnh, thành phố chỉ đạo Chi cục Hải quan nơi đăng ký tờ khai xuất khẩu tại chỗ lập sổ theo dõi các tờ khai xuất khẩu sản phẩm gia công, sản xuất xuất khẩu tại chỗ theo các chỉ tiêu:
- Tên, mã số thuế người xuất khẩu tại chỗ;
- Số tờ khai xuất khẩu tại chỗ, ngày đăng ký, mã loại hình, ngày thông quan tờ khai xuất khẩu tại chỗ, ngày hủy tờ khai xuất khẩu tại chỗ;
- Ngày cuối cùng người nộp thuế phải thông báo thông tin tờ khai nhập khẩu tại chỗ tương ứng; ngày thực tế thông báo thông tin tờ khai nhập khẩu tại chỗ tương ứng; số ngày quá hạn thông báo.
- Số tờ khai hải quan nhập khẩu nguyên liệu, vật tư để gia công, sản xuất xuất khẩu thuộc diện phải kê khai ấn định thuế.
Để hỗ trợ khai thác các dữ liệu nêu trên, các Chi cục Hải quan khai thác dữ liệu trên hệ thống Ecustoms-V5 tại các chức năng như sau:
Khai thác tại chức năng "IX.Kết nối hệ thống/I. Khai thác dữ liệu tập trung/1. Khai thác dữ liệu tờ khai".
Lưu ý: Yêu cầu các Cục Hải quan tỉnh thành phố chỉ đạo các Chi cục Hải quan khi tiếp nhận các tờ khai xuất nhập khẩu tại chỗ do doanh nghiệp khai báo cần kiểm tra, hướng dẫn doanh nghiệp khai báo đúng các chỉ tiêu thông tin để xác định hàng hóa khai báo tờ khai xuất nhập khẩu tại chỗ theo quy định tại Điều 86 Thông tư số 38/2015/TT-BTC được sửa đổi, bổ sung tại khoản 58 Điều 1 Thông tư số 39/2018/TT-BTC . Theo đó, các tờ khai xuất khẩu tại chỗ phải được khai báo đúng cú pháp "#&XKTC#&" vào ô "Số quản lý nội bộ của doanh nghiệp", tại tờ khai nhập khẩu tại chỗ đối ứng cũng khai báo đúng cú pháp "#&NKTC#& Số tờ khai hải quan xuất khẩu tại chỗ tương ứng (11 ký tự đầu)" vào ô "Số quản lý nội bộ của doanh nghiệp".
Khai thác tại chức năng "IX.Kết nối hệ thống/H.Tờ khai xuất nhập khẩu tại chỗ/2.Quản lý tờ khai đã thực xuất".
Các Chi cục Hải quan có thể thống kê danh sách các tờ khai xuất khẩu, nhập khẩu tại chỗ tại 02 chức năng trên hệ thống Ecustoms-V5 gồm: Chức năng " I. Khai thác dữ liệu tập trung" và chức năng "H.Tờ khai xuất nhập khẩu tại chỗ/1. Quản lý tờ khai quá hạn 15 ngày".
Trên cơ sở dữ liệu tờ khai kết xuất từ hai chức năng này, các Chi cục Hải quan xác định được tờ khai xuất khẩu tại chỗ đã quá hạn mà chưa có tờ khai nhập khẩu tại chỗ đối ứng.
Các Cục Hải quan tỉnh, thành phố chỉ đạo Chi cục Hải quan xuất khẩu tại chỗ thường xuyên theo dõi các tờ khai xuất khẩu sản phẩm gia công, sản xuất xuất khẩu tại chỗ chưa có thông báo theo mẫu số 22 Phụ lục VII ban hành kèm Nghị định 18/2021/NĐ-CP để kịp thời phát hiện các trường hợp quá thời hạn mà người xuất khẩu chưa kê khai nộp thuế.
V. Về điều kiện kiểm tra, giám sát hải quan đối với doanh nghiệp chế xuất là khu phi thuế quan ( Điều 28a Nghị định số 134/2016/NĐ-CP được sửa đổi, bổ sung tại khoản 10 Điều 1 Nghị định số 18/2021/NĐ-CP)
1. Về xác nhận khả năng đáp ứng điều kiện kiểm tra, giám sát hải quan đối với DNCX
a) Thẩm quyền xác nhận khả năng đáp ứng điều kiện kiểm tra giám sát hải quan đối với DNCX thực hiện theo quy định tại khoản 4, khoản 5 Điều 28a được nêu tại khoản 10 Điều 1 Nghị định số 18/2021/NĐ-CP , Chi cục Hải quan nơi quản lý DNCX tiếp nhận văn bản lấy ý kiến của cơ quan cấp phép đầu tư, thực hiện kiểm tra và xác nhận khả năng đáp ứng điều kiện kiểm tra, giám sát hải quan đối với DNCX theo quy định tại khoản 2 Điều 28a Nghị định 18/2021/NĐ-CP .
b) Đối với doanh nghiệp chế xuất (bao gồm doanh nghiệp có dự án đầu tư mới và dự án đầu tư mở rộng) đã thông báo cho cơ quan hải quan về việc đã đáp ứng điều kiện kiểm tra giám sát hải quan nhưng sau khi cơ quan hải quan kiểm tra đã xác định doanh nghiệp chưa đủ điều kiện kiểm tra, giám sát hải quan thì doanh nghiệp chế xuất được hoàn chỉnh các điều kiện kiểm tra, giám sát hải quan quy định tại khoản 1 Điều 28a được nêu tại khoản 10 Điều 1 Nghị định số 18/2021/NĐ-CP nhiều lần nhưng không quá thời hạn 01 năm kể từ ngày Chi cục Hải quan nơi quản lý doanh nghiệp chế xuất cấp văn bản xác nhận lần đầu theo quy định tại điểm c khoản 4 Điều 28a được nêu tại khoản 10 Điều 1 Nghị định số 18/2021/NĐ-CP .
c) Đối với doanh nghiệp chế xuất đã được cấp Giấy chứng nhận đăng ký đầu tư, Giấy chứng nhận đăng ký đầu tư điều chỉnh (nếu có) hoặc văn bản của cơ quan đăng ký đầu tư có thẩm quyền trong trường hợp không phải thực hiện cấp Giấy chứng nhận đăng ký đầu tư trước ngày Nghị định số 18/2021/NĐ-CP có hiệu lực thi hành và đang trong quá trình hoạt động, bao gồm cả các doanh nghiệp chế xuất đã được cơ quan hải quan xác nhận về điều kiện kiểm tra, giám sát hải quan trước ngày Nghị định số 18/2021/NĐ-CP có hiệu lực thi hành: Trong thời hạn tối đa không quá 01 năm kể từ ngày Nghị định này có hiệu lực thi hành, doanh nghiệp chế xuất phải hoàn thiện các điều kiện kiểm tra, giám sát hải quan quy định tại khoản 1 Điều 28a được nêu tại khoản 10 Điều 1 Nghị định số 18/2021/NĐ-CP . Khi doanh nghiệp chế xuất đã hoàn chỉnh các điều kiện kiểm tra, giám sát hải quan theo quy định tại khoản 1 Điều 28a nêu trên, doanh nghiệp chế xuất có thông báo gửi Chi cục Hải quan nơi quản lý doanh nghiệp chế xuất.
Trường hợp doanh nghiệp đã thông báo cho cơ quan hải quan nhưng sau khi cơ quan hải quan kiểm tra đã xác định doanh nghiệp chưa đủ điều kiện kiểm tra, giám sát hải quan thì doanh nghiệp chế xuất được hoàn chỉnh các điều kiện kiểm tra, giám sát hải quan quy định tại khoản 1 Điều 28a được nêu tại khoản 10 Điều 1 Nghị định 18/2021/NĐ-CP này nhiều lần nhưng không quá thời hạn 01 năm kể từ ngày Nghị định này có hiệu lực thi hành.
d) Doanh nghiệp chế xuất đã được cấp Giấy chứng nhận đăng ký đầu tư, Giấy chứng nhận đăng ký đầu tư điều chỉnh (nếu có) hoặc văn bản của cơ quan đăng ký đầu tư có thẩm quyền trong trường hợp không phải thực hiện cấp Giấy chứng nhận đăng ký đầu tư trước ngày Nghị định số 18/2021/NĐ-CP có hiệu lực thi hành và đang trong quá trình xây dựng, bao gồm cả các doanh nghiệp chế xuất đã được cơ quan hải quan xác nhận về khả năng đáp ứng điều kiện kiểm tra, giám sát hải quan trước ngày Nghị định số 18/2021/NĐ-CP có hiệu lực thi hành (nếu có) thì phải thực hiện kiểm tra thực tế điều kiện kiểm tra, giám sát hải quan theo quy định tại khoản 4 Điều 28a được nêu tại khoản 10 Điều 1 Nghị định 18/2021/NĐ-CP .
Trường hợp doanh nghiệp đã thông báo cho cơ quan hải quan về việc đã đáp ứng điều kiện kiểm tra giám sát hải quan nhưng sau khi cơ quan hải quan kiểm tra đã xác định doanh nghiệp chưa đủ điều kiện kiểm tra, giám sát hải quan thì doanh nghiệp chế xuất được hoàn chỉnh các điều kiện kiểm tra, giám sát hải quan quy định tại khoản 1 Điều 28a được nêu tại khoản 10 Điều 1 Nghị định số 18/2021/NĐ-CP này nhiều lần nhưng không quá thời hạn 01 năm kể từ ngày Nghị định số 18/2021/NĐ-CP có hiệu lực thi hành.
Đối với các trường hợp nêu tại điểm c, điểm d mục này, các Cục Hải quan địa phương chỉ đạo các Chi cục Hải quan nơi quản lý các doanh nghiệp chế xuất thông báo cho từng doanh nghiệp phải hoàn thiện các điều kiện kiểm tra giám sát hải quan theo quy định tại khoản 1 Điều 28a được nêu tại khoản 10 Điều 1 Nghị định số 18/2021/NĐ-CP trong thời hạn tối đa không quá 01 năm kể từ ngày Nghị định số 18/2021/NĐ-CP có hiệu lực thi hành.
2. Về ca-mê-ra giám sát tại các vị trí lưu giữ hàng hóa
Căn cứ quy định tại điểm b khoản 1 Điều 28a Nghị định số 134/2016/NĐ-CP được sửa đổi, bổ sung tại khoản 10 Điều 1 Nghị định số 18/2021/NĐ-CP ngày 11/03/2021 của Chính phủ thì một trong các điều kiện kiểm tra, giám sát hải quan đối với doanh nghiệp chế xuất là khu phi thuế quan: Có hệ thống ca-mê-ra quan sát được các vị trí tại cổng/cửa ra, vào và các vị trí lưu giữ hàng hóa ở tất cả các thời điểm trong ngày (24/24 giờ, bao gồm cả ngày nghỉ, ngày lễ).
Căn cứ quy định nêu trên, các khu vực tại DNCX được sử dụng để lưu giữ hàng hóa như kho, bãi lưu giữ nguyên liệu, vật tư, bán thành phẩm, thành phẩm, máy móc, thiết bị và các hàng hóa không chịu thuế khác phải có ca-mê-ra quan sát; đối với các khu vực khác tại DNCX được bố trí để sản xuất, sử dụng hàng hóa như nhà xưởng, văn phòng, nhà ăn... thì không yêu cầu có ca-mê-ra quan sát theo quy định nêu trên.
3. Về phần mềm quản lý hàng hóa thuộc đối tượng không chịu thuế
Căn cứ quy định tại điểm b khoản 1 Điều 28a Nghị định số 134/2016/NĐ-CP được sửa đổi, bổ sung tại khoản 10 Điều 1 Nghị định số 18/2021/NĐ-CP thì một trong các điều kiện kiểm tra, giám sát hải quan đối với doanh nghiệp chế xuất là khu phi thuế quan: Có phần mềm quản lý hàng hóa nhập khẩu thuộc đối tượng không chịu thuế để báo cáo quyết toán nhập- xuất- tồn về tình hình sử dụng hàng hóa nhập khẩu theo quy định pháp luật về hải quan.
Căn cứ quy định tại điểm b khoản 2 Điều 60 Thông tư số 38/2015/TT-BTC được sửa đổi, bổ sung tại khoản 39 Điều 1 Thông tư số 39/2018/TT-BTC thì tổ chức, cá nhân lập và nộp báo cáo quyết toán về tình hình nhập - xuất - tồn kho nguyên liệu, vật tư, nhập khẩu để gia công, sản xuất xuất khẩu (bao gồm cả nhập khẩu của DNCX); báo cáo quyết toán về tình hình nhập - xuất - tồn kho thành phẩm được sản xuất từ nguyên liệu, vật tư nhập khẩu để sản xuất hàng hóa xuất khẩu cho Chi cục Hải quan nơi đã thông báo cơ sở sản xuất. Hiện nay, phần mềm quản lý hàng hóa nhập khẩu không chịu thuế của DNCX có theo dõi và kết xuất số liệu để báo cáo quyết toán về tình hình nhập - xuất - tồn kho nguyên liệu, vật tư nhập khẩu và sản phẩm được sản xuất từ nguyên liệu, vật tư nhập khẩu để sản xuất hàng hóa xuất khẩu.
Về chính sách thuế đối với hàng hóa nhập khẩu để gia công, sản xuất xuất khẩu, điều kiện kiểm tra, giám sát hải quan đối với doanh nghiệp chế xuất là khu phi thuế quan tại Nghị định 18/2021/NĐ-CP có nhiều quy định mới so với trước đây, Tổng cục Hải quan yêu cầu Cục trưởng các Cục Hải quan tỉnh, thành phố, thủ trưởng các đơn vị thuộc Tổng cục Hải quan nghiên cứu thực hiện đúng quy định. Quá trình thực hiện phát sinh vướng mắc các đơn vị báo cáo kèm đề xuất hướng giải quyết về Tổng cục Hải quan (Cục Thuế xuất nhập khẩu) để xem xét, hướng dẫn thực hiện.
Tổng cục Hải quan thông báo để các Cục Hải quan tỉnh, thành phố được biết và thực hiện./.
|
KT. TỔNG CỤC TRƯỞNG
|