5529/TCHQ-TXNK ngày 24/11/2024 Xử lý vướng mắc Nghị định số 18/2021/NĐ-CP của Chính phủ
5529/TCHQ-TXNK ngày 24/11/2024
Kính gửi: Các Cục Hải quan tỉnh, thành phố.
Trả lời vướng mắc của các Cục Hải quan tỉnh, thành phố, cộng đồng doanh nghiệp trong quá trình triển khai thực hiện Nghị định số 18/2021/NĐ-CP ngày 11/03/2021 của Chính phủ sửa đổi, bổ sung một số điều của Nghị định số 134/2016/NĐ-CP ngày 01/9/2016 quy định chi tiết một số điều và biện pháp thi hành Luật thuế xuất khẩu, thuế nhập khẩu (có hiệu lực từ ngày 25/4/2021), Tổng cục Hải quan có ý kiến như sau:
Tổng cục Hải quan hướng dẫn xử lý vướng mắc Nghị định số 18/2021/NĐ-CP ngày 11/03/2021 của Chính phủ theo Phụ lục đính kèm công văn này.
Yêu cầu các Cục Hải quan tỉnh, thành phố tổ chức nghiên cứu và triển khai thực hiện đúng nội dung hướng dẫn tại văn bản này. Quá trình thực hiện trường hợp phát sinh các vướng mắc mới, các đơn vị tiếp tục tổng hợp nội dung vướng mắc kèm đề xuất hướng xử lý để Tổng cục Hải quan xem xét, hướng dẫn thực hiện.
Tổng cục Hải quan thông báo để các Cục Hải quan tỉnh, thành phố được biết và thực hiện.
BẢNG GIẢI ĐÁP VƯỚNG MẮC
NGHỊ ĐỊNH SỐ 18/2021/NĐ-CP NGÀY 11/3/2021 CỦA CHÍNH PHỦ
(Ban hành kèm theo công văn số 5529/TCHQ-TXNK ngày 24/11/2021 của Tổng cục Hải quan)
STT |
Điều, khoản |
Nội dung vướng mắc |
Trả lời |
Điều 3. Áp dụng thuế suất đối với hàng hóa xuất khẩu, nhập khẩu |
|||
1 |
Khoản 3 Điều 3 |
Để khuyến khích sản xuất trong nước phát triển, hỗ trợ các doanh nghiệp trong nước, đặc biệt các DN Việt Nam tìm đầu ra ngay tại thị trường trong nước, chính sách thuế cần quy định linh hoạt theo hướng áp dụng chính sách miễn thuế, thuế suất 0% hoặc thuế ưu đãi đặc biệt ngang hàng với hàng hóa nhập khẩu từ nước ngoài hoặc từ khu phi thuế quan mà không vi phạm các cam kết, điều ước quốc tế mà Việt Nam đã tham gia. (Cục HQ Bình Dương tại điểm 1 công văn 756/HQBD- TXNK ngày 15/4/2021, điểm 1 công văn 821/HQBD- TXNK ngày 23/4/2021) |
Căn cứ điểm b khoản 3 Điều 3 Nghị định số 134/2016/NĐ-CP được sửa đổi, bổ sung tại khoản 1 Điều 1 Nghị định số 18/2021/NĐ-CP quy định: “Hàng hóa nhập khẩu tại chỗ (trừ hàng hóa nhập khẩu tại chỗ từ khu phi thuế quan quy định tại điểm c khoản này) áp dụng mức thuế suất thuế nhập khẩu ưu đãi quy định tại Nghị định số 125/2017/NĐ-CP, Nghị định số 57/2020/NĐ-CP và văn bản sửa đổi, bổ sung, thay thế (nếu có)”. Căn cứ quy định nêu trên, hàng hóa nhập khẩu tại chỗ (trừ hàng hóa nhập khẩu tại chỗ từ khu phi thuế quan) áp dụng mức thuế suất thuế nhập khẩu ưu đãi quy định tại Nghị định số 125/2017/NĐ-CP , Nghị định số 57/2020/NĐ-CP và văn bản sửa đổi, bổ sung, thay thế (nếu có). Đề nghị các đơn vị nghiên cứu và thực hiện theo đúng quy định nêu trên. |
Điều 10. Miễn thuế đối với hàng hóa nhập khẩu để gia công, sản phẩm gia công xuất khẩu |
|||
2 |
Điểm a khoản 2 Điều 10 |
Khi phát sinh các thay đổi so với hợp đồng doanh nghiệp đều phải khai phụ lục với cơ quan hải quan, dẫn đến 01 hợp đồng có thể có nhiều phụ lục, trong khi ô mã Giấy phép trên tờ khai chỉ có 5 ô. Vậy trường hợp doanh nghiệp có nhiều hơn 05 phụ lục thì việc yêu cầu doanh nghiệp phải khai số tiếp nhận hợp đồng phụ lục trên tờ khai sẽ khó khăn. (Cục HQ Đồng Nai tại điểm 2 công văn 0926/HQĐNa-TXNK ngày 21/5/2021, điểm 2 công văn 1071/HQĐNa ngày 9/6/2021) |
Về vấn đề này, Tổng cục Hải quan đã có công văn số 2535/TCHQ-GSQL ngày 27/05/2021 hướng dẫn Cục Hải quan các tỉnh, thành phố thực hiện theo hướng trường hợp hàng hóa xuất khẩu, nhập khẩu theo phụ lục hợp đồng gia công thì khai số tiếp nhận hợp đồng gia công và số tiếp nhận phụ lục hợp đồng gia công tại chỉ tiêu giấy phép xuất khẩu, nhập khẩu. Trường hợp số lượng phụ lục hợp đồng gia công vượt quá số lượng cho phép khai tại chỉ tiêu giấy phép thì khai số tiếp nhận phụ lục hợp đồng gia công tại chỉ tiêu phần ghi chú. Đề nghị đơn vị căn cứ công văn nêu trên để thực hiện. |
3 |
Điểm b khoản 2 Điều 10 |
1. Trường hợp người nộp thuế không thực hiện thông báo cơ sở gia công lại, hợp đồng gia công lại (hợp đồng gia công lại đã hết hiệu lực) thì xử lý như thế nào? Hàng hóa có đủ điều kiện miễn thuế không? (Cục HQ Tây Ninh tại công văn 620/HQTN-NV ngày 15/4/2021; Cục HQ Bình Dương tại điểm 4 công văn 821/HQBD-TXNK ngày 23/4/2021, điểm 4 công văn 756/HQBD-TXNK ngày 15/4/2021) 2. Trường hợp người nộp thuế thực hiện thông báo sau thời điểm cơ quan hải quan kiểm tra báo cáo quyết toán, kiểm tra sau thông quan phát hiện thì có được hiểu là thông báo “không đúng thời hạn theo quy định của pháp luật hải quan ” không? Đề xuất: Trường hợp này chỉ bị xử phạt vi phạm hành chính, hàng hóa NK được miễn thuế nếu đáp ứng quy định tại Điều 10. (Cục HQ Tp. Hồ Chí Minh tại công văn 1172/HQTPHCM-TXNK ngày 12/5/2021) |
1. Căn cứ điểm b khoản 2 Điều 10 được nêu tại khoản 4, Điều 1 Nghị định số 18/2021/NĐ-CP quy định trường hợp người nộp thuế thông báo cơ sở gia công lại, hợp đồng gia công lại không đúng thời hạn theo quy định của pháp luật hải quan thì chỉ bị xử phạt vi phạm hành chính tương ứng với hành vi vi phạm, cơ quan hải quan vẫn xử lý miễn thuế đối với hàng hóa nhập khẩu để gia công nếu đáp ứng các điều kiện theo quy định tại Điều 10 Nghị định số 134/2016/NĐ-CP được sửa đổi, bổ sung tại khoản 4 Điều 1 Nghị định số 18/2021/NĐ-CP. Quy định này áp dụng đối với các hợp đồng gia công phát sinh kể từ ngày 25/4/2021 (ngày có hiệu lực của Nghị định số 18/2021/NĐ-CP). Trường hợp người nộp thuế không thực hiện thông báo cơ sở gia công lại, hợp đồng gia công lại hoặc hợp đồng gia công lại đã hết hiệu lực thì cơ quan hải quan căn cứ hồ sơ vụ việc vi phạm đối chiếu với Điều 17 Nghị định số 126/2020/NĐ-CP để thực hiện ấn định thuế và xử phạt theo quy định hiện hành. 2. Trường hợp người nộp thuế thực hiện thông báo sau thời điểm cơ quan hải quan kiểm tra báo cáo quyết toán, kiểm tra sau thông quan thì được xác định là không thông báo đúng thời hạn theo quy định của pháp luật hải quan (Tổng cục Hải quan đã có công văn số 18/TCHQ-TXNK ngày 04/01/2021, các đơn vị căn cứ hồ sơ vụ việc đối chiếu với văn bản nêu trên để thực hiện). |
4 |
Điểm c khoản 2 Điều 10 (Điểm a.4 và điểm b khoản 2 Điều 12) |
1. Cục Hải quan TP. Hồ Chí Minh đề nghị hướng dẫn: Hàng hóa nhập khẩu để gia công, sản xuất xuất khẩu, sau đó doanh nghiệp nội địa thuê doanh nghiệp chế xuất gia công lại thì đối với phần trị giá nguyên liệu, vật tư, linh kiện xuất khẩu cấu thành sản phẩm gia công có được miễn thuế theo quy định tại điểm d khoản 1 Điều 11 không hay phải nộp thuế toàn bộ đối với sản phẩm gia công nhập khẩu? Sản phẩm thuê gia công tại khu phi thuế quan nhập khẩu vào nội địa Việt Nam thỏa mãn quy định tại khoản 1 Điều 22 Nghị định 134/2016/NĐ-CP có được miễn thuế không hay phải nộp thuế nhập khẩu theo quy định tại khoản 2 Điều 22 Nghị định 134/2016/NĐ-CP? Theo quy định tại khoản 1 Điều 22 Nghị định 134/2016/NĐ-CP quy định: “Hàng hóa sản xuất, gia công, tái chế, lắp ráp tại khu phi thuế quan không sử dụng nguyên liệu, linh kiện nhập khẩu từ nước ngoài khi nhập khẩu vào thị trường trong nước được miễn thuế nhập khẩu theo quy định tại khoản 8 Điều 16 Luật thuế xuất khẩu, thuế nhập khẩu ”. Như vậy cụm từ “nguyên liệu, linh kiện nhập khẩu từ nước ngoài” là nguyên liệu, linh kiện nhập khẩu từ nước ngoài vào khu phi thuế quan hay bao gồm cả nguyên liệu, linh kiện doanh nghiệp nội địa nhập khẩu từ nước ngoài đưa vào gia công tại khu phi thuế quan (Cục HQ TP. Hồ Chí Minh tại công văn 1172/HQTPHCM-TXNK ngày 12/5/2021). 2. Công ty TNHH Công nghệ Pys Việt Nam đề nghị hướng dẫn: Trường hợp Công ty dự định chuyển nguyên liệu nhập khẩu SXXK theo loại hình SXXK đi gia công lại ở phía đối tác là DNCX và nhận lại thành phẩm để xuất khẩu theo loại hình SXXK thì có đủ điều kiện được miễn thuế hay không. Có quy định nào về tỷ lệ % được phép chuyển đi gia công hay không (Công ty TNHH Công nghệ Pys Việt Nam tại công văn số 0406/PYS-HQ/CV-2021). |
1. Về ý kiến của Cục Hải quan TP. Hồ Chí Minh đề nghị hướng dẫn cách tính thuế và xác định trị giá tính thuế đối với trường hợp doanh nghiệp nội địa nhập khẩu hàng hóa để gia công, sản xuất xuất khẩu, sau đó thuê doanh nghiệp chế xuất gia công lại và nhận lại sản phẩm: Tổng cục Hải quan đã có công văn số 3634/TCHQ-TXNK ngày 19/7/2021 hướng dẫn như sau: Trường hợp doanh nghiệp nội địa nhập khẩu hàng hóa để gia công, sản xuất xuất khẩu sau đó giao hàng hóa nhập khẩu, bán thành phẩm để thuê doanh nghiệp chế xuất sản xuất, gia công thì doanh nghiệp nội địa phải kê khai, nộp thuế nhập khẩu theo quy định đối với sản phẩm gia công khi nhập khẩu vào thị trường trong nước theo quy định tại khoản 2 Điều 22 Nghị định số 134/2016/NĐ-CP. Trị giá tính thuế nhập khẩu là tiền thuê gia công, trị giá của nguyên vật liệu sử dụng trong quá trình gia công do doanh nghiệp chế xuất cung cấp và các khoản điều chỉnh (nếu có) theo quy định tại khoản 3 Điều 17 Thông tư số 39/2015/TT-BTC ngày 25/3/2015. Không tính vào trị giá tinh thuế trị giá của vật tư, nguyên liệu mà doanh nghiệp nội địa đưa đi gia công tại doanh nghiệp chế xuất. Đề nghị các đơn vị căn cứ công văn hướng dẫn nêu trên để thực hiện. 2. Về ý kiến của Công ty TNHH Công nghệ Pys Việt Nam đề nghị hướng dẫn về tỷ lệ % chuyển đi gia công: Theo quy định tại khoản 6 Điều 1 Nghị định số 18/2021/NĐ-CP không quy định giới hạn tỷ lệ % khi đưa hàng hóa nhập khẩu để SXXK thuê doanh nghiệp chế xuất gia công lại. Căn cứ quy định tại Điều 12 Nghị định số 134/2016/NĐ-CP được sửa đổi, bổ sung tại khoản 6 Điều 1 Nghị định số 18/2021/NĐ-CP thì trường hợp Công ty (doanh nghiệp nội địa) nhập khẩu hàng hóa để sản xuất hàng hóa xuất khẩu sau đó giao hàng hóa nhập khẩu, bán thành phẩm được sản xuất từ toàn bộ hàng hóa nhập khẩu để thuê doanh nghiệp chế xuất sản xuất, gia công lại tại khu phi thuế quan theo một trong các trường hợp quy định tại điểm a.1, a.2, a.3 khoản 2 Điều 12 được nêu tại khoản 6 Điều 1 Nghị định số 18/2021/NĐ-CP thì được miễn thuế xuất khẩu đối với hàng hóa nhập khẩu, bán thành phẩm được sản xuất từ toàn bộ hàng hóa nhập khẩu giao sản xuất, gia công lại nếu doanh nghiệp nội địa đáp ứng quy định tại khoản 2 Điều 12 Nghị định số 134/2016/NĐ-CP được nêu tại khoản 6 Điều 1 Nghị định số 18/2021/NĐ-CP. Sản phẩm thuê sản xuất, gia công tại khu phi thuế quan nhập khẩu vào nội địa Việt Nam phải nộp thuế nhập khẩu theo quy định tại khoản 2 Điều 22 Nghị định số 134/2016/NĐ-CP và hướng dẫn tại công văn số 3634/TCHQ-TXNK ngày 19/7/2021 của Tổng cục Hải quan nêu trên. Quy định tại khoản 6 Điều 1 Nghị định số 18/2021/NĐ-CP không quy định giới hạn tỷ lệ % khi doanh nghiệp nội địa đưa hàng hóa nhập khẩu để SXXK thuê doanh nghiệp chế xuất gia công lại. |
5 |
Điểm e khoản 2 Điều 10 (Điểm đ khoản 2 Điều 12) |
1. Đối với hàng hóa NK để gia công XK nhưng sản phẩm không được XK hoặc hàng hóa NK dư thừa nhưng doanh nghiệp còn lưu giữ tại kho, chưa có nhu cầu thay đổi mục đích sử dụng thì theo quy định này người nộp thuế có phải đăng ký tờ khai hải quan mới, kê khai nộp thuế với cơ quan hải quan không? Thực hiện kê khai khi nào và kê khai theo loại hình tờ khai nào? Đối với nguyên liệu dư thừa hoặc sản phẩm không XK được của loại hình gia công, SXXK, tùy theo tính chất ngành hàng kiến nghị cần quy định cụ thể thời gian buộc phải khai thay đổi mục đích sử dụng vì có trường hợp chuyển tồn theo dõi qua nhiều năm, hiện nay không có quy định chế tài cụ thể bao lâu thì buộc phải khai thay đổi mục đích sử dụng gây khó khăn cho cơ quan hải quan trong quản lý, theo dõi. 2. Đối với quy định “...trừ trường hợp làm quà biếu, quà tặng theo quy định tại Điều 8 Nghị định này” có thể hiểu theo 2 cách: - Cách hiểu 1: Vì quy định loại trừ quà biếu, quà tặng nên được hiểu trường hợp làm quà biếu, quà tặng thì người nộp thuế không phải đăng ký tờ khai hải quan mới, không phải kê khai nộp thuế với cơ quan hải quan và không phải thực hiện thủ tục hải quan và chính sách thuế đối với hàng quà biếu, quà tặng. - Cách hiểu 2: Đối với trường hợp làm quà biếu, quà tặng thì người nộp thuế không phải đăng ký tờ khai hải quan mới, kê khai nộp thuế với cơ quan hải quan theo quy định này nhưng phải thực hiện thủ tục hải quan và chính sách thuế đối với hàng quà biếu, quà tặng theo quy định tại Điều 8 Nghị định. Đề xuất thực hiện theo cách 2 nêu trên. (Cục HQ TP. Hồ Chí Minh tại công văn 1172/HQTPHCM-TXNK ngày 12/5/2021) |
1. Căn cứ quy định tại Điều 25 Nghị định số 08/2015/NĐ-CP ngày 21/01/2015 được sửa đổi tại khoản 12 Điều 1 Nghị định số 59/2018/NĐ-CP ngày 20/4/2018 thì đối với hàng hóa nhập khẩu để gia công xuất khẩu nhưng sản phẩm không được xuất khẩu hoặc hàng hóa là nguyên liệu, vật tư dư thừa doanh nghiệp còn lưu giữ tại kho, chưa có nhu cầu thay đổi mục đích sử dụng thì doanh nghiệp không phải kê khai tờ khai hải quan mới và nộp thuế. Đối với nguyên liệu dư thừa hoặc sản phẩm không xuất khẩu được của loại hình gia công, SXXK doanh nghiệp phải kê khai trên báo cáo nhập - xuất - tồn theo quy định tại khoản 2 Điều 60 Thông tư số 38/2015/TT-BTC được sửa đổi bổ sung tại khoản 39 Điều 1 Thông tư số 39/2018/TT-BTC. Đối với nguyên liệu, vật tư dư thừa, sản phẩm gia công, SXXK theo quy định của pháp luật về thuế hiện hành không bị giới hạn về thời gian tối đa được phép tồn kho, không giới hạn thời hạn tối đa phải khai thay đổi mục đích sử dụng. Trường hợp cơ quan hải quan phát hiện có dấu hiệu gian lận, trốn thuế hoặc các hành vi vi phạm khác gây thất thu cho ngân sách nhà nước thì tiến hành kiểm tra sau thông quan để thực hiện ấn định thuế theo quy định tại Điều 17 Nghị định số 126/2020/NĐ-CP ngày 19/10/2020. 2. Trường hợp hàng hóa nhập khẩu để gia công sau đó người nộp thuế sử dụng làm quà biếu, quà tặng thì phải khai tờ khai hải quan mới theo quy định tại Điều 25 Nghị định số 08/2015/NĐ-CP được sửa đổi tại khoản 12 Điều 1 Nghị định số 59/2018/NĐ-CP, việc xử lý thuế trên tờ khai hải quan mới đối với hàng hóa biếu, tặng phải căn cứ theo định mức miễn thuế hàng quà biếu, quà tặng quy định tại khoản 2 Điều 8 Nghị định số 134/2016/NĐ-CP được sửa đổi bổ sung tại khoản 3 Điều 1 Nghị định số 18/2021/NĐ-CP (bao gồm 02 trường hợp: Tổ chức, cá nhân nước ngoài biếu tặng cho tổ chức, cá nhân Việt Nam; Tổ chức, cá nhân Việt Nam biếu tặng cho tổ chức, cá nhân nước ngoài). Trường hợp hàng hóa nhập khẩu để gia công, sản xuất xuất khẩu được sử dụng làm quà biếu tặng nhưng vượt định mức miễn thuế hoặc không đủ điều kiện miễn thuế thì người có hàng hóa biếu, tặng (hàng hóa nhập khẩu để gia công, sản xuất xuất khẩu) phải kê khai nộp thuế trên tờ khai hải quan mới đối với số lượng hàng hóa sử dụng làm quà biếu tặng nhưng vượt định mức miễn thuế hoặc không đủ điều kiện miễn thuế theo quy định tại Điều 25 Nghị định số 08/2015/NĐ-CP được sửa đổi tại khoản 12 Điều 1 Nghị định số 59/2018/NĐ-CP. |
6 |
Điểm g khoản 2 Điều 10 (Điểm e khoản 2 Điều 12) |
1. Về việc rà soát văn bản chỉ định giao hàng hóa tại Việt Nam của tổ chức, cá nhân nước ngoài Theo nội dung hướng dẫn tại điểm III công văn số 2687/TCHQ-TXNK ngày 01/6/2021 thì khi làm thủ tục xuất khẩu tại chỗ, người xuất khẩu tại chỗ phải nộp đính kèm vào tờ khai trên hệ thống E-Customs V5 văn bản chỉ định giao hàng hóa tại Việt Nam của tổ chức, cá nhân nước ngoài đối với các trường hợp quy định tại điểm a, c khoản 1 Điều 35 Nghị định số 08/2015/NĐ-CP. Tuy nhiên hiện tại trên hệ thống E-Customs V5 chưa có Tab khai báo riêng cho văn bản chỉ định giao hàng” do vậy doanh nghiệp phải khai báo vào mục Chứng từ đính kèm khác. Đồng thời hệ thống E- Customs V5 chưa có chức năng kết xuất thống kê dữ liệu liên quan đến chứng từ đính kèm của tờ khai. Tại mục “IX.Kết nối hệ thống/I. Khai thác dữ liệu tập trung/1. Khai thác dữ liệu tờ khai” không có dữ liệu về chứng từ đính kèm. Với khối lượng tờ khai luồng xanh lớn, việc mở từng tờ khai để kiểm tra văn bản chỉ định giao hàng sẽ mất nhiều thời gian, nhân lực. Cơ quan hải quan có thực hiện tiếp nhận mẫu số 22 nêu trên qua Hệ thống dịch vụ công trực tuyến và thông qua thư điện tử Email hay không? Đề xuất: Tổng cục Hải quan bổ sung vào chương trình E-Customs V5 các Tab khai báo riêng cho chứng từ “Văn bản chỉ định giao hàng”. 2. Việc theo dõi, quản lý mẫu Thông báo hoàn thành thủ tục hải quan tờ khai nhập khẩu tại chỗ (mẫu 22) Việc thông báo thông tin về tờ khai hải quan của sản phẩm nhập khẩu tại chỗ theo Mẫu số 22 Phụ lục VII thực hiện theo bản giấy hay bản điện tử? Trường hợp nộp trực tiếp cho công chức hải quan thì đối với tờ khai luồng xanh thì quản lý như thế nào? Hệ thống quản lý của cơ quan hải quan chưa có chế độ cảnh báo các tờ khai xuất khẩu tại chỗ chưa có tờ khai nhập khẩu tại chỗ tương ứng cho doanh nghiệp và công chức thừa hành. Việc kiểm tra đối với trường hợp này hiện nay chủ yếu bằng thủ công. Đề nghị hướng dẫn cách thực hiện việc theo dõi và quản lý Mẫu số 22 Phụ lục VII. Đề xuất: - Cơ quan hải quan thực hiện tiếp nhận Thông báo của doanh nghiệp thông qua hòm thư điện tử. Bổ sung thủ tục tiếp nhận vào Hệ thống dịch vụ công trực tuyến. - Xây dựng chức năng tiếp nhận và theo dõi điện tử .- Hoặc đề xuất doanh nghiệp đính kèm mẫu 22 trên V5. Bổ sung vào chương trình E-Customs V5 Tab khai báo riêng là cho chứng từ “mẫu 22” và bổ sung chức năng hỗ trợ kết xuất, thống kê dữ liệu cho các chứng từ đính kèm. Hiện nay, hệ thống V5 đã hỗ trợ xử lý tờ khai tồn thì cơ quan hải quan chỉ rà soát và thông báo doanh nghiệp đối với các tờ khai còn tồn chưa có tờ khai nhập khẩu tại chỗ để xử lý thuế. Kiến nghị trường hợp này quy định quá 15 ngày xuất khẩu và cơ quan hải xác định không có tờ khai đối ứng thì yêu cầu DN cung cấp Mẫu 22 và xử lý thuế. (Cục HQ Bình Dương tại điểm 2.1 công văn 921/HQBD-TXNK ngày 10/5/2021, công văn số 1095/HQBD-TXNK ngày 02/6/2021, công văn số 1251/HQBD-TXNK ngày 17/6/2021; Cục HQ TP. Hồ Chí Minh tại công văn 1172/HQTPHCM-TXNK ngày 12/5/2021) |
1. Về việc rà soát văn bản chỉ định giao hàng hóa tại Việt Nam của tổ chức, cá nhân nước ngoài Tổng cục Hải quan ghi nhận để nghiên cứu bổ sung chức năng trên Hệ thống E-Customs V5. Trong thời gian chưa bổ sung Tab khai báo riêng đối với “văn bản chỉ định giao hàng của tổ chức, cá nhân nước ngoài”, “Thông báo hoàn thành thủ tục hải quan nhập khẩu tại chỗ” (Mẫu số 22) trên Hệ thống E-Customs V5 thì người nộp thuế đính kèm văn bản chỉ định giao hàng của tổ chức, cá nhân nước ngoài và mẫu số 22 trên Hệ thống E-Customs (V5) tại mục “Chứng từ khác”. 2. Về việc theo dõi, quản lý Mẫu số 22 Thông báo hoàn thành thủ tục hải quan tờ khai nhập khẩu tại chỗ Tổng cục Hải quan đã hướng dẫn tại mục IV công văn số 2687/TCHQ-TXNK ngày 01/6/2021 theo hướng: Các Cục Hải quan tỉnh thành phố chỉ đạo Chi cục Hải quan nơi đăng ký tờ khai xuất khẩu tại chỗ lập sổ theo dõi các tờ khai xuất khẩu sản phẩm gia công, sản xuất xuất khẩu tại chỗ. Để hỗ trợ khai thác dữ liệu lập sổ theo dõi các đơn vị khai thác dữ liệu trên hệ thống Ecustoms- V5 tại chức năng “IX. Kết nối hệ thống/I. Khai thác dữ liệu tập trung/1. Khai thác dữ liệu tờ khai”. Các Chi cục Hải quan thống kê tờ khai xuất khẩu, xuất khẩu tại chỗ trên 02 chức năng trên hệ thống Ecusoms-V5 gồm: chức năng “I. Khai thác dữ liệu tập trung” và chức năng “H. Tờ khai xuất nhập khẩu tại chỗ/1. Quản lý tờ khai quá hạn 15 ngày”. Trên cơ sở dữ liệu của 02 chức năng này, các Chi cục Hải quan xác định được tờ khai xuất khẩu tại chỗ đã quá hạn mà chưa có tờ khai nhập khẩu tại chỗ đối ứng. Các Chi cục Hải quan phải thường xuyên theo dõi các tờ khai xuất khẩu sản phẩm gia công, sản xuất xuất khẩu chưa có thông báo mẫu số 22 để kịp thời phát hiện các trường hợp quá thời hạn mà người xuất khẩu chưa kê khai nộp thuế. |
3. Đề nghị Tổng cục Hải quan hướng dẫn xử lý đối với 02 trường hợp: a) Trường hợp 1: Người xuất khẩu tại chỗ đã gửi thông báo cho cơ quan hải theo mẫu số 22 Phụ lục VII ban hành kèm theo Nghị định 18/2021/NĐ-CP trong thời hạn 15 ngày kể từ ngày thông quan sản phẩm xuất khẩu tại chỗ. Tuy nhiên, thông báo theo mẫu số 22 gửi qua đường bưu chính cho cơ quan hải quan đến sau thời hạn ngày thứ 15 theo quy định. b) Trường hợp 2: Trong thời hạn 15 ngày kể từ ngày thông quan sản phẩm xuất khẩu tại chỗ, tờ khai hải quan của sản phẩm nhập khẩu tại chỗ đã hoàn thành thủ tục nhập khẩu. Tuy nhiên, người xuất khẩu tại chỗ đã gửi thông báo mẫu số 22 Phụ lục VII ban hành kèm theo Nghị định số 18/2021/NĐ-CP không đúng thời hạn quy định cho cơ quan hải quan. (Cục HQ. Hà Nam Ninh tại điểm 3 công văn số 1703/HQHNN-NV ngày 18/6/2021) |
3. Hướng dẫn xử lý đối với 02 trường hợp gửi mẫu 22 quá thời hạn: a) Trường hợp người xuất khẩu tại chỗ đã gửi thông báo cho cơ quan hải quan theo mẫu số 22 (Phụ lục VII ban hành kèm theo Nghị định 18/2021/NĐ-CP) trong thời hạn 15 ngày kể từ ngày thông quan sản phẩm xuất khẩu tại chỗ nhưng thông báo mẫu số 22 được gửi qua đường bưu chính, cơ quan hải quan nhận được sau thời hạn 15 ngày thì cơ quan hải quan căn cứ trên dấu bưu chính nơi gửi đi để xác nhận thời điểm gửi văn bản làm căn cứ xử lý về thuế. b) Trường hợp đã gửi thông báo mẫu số 22 Phụ lục VII nhưng quá thời hạn 15 ngày Căn cứ quy định tại điểm g khoản 2 Điều 10, điểm e khoản 2 Điều 12 được nêu tại khoản 4, khoản 6 Điều 1 Nghị định số 18/2021/NĐ-CP, trường hợp trong thời hạn 15 ngày kể từ ngày thông quan sản phẩm xuất khẩu tại chỗ, cơ quan hải quan kiểm tra trên hệ thống E-Customs (V5) và xác định tờ khai xuất khẩu tại chỗ của hàng hóa nhập khẩu được sử dụng để gia công sản phẩm xuất khẩu tại chỗ đã có tờ khai nhập khẩu tại chỗ tương ứng đã hoàn thành thủ tục nhập khẩu nhưng người xuất khẩu tại chỗ gửi thông báo mẫu số 22 quá thời hạn 15 ngày thì cơ quan hải quan không xử lý ấn định thuế đối với trường hợp này. Việc xử phạt vi phạm hành chính đối với việc chậm nộp mẫu 22 thực hiện theo quy định của pháp luật về xử lý vi phạm hành chính. |
||
4. Về việc theo dõi thông tin tờ khai nhập khẩu tại chỗ hàng gia công, sản xuất xuất khẩu: Hiện nay lượng tờ khai XNK-TC phát sinh tại các Chi cục trực thuộc Cục Hải quan tỉnh Đồng Nai nhiều, việc lập sổ theo dõi các tờ khai xuất khẩu sẽ phát sinh rất nhiều thời gian, trong khi các tiêu chí hướng dẫn có sẵn trên hệ thống V5 (trừ thông tin ngày thực tế thông báo thông tin tờ khai nhập khẩu tại chỗ tương ứng). (Cục HQ Đồng Nai tại điểm 12 công văn 1071/HQĐNa-TXNK ngày 9/6/2021) |
4. Về việc theo dõi thông tin tờ khai nhập khẩu tại chỗ hàng gia công, sản xuất xuất khẩu tại điểm b mục IV công văn số 2687/TCHQ-TXNK ngày 01/6/2021 đã hướng dẫn thực hiện theo hướng: Các Cục Hải quan tỉnh, thành phố chỉ đạo Chi cục Hải quan nơi đăng ký tờ khai xuất khẩu tại chỗ lập sổ theo dõi các tờ khai xuất khẩu sản phẩm gia công, sản xuất xuất khẩu tại chỗ. Đối với các đơn vị phát sinh lượng tờ khai xuất nhập khẩu tại chỗ lớn, trên cơ sở các chỉ tiêu hướng dẫn tại điểm b mục IV công văn số 2687/TCHQ-TXNK nêu trên, các đơn vị lập sổ theo dõi trên cơ sở kết xuất dữ liệu từ hệ thống E-Customs (V5) để xác định tờ khai xuất khẩu tại chỗ đã quá hạn mà chưa có tờ khai nhập khẩu tại chỗ đối ứng để xử lý thuế đúng quy định, đồng thời đảm bảo công tác lưu trữ văn bản phục vụ công tác thanh tra, kiểm tra, kiểm toán. |
||
7 |
Điểm g khoản 2 Điều 10 (Điểm e khoản 2 Điều 12) |
Đề nghị Tổng cục hướng dẫn: a) Việc thông báo Mẫu 22 thực hiện như thế nào? b) Trường hợp quá 15 ngày, người xuất khẩu tại chỗ không thông báo thông tin tờ khai hải quan của sản phẩm nhập khẩu tại chỗ tương ứng để hoàn thành thủ tục nhập khẩu cho cơ quan hải quan thì người xuất khẩu tại chỗ phải đăng ký tờ khai hải quan mới theo loại hình gì? c) Trường hợp phải đăng ký tờ khai mới thì tờ khai XK tại chỗ ban đầu sẽ vẫn còn treo trên Hệ thống do chưa có tờ khai NK tại chỗ đối ứng. Đề nghị hướng dẫn cách xử lý tránh tình trạng treo tờ khai trên Hệ thống. Trường hợp sau khi nộp thuế, người xuất khẩu tại chỗ thực hiện thông báo cho cơ quan hải quan thông tin về tờ khai NK tại chỗ tương ứng đã hoàn thành thủ tục nhập khẩu thì tờ khai NK tại chỗ sẽ kết nối với tờ khai nào để tờ khai XK tại chỗ không còn treo trên Hệ thống? Kết nối với tờ khai XK tại chỗ hay tờ khai người XK tại chỗ kê khai nộp thuế khi quá hạn 15 ngày kể từ ngày hoàn thành tờ khai XK tại chỗ. d) Trường hợp người xuất khẩu tại chỗ không thực hiện đăng ký tờ khai hải quan mới thì xử lý như thế nào? Có xử phạt vi phạm hành chính không? Cơ quan hải quan có thực hiện ấn định thuế không? Sau khi ấn định thuế người nộp thuế thực hiện thông báo tờ khai NK tại chỗ thì có được xử lý số tiền thuế đã nộp theo quy định về xử lý tiền thuế nộp thừa không? đ) Cơ sở để công chức hải quan xác định được trị giá tính thuế phù hợp? Trong trường hợp nguyên phụ liệu cấu thành nên sản phẩm được nhập tại nhiều thời điểm khác nhau với các mức giá khác nhau thì có được tạm chấp nhận giá theo khai báo của doanh nghiệp không? (Cục HQ Bà Rịa Vũng Tàu tại công văn số 1371/HQBRVT-TXNK ngày 28/5/2021; Cục HQ Tây Ninh tại điểm 3 công văn 620/HQTN-NV ngày 15/4/2021; Cục HQ Bình Dương tại điểm 2.3 công văn số 921/HQBD-TXNK ngày 10/5/2021, số 821/HQBD-TXNK ngày 23/4/2021, số 756/HQBD- TXNK ngày 15/4/2021; Cục HQ TP. Hồ Chí Minh tại công văn 1172/HQTPHCM-TXNK ngày 12/5/2021) |
Vướng mắc nêu tại điểm a: Thực hiện theo hướng dẫn tại điểm 1 STT 6 Phụ lục này. Vướng mắc nêu tại điểm b, c, d: Tổng cục Hải quan đã có hướng dẫn tại điểm 3 mục I và điểm 3 mục II công văn 2687/TCHQ-TXNK ngày 01/6/2021. Đề nghị các đơn vị nghiên cứu để thực hiện. Trường hợp sau khi nộp thuế, người xuất khẩu tại chỗ thực hiện thông báo cho cơ quan hải quan thông tin về tờ khai nhập khẩu tại chỗ tương ứng đã hoàn thành thủ tục nhập khẩu thì việc xử lý số tiền thuế đã nộp đã được Tổng cục Hải quan hướng dẫn tại điểm 3 mục I và điểm 3 mục II công văn 2687/TCHQ-TXNK. Vướng mắc nêu tại điểm đ: Trị giá tính thuế trong trường hợp nguyên phụ liệu cấu thành nên sản phẩm được nhập tại nhiều thời điểm khác nhau với các mức giá khác nhau thì doanh nghiệp được tự kê khai, tự xác định về trị giá tính thuế. Trường hợp nghi ngờ, cơ quan hải quan kiểm tra xác định trị giá tính thuế theo quy định hiện hành. Trường hợp phát hiện doanh nghiệp có hành vi gian lận, trốn thuế hoặc hành vi gian lận khác gây thất thu cho ngân sách nhà nước thì cơ quan hải quan thực hiện kiểm tra sau thông quan tại trụ sở người nộp thuế để xử lý theo quy định của pháp luật. |
8 |
Điểm g khoản 2 Điều 10 (Điểm e khoản 2 Điều 12) |
Về việc thông báo thông tin tờ khai xuất khẩu tại chỗ: Theo quy định tại điểm g khoản 2 Điều 10, điểm e khoản 2 Điều 12 Nghị định số 134 được sửa đổi, bổ sung tại khoản 4, khoản 6 Điều 1 Nghị định 18/2021/NĐ-CP thì hàng hóa nhập khẩu được sử dụng để gia công, sản xuất sản phẩm xuất khẩu tại chỗ được miễn thuế nhập khẩu là hàng hóa thực tế được sử dụng để gia công, sản xuất sản phẩm đã xuất khẩu tại chỗ nếu người xuất khẩu tại chỗ thông báo cho cơ quan hải quan thông tin về tờ khai hải quan của sản phẩm nhập khẩu tại chỗ tương ứng đã hoàn thành thủ tục nhập khẩu trong thời hạn 15 ngày, kể từ ngày thông quan sản phẩm xuất khẩu tại chỗ theo Mẫu số 22 Phụ lục VII ban hành kèm theo Nghị định này.Theo quy định tại Điều 58 Thông tư 38/2015/TT-BTC thì đối với hàng hóa gia công, SXXK, doanh nghiệp có thể lựa chọn làm thủ tục nhập, xuất ở các Chi cục Hải quan khác nhau thuộc các Cục Hải quan khác nhau. Theo đó, người xuất khẩu tại chỗ thông báo thông tin về tờ khai hải quan của sản phẩm nhập khẩu tại chỗ tương ứng đã hoàn thành thủ tục hải quan cho Chi cục Hải quan nào? Đề xuất: Người xuất khẩu tại chỗ thông báo cho cơ quan hải quan nơi đăng ký tờ khai nhập khẩu hàng hóa để gia công sản phẩm xuất khẩu tại chỗ để thuận tiện cho cơ quan hải quan khi theo dõi báo cáo quyết toán cuối kỳ. (Cục HQ Bình Phước tại công văn số 709/HQBP- NV ngày 11/5/2021) |
Căn cứ điểm g khoản 2 Điều 10, điểm e khoản 2 Điều 12 được nêu tại khoản 4, khoản 6 Điều 1 Nghị định số 18/2021/NĐ-CP thì doanh nghiệp xuất khẩu tại chỗ thông báo thông tin của sản phẩm nhập khẩu tại chỗ tương ứng đã hoàn thành thủ tục nhập khẩu trong thời hạn 15 ngày, kể từ ngày thông quan sản phẩm xuất khẩu tại chỗ cho Chi cục Hải quan nơi đăng ký tờ khai hải quan nhập khẩu hàng hóa để gia công, sản xuất xuất khẩu. |
9 |
Điểm g khoản 2 Điều 10 (điểm e khoản 2 Điều 12 về kê khai tờ khai hải quan mới, nộp thuế nếu quá hạn 15 ngày) |
Theo quy định tại khoản 58 Điều 1 Thông tư 39/2018/TT-BTC sửa đổi, bổ sung Điều 86 Thông tư 38/2015/TT-BTC thì: “Trong thời hạn 15 ngày làm việc kể từ ngày thông quan hàng hóa xuất khẩu, người nhập khẩu tại cho phải làm thủ tục hải quan ” Theo đó, quy định về quá thời hạn 15 ngày tại Nghị định 18/2021/NĐ-CP người XK tại chỗ phải đăng ký tờ khai hải quan mới và kê khai, nộp thuế đối với hàng hóa NK là không thống nhất với quy định tại khoản 58 Điều 1 Thông tư 39/2018/TT-BTC sửa đổi, bổ sung Điều 86 Thông tư 38/2015/TT-BTC, các đơn vị đề xuất: Để thống nhất, kiến nghị thực hiện theo quy định tại khoản 58 Điều 1 Thông tư 39/2018/TT-BTC sửa đổi, bổ sung Điều 86 Thông tư 38/2015/TT-BTC (áp dụng khoản thời hạn là 15 ngày làm việc) (Cục HQ Tp. Hồ Chí Minh tại công văn 1172/HQTPHCM-TXNK ngày 12/5/2021; Cục HQ. Đồng Nai tại điểm 14 công văn 927/HQĐN-TXNK ngày 21/5/2021) |
Căn cứ điểm g khoản 2 Điều 10 (quy định đối với hàng hóa gia công) điểm e khoản 2 Điều 12 (quy định đối với hàng hóa SXXK) được nêu tại khoản 4, khoản 6 Điều 1 Nghị định số 18/2021/NĐ-CP thì “Hàng hóa nhập khẩu được sử dụng để gia công sản phẩm xuất khẩu tại cho được miễn thuế nhập khẩu là hàng hóa thực tế được sử dụng để gia công sản phẩm đã xuất khẩu tại chỗ nếu người xuất khẩu tại chỗ thông báo cho cơ quan hải quan thông tin về tờ khai hải quan của sản phẩm nhập khẩu tại chỗ tương ứng đã hoàn thành thủ tục nhập khẩu trong thời hạn 15 ngày, kể từ ngày thông quan sản phẩm xuất khẩu tại chỗ theo Mẫu số 22 Phụ lục VII ban hành kèm theo Nghị định này”. Theo đó, Nghị định quy định trong thời hạn 15 ngày, kể từ ngày thông quan sản phẩm xuất khẩu tại chỗ, người xuất khẩu tại chỗ thông báo cho cơ quan hải quan thông tin về tờ khai hải quan của sản phẩm nhập khẩu tại chỗ tương ứng đã hoàn thành thủ tục nhập khẩu theo Mẫu số 22 Phụ lục VII ban hành kèm theo Nghị định này (không sử dụng thời hạn “15 ngày làm việc” như quy định tại khoản 58 Điều 1 Thông tư 39/2018/TT-BTC sửa đổi, bổ sung Điều 86 Thông tư 38/2015/TT-BTC). Đề nghị đơn vị thực hiện theo đúng quy định tại khoản 4, khoản 6 Điều 1 Nghị định số 18/2021/NĐ-CP. |
10 |
Điểm g khoản 2 Điều 10 (Điểm e khoản 2 Điều 12) |
Thời hạn để người xuất khẩu đăng ký tờ khai mới và kê khai nộp thuế đối với nguyên liệu sản xuất sản phẩm xuất khẩu tại chỗ là bao lâu? Thời hạn để người nhập khẩu hoàn thành thủ tục nhập khẩu tại chỗ đối với lượng thành phẩm mà người xuất khẩu tại chỗ đã xuất khẩu để hoàn thuế là bao lâu? (Cục HQ Tây Ninh tại công văn số 620/HQTN-NV ngày 15/4/2021, Công ty TNHH Lạc Tỷ tại điểm IV công văn 59/XNK-LT ngày 26/4/2021) |
Về việc kê khai tờ khai hải quan mới, nộp thuế đối với nguyên liệu sản xuất sản phẩm xuất khẩu tại chỗ Căn cứ điểm g khoản 2 Điều 10 (quy định về hàng hóa gia công), điểm e khoản 2 Điều 12 (quy định về sản xuất xuất khẩu) được nêu tại khoản 4, khoản 6 Điều 1 Nghị định số 18/2021/NĐ-CP thì: Hàng hóa nhập khẩu được sử dụng để gia công sản phẩm xuất khẩu tại chỗ được miễn thuế nhập khẩu là hàng hóa thực tế được sử dụng để gia công sản phẩm đã xuất khẩu tại chỗ nếu người xuất khẩu tại chỗ thông báo cho cơ quan hải quan thông tin về tờ khai hải quan của sản phẩm nhập khẩu tại chỗ tương ứng đã hoàn thành thủ tục nhập khẩu trong thời hạn 15 ngày, kể từ ngày thông quan sản phẩm xuất khẩu tại chỗ theo Mẫu số 22 Phụ lục VII ban hành kèm theo Nghị định số 18/2021/NĐ-CP . Quá thời hạn nêu trên, nếu người xuất khẩu tại chỗ không thông báo cho cơ quan hải quan thông tin về tờ khai hải quan của sản phẩm nhập khẩu tại chỗ tương ứng đã hoàn thành thủ tục nhập khẩu thì người xuất khẩu tại chỗ phải đăng ký tờ khai hải quan mới, kê khai, nộp thuế đối với hàng hóa nhập khẩu đã sử dụng để gia công sản phẩm xuất khẩu tại chỗ theo mức thuế suất và trị giá tính thuế của hàng hóa nhập khẩu quy định tại thời điểm đăng ký tờ khai hải quan mới. Thời hạn để người xuất khẩu tại chỗ phải đăng ký tờ khai mới và kê khai nộp thuế đối với nguyên liệu sản xuất sản phẩm xuất khẩu tại chỗ là thời điểm đã hết thời hạn 15 ngày kể từ ngày thông quan sản phẩm xuất khẩu tại chỗ nhưng người xuất khẩu tại chỗ không thông báo cho cơ quan hải quan thông tin về tờ khai hải quan của sản phẩm nhập khẩu tại chỗ tương ứng đã hoàn thành thủ tục nhập khẩu. Về việc hoàn thuế Thời hạn hoàn thành thủ tục nhập khẩu tại chỗ là 15 ngày kể từ ngày thông quan tờ khai xuất khẩu tại chỗ, quá thời hạn nêu trên thì người xuất khẩu tại chỗ phải đăng ký tờ khai mới (loại hình A42), kê khai nộp thuế. Khi người xuất khẩu tại chỗ thông báo cho cơ quan hải quan thông tin về tờ khai hải quan của sản phẩm nhập khẩu tại chỗ tương ứng đã hoàn thành thủ tục nhập khẩu (sau 15 ngày) thì người xuất khẩu tại chỗ được xử lý số tiền thuế đã nộp theo quy định của pháp luật quản lý thuế về xử lý tiền thuế nộp thừa. |
11 |
Điểm g khoản 2 Điều 10; điểm e khoản 2 Điều 12 |
Căn cứ điểm g khoản 2 Điều 10; điểm e khoản 2 Điều 12 Nghị định số 134/2016/NĐ-CP ngày 01/09/2016 (được sửa đổi, bổ sung tại Nghị định số 18/2021/NĐ-CP ngày 11/03/2021) của Chính phủ hướng dẫn đối với sản phẩm xuất khẩu theo loại hình gia công và sản xuất hàng xuất khẩu, trong khi đó nhiều trường hợp doanh nghiệp xuất khẩu tại chỗ theo loại hình B11. Trường hợp doanh nghiệp xuất khẩu tại chỗ theo loại hình B11 có phải thực hiện khai thông tin về tờ khai hải quan của sản phẩm nhập khẩu tại chỗ theo Mẫu số 22 hay không? Đề xuất: Tổng cục Hải quan hướng dẫn thực hiện. (Cục HQ tỉnh Đồng Nai tại điểm 13 công văn số 1071/HQĐNa-TXNK ngày 9/6/2021) |
Quy định về việc người xuất khẩu tại chỗ phải thực hiện thông báo thông tin về tờ khai hải quan của sản phẩm nhập khẩu tại chỗ theo Mẫu số 22 nêu tại điểm g khoản 2 Điều 10, điểm e khoản 2 Điều 12 được nêu tại khoản 4, khoản 6 Điều 1 Nghị định số 18/2021/NĐ-CP ngày 11/03/2021 chỉ áp dụng đối với hàng hóa nhập khẩu để gia công, sản xuất xuất khẩu đã được miễn thuế nhập khẩu nhưng không xuất khẩu sản phẩm ra nước ngoài, xuất khẩu vào khu phi thuế quan mà được xuất khẩu tại chỗ theo chỉ định của thương nhân nước ngoài cho một doanh nghiệp khác trong nội địa. Như vậy, trường hợp hàng xuất khẩu tại chỗ theo loại hình xuất kinh doanh (B11) không thuộc các trường hợp được miễn thuế theo quy định tại Điều 10, Điều 12 Nghị định số 134/2016/NĐ-CP và không phải thực hiện thông báo mẫu số 22 theo quy định tại điểm g khoản 2 Điều 10 được nêu tại khoản 4 Điều 1 Nghị định số 18/2021/NĐ-CP; điểm e khoản 2 Điều 12 được nêu tại khoản 6 Điều 1 Nghị định số 18/2021/NĐ-CP. |
12 |
Điểm g khoản 2 Điều 10 (Điểm e khoản 2 Điều 12) |
Tờ khai được Hệ thống phân luồng đỏ sẽ dẫn đến vướng mắc phát sinh như sau: 1. Doanh nghiệp XK tại chỗ đã lập tờ khai tính thuế nguyên phụ liệu quá hạn 15 ngày theo quy định của Nghị định 18/2021/NĐ-CP sẽ không có hàng để xuất trình cho cơ quan hải quan tại địa điểm kiểm tra của bên xuất do đã hoàn thành giao dịch bán hàng cho bên NK tại chỗ. Hàng hóa tại địa điểm kiểm tra của bên NK tại chỗ đã là thành phẩm, không còn ở dạng nguyên phụ liệu NK ban đầu tạo nên sản phẩm XK, do đó có đủ cơ sở để kết luận kết quả kiểm tra hay không? 2. Có được nhờ kiểm hóa hộ đối với các tờ khai này hay không? 3. Đơn vị nào sẽ tiến hành xử lý vi phạm khi phát hiện doanh nghiệp NK tại chỗ tự ý tiêu thụ hàng hóa trước thông quan? 4. Trong trường hợp doanh nghiệp XK tại chỗ không cung cấp được địa chỉ chính xác của doanh nghiệp NK tại chỗ thì sẽ tiến hành kiểm tra hàng hóa như thế nào để hoàn thành thủ tục tờ khai? (Cục HQ Tp. Hồ Chí Minh tại công văn số 1172/HQ TPHCM-TXNK ngày 12/5/2021) |
1. Trường hợp này cơ quan hải quan không phải kiểm tra thực tế hàng hóa (việc tính thuế theo nguyên phụ liệu có nguồn gốc nhập khẩu nhưng thực tế hàng hóa đã là sản phẩm hoàn chỉnh và có thể đã giao hàng cho bên nhập khẩu tại chỗ). Tổng cục Hải quan đã có công văn số 3509/TCHQ-QLRR ngày 12/7/2021 hướng dẫn xử lý theo hướng: Trường hợp hàng hóa được phân luồng đỏ nhưng doanh nghiệp không còn hàng hóa để xuất trình cho cơ quan hải quan kiểm tra thực tế hàng hóa thì thực hiện chuyển luồng từ đỏ sang vàng để kiểm tra hồ sơ. 2. Cơ quan Hải quan không kiểm tra thực tế hàng hóa (do hàng đã chuyển luồng vàng đối với trường hợp không còn hàng để kiểm tra) nên không phát sinh việc kiểm hóa hộ. 3. Cơ quan Hải quan nơi làm thủ tục nhập khẩu tại chỗ hoặc cơ quan hải quan phát hiện hành vi vi phạm sẽ xử lý vi phạm khi phát hiện doanh nghiệp nhập khẩu tại chỗ tự ý tiêu thụ hàng hóa trước thông quan. 4. Trường hợp doanh nghiệp xuất khẩu tại chỗ không cung cấp được địa chỉ chính xác của doanh nghiệp nhập khẩu tại chỗ thì không đáp ứng quy định tại điểm g khoản 2 Điều 10, điểm e khoản 2 Điều 12 được nêu tại khoản 4, khoản 6 Điều 1 Nghị định số 18/2021/NĐ-CP về việc người xuất khẩu tại chỗ phải cung cấp thông tin về tờ khai nhập khẩu tại chỗ trong thời hạn 15 ngày kể từ ngày thông quan sản phẩm xuất khẩu tại chỗ. Trường hợp này doanh nghiệp xuất khẩu tại chỗ phải kê khai nộp thuế theo quy định tại điểm g khoản 2 Điều 10, điểm e khoản 2 Điều 12 được nêu tại khoản 4, khoản 6 Điều 1 Nghị định số 18/2021/NĐ-CP. |
13 |
Điểm g khoản 2 Điều 10 (Điểm e khoản 2 Điều 12) |
Trường hợp quá 15 ngày doanh nghiệp xuất khẩu đã mở tờ khai xuất khẩu tại chỗ nhưng bên nhập chưa mở tờ khai nhập khẩu tại chỗ, doanh nghiệp xuất khẩu tại chỗ thông báo vì lý do nào đó (khách hàng hủy đơn hàng, hàng hóa không đạt chất lượng...) và yêu cầu hủy tờ khai xuất khẩu tại chỗ thì cơ quan hải quan có xử lý hủy tờ khai xuất khẩu tại chỗ không? Đề xuất: Trường hợp DN chứng minh được giao dịch XNK tại chỗ bị hủy thì cơ quan hải quan giải quyết hủy theo đề nghị. (Cục HQ Bình Dương nêu tại công văn số 921/HQBD-TXNK ngày 10/5/2021; điểm 2 công văn số 756/HQBD-TXNK ngày 15/4/2021, điểm 2 công văn số 821/HQBD- TXNK ngày 23/4/2021) |
Các trường hợp hủy tờ khai theo yêu cầu của người khai hải quan đã được hướng dẫn tại điểm d2 khoản 1 và điểm b3 khoản 2 Điều 22 Thông tư số 38/2015/TT-BTC được sửa đổi, bổ sung tại khoản 11 Điều 1 Thông tư số 39/2018/TT-BTC ngày 20/4/2018, trường hợp tờ khai xuất khẩu tại chỗ đã thông quan hoặc giải phóng hàng nhưng người xuất khẩu hoặc người nhập khẩu hủy giao dịch xuất khẩu, nhập khẩu thì thuộc trường hợp hủy tờ khai; cơ quan hải quan có trách nhiệm kiểm tra xác định lý do, điều kiện hủy tờ khai để thực hiện xử lý theo quy định. Đối với các trường hợp khác không thuộc các trường hợp được hủy tờ khai quy định tại Điều 22 Thông tư số 38/2015/TT-BTC được sửa đổi, bổ sung tại khoản 11 Điều 1 Thông tư số 39/2018/TT- BTC ngày 20/4/2018 thì không được hủy tờ khai. Đề nghị các đơn vị căn cứ quy định nêu trên đối chiếu với hồ sơ vụ việc cụ thể để thực hiện đúng quy định. |
14 |
Điểm g khoản 2 Điều 10 |
Vướng mắc về xử lý đối với các tờ khai xuất khẩu tại chỗ phát sinh trước ngày Nghị định 18/2021/NĐ-CP có hiệu lực: Hiện nay còn tồn các tờ khai xuất khẩu tại chỗ nhưng chưa có tờ khai nhập khẩu đối ứng vì nhiều nguyên nhân như: doanh nghiệp nhập khẩu tại chỗ không nhận được chứng từ từ người xuất khẩu tại chỗ hoặc doanh nghiệp nhập khẩu tại chỗ không nhận được hàng, nên không mở tờ khai nhập khẩu; doanh nghiệp tại chỗ giải thể mất tích,... nên chưa có hướng để xử lý các tờ khai xuất khẩu tại chỗ thuộc các trường hợp này. Đề xuất: Căn cứ điểm g khoản 2 Điều 10 và điểm e khoản 2 Điều 12 Nghị định 18/2021/NĐ-CP. - Đối với các tờ khai xuất khẩu loại hình E (gia công, SXXK) còn tồn trước ngày Nghị định số 18/2021/NĐ-CP có hiệu lực, mời các doanh nghiệp xuất khẩu tại chỗ lên để chứng minh tờ khai nhập khẩu tại chỗ. Trường hợp doanh nghiệp xuất khẩu không chứng minh được thì yêu cầu khai báo tờ khai mới nộp thuế theo điểm g Khoản 2 Điều 10 và điểm e Khoản 2 Điều 12 Nghị định 18/2021/NĐ-CP. - Đối với các tờ khai xuất khẩu loại hình khác còn tồn trước ngày Nghị định số 18/2021/NĐ-CP có hiệu lực, mời các doanh nghiệp xuất khẩu tại chỗ lên để chứng minh tờ khai nhập khẩu tại chỗ. Trường hợp doanh nghiệp xuất khẩu không chứng minh được thì yêu cầu hủy tờ khai xuất khẩu này. Cục Hải quan tỉnh Đồng Nai (điểm 7, điểm 8 công văn số 1071/HQĐNa-TXNK ngày 6/9/2021), công văn 712/HQĐN-TXNK ngày 19/4/2021, điểm 10 , điểm 11 công văn 927/HQĐN-TXNK ngày 21/5/2021) |
Căn cứ quy định tại điểm g khoản 2 Điều 10, điểm e khoản 2 Điều 12 được nêu tại khoản 4, khoản 6 Điều 1 Nghị định 18/2021/NĐ-CP quy định về việc người xuất khẩu tại chỗ thông báo cho cơ quan Hải quan thông tin về tờ khai hải quan của sản phẩm nhập khẩu tại chỗ tương ứng đã hoàn thành thủ tục nhập khẩu trong thời hạn 15 ngày kể từ ngày thông quan tờ khai xuất khẩu tại chỗ. Tại Nghị định 18/2021/NĐ-CP không có Điều khoản chuyển tiếp quy định về xử lý thuế của các tờ khai xuất khẩu sản phẩm gia công, SXXK tại chỗ phát sinh trước ngày Nghị định 18/2021/NĐ-CP có hiệu lực nhưng đến nay, doanh nghiệp chưa thông báo thông tin tờ khai nhập khẩu tại chỗ đối ứng theo quy định tại điểm g khoản 2 Điều 10 và điểm e khoản 2 Điều 12 Nghị định số 18/2021/NĐ-CP. Đối với các tờ khai xuất khẩu tại chỗ trước thời điểm ngày 25/4/2021, Tổng cục Hải quan đã có các công văn số 2411/TCHQ- GSQL ngày 24/4/2019, số 346/TCHQ-GSQL ngày 15/1/2020 hướng dẫn các Cục Hải quan tỉnh thành phố thực hiện. Tổng cục Hải quan yêu cầu các đơn vị căn cứ các quy định về thủ tục hải quan và chính sách thuế có hiệu lực tại thời điểm đăng ký tờ khai xuất nhập khẩu tại chỗ, hồ sơ, tài liệu có liên quan để thực hiện xử lý theo quy định. |
15 |
Điểm h khoản 2 Điều 10 (Điểm h khoản 2 Điều 12) |
Đề nghị Tổng cục Hải quan hướng dẫn rõ về chính sách thuế nhập khẩu, thuế GTGT đối với hàng hóa nhập khẩu tại chỗ để SXXK. (Cục HQ Bà Rịa Vũng Tàu tại điểm 2 mục I, mục II công văn 1371/HQBRVT-TXNK ngày 28/5/2021;Cục HQ Bình Dương tại điểm 6 công văn 821/HQBD-TXNK ngày 23/4/2021, điểm 1.1 công văn 921/HQBD-TXNK ngày 10/5/2021; Công ty TNHH Lạc Tỷ điểm I công văn 59/XNK-LT ngày 26/4/2021; Văn phòng kinh tế và văn hóa Đài Bắc tại Việt Nam tại công văn số VN130 ngày 12/5/2021) |
Chính sách thuế nhập khẩu, thuế GTGT đối với hàng hóa nhập khẩu tại chỗ để sản xuất xuất khẩu được hướng dẫn tại STT 16 Phụ lục này. |
16 |
Điểm h khoản 2 Điều 10 (Điểm h khoản 2 Điều 12 |
Đề nghị Tổng cục Hải quan hướng dẫn rõ về mã loại hình tờ khai, chính sách thuế đối với hàng hóa nhập khẩu tại chỗ để sản xuất xuất khẩu trong 4 trường hợp sau đây: 1. Doanh nghiệp nội địa nhập khẩu hàng hóa trực tiếp từ doanh nghiệp chế xuất, doanh nghiệp trong khu phi thuế quan, kho ngoại quan để SXXK thông qua hợp đồng mua bán thì sử dụng mã loại hình tờ khai nào? Chính sách thuế nhập khẩu, thuế GTGT trong trường hợp này. 2. Doanh nghiệp nội địa ký hợp đồng mua hàng hóa để SXXK với doanh nghiệp nước ngoài không có hiện diện tại Việt Nam nhưng được tổ chức, cá nhân nước ngoài chỉ định nhận hàng từ doanh nghiệp chế xuất, doanh nghiệp trong khu phi thuế quan thì sử dụng mã loại hình tờ khai nào? Chính sách thuế nhập khẩu, thuế GTGT trong trường hợp này? 3. Trường hợp doanh nghiệp nội địa ký hợp đồng mua bán hàng hóa để sản xuất xuất khẩu (SXXK) với tổ chức, cá nhân nước ngoài không có hiện diện tại Việt Nam nhưng được tổ chức, cá nhân nước ngoài chỉ định nhận hàng từ doanh nghiệp trong nội địa thì sử dụng mã loại hình tờ khai nào? Chính sách thuế nhập khẩu, thuế GTGT trong trường hợp này? 4. Doanh nghiệp nội địa ký hợp đồng mua hàng hóa với thương nhân nước ngoài để SXXK, được thương nhân nước ngoài chỉ định nhận hàng hóa từ doanh nghiệp chế xuất, kho ngoại quan, trước đó hàng hóa này có nguồn gốc là hàng nhập khẩu để gia công, sản xuất xuất khẩu của doanh nghiệp nội địa đã được miễn thuế nhập khẩu theo quy định tại Điều 10, Điều 12 Nghị định 134/2016/NĐ-CP sau đó xuất khẩu vào DNCX hoặc kho ngoại quan. Trường hợp này khi nhập khẩu trở lại sử dụng mã loại hình tờ khai nào? Chính sách thuế nhập khẩu, thuế GTGT trong trường hợp này? (Cục HQ Bình Dương tại điểm 1.5, điểm 1.7, điểm 1.7.2, điểm 1.8 công văn 921/HQBD-TXNK ngày 10/5/2021, điểm 2 công văn 1095/HQBD-TXNK ngày 02/6/2021, công văn 1393/HQBD-GSQL ngày 2/7/2021; Cục HQ Tp. Hồ Chí Minh tại công văn 1172/HQTPHCM-TXNK ngày 12/5/2021;Cục HQ Đồng Nai tại điểm 3 công văn số 1071/HQĐNa-TXNK ngày 09/6/2021, công văn số 926/HQĐNa-TXNK ngày 21/5/2021, công văn số 927/HQĐNa-TXNK ngày 21/5/2021, công văn số 712/HQĐNa-TXNK ngày 19/4/2021; Cục HQ Hà Nam Ninh tại điểm 1 công văn số 1703/HQHNN-NV ngày 18/6/2021;Cục HQ Bà Rịa Vũng Tàu tại công văn số 1371/HQBRVT-TXNK ngày 28/5/2021; Cục HQ Cần Thơ tại công văn 751/HQCT-NV ngày 12/5/2021 và công văn số 1426/HQCT-NV ngày 09/8/2021; Cục HQ. Thừa Thiên Huế tại công văn 546/HQTTH-NV ngày 28/5/2021, số 1088/HQTTH-NV ngày 07/10/2021; Cục HQ Quảng Ngãi tại công văn số 1224/HQQNg-NV ngày 01/10/2021; Hiệp hội thương mại và công nghiệp Hàn Quốc tại TP. HCM tại công văn số 2110/HHTMHQ ngày 01/6/2021; Công ty TNHH SPG ViNa tại công văn số SPG21/NKTC ngày 04/6/2021; Hiệp hội các doanh nghiệp Việt Nam tại công văn số 060721/CV/DN-XSSK ngày 6/7/2021, Công ty TNHH công nghệ Pys Việt Nam tại công văn số CV- PYS/2021/0720 ngày 20/7/2021; Công ty TNHH MTV Takazono Việt Nam tại công văn số CV/TVN - 2107201044001 ngày 20/7/2021; Công ty cổ phần HTMP Việt Nam tại công văn số 28721/CV/DN-XSSK ngày 28/7/2021, số 2709/CV/DN-XSSK ngày 27/9/2021; Công ty TNHH Sản phẩm Thông minh ASSA ABLOY Việt Nam tại công văn số 160821/CV/DN-SXXK ngày 16/8/2021; Công ty TNHH Schaeffler Việt Nam tại công văn số 2307-01/SVC-TCHQ ngày 26/7/2021; Công ty TNHH Vật liệu Băng keo Nitto DenKo Việt Nam tại công văn số 01/21/KNQ-Nitto ngày 24/9/2021; Công ty TNHH Sonion Việt Nam II tại công văn số 20210825 ngày 25/8/2021; Công ty TNHH Voltronic Power Technology Việt Nam tại công văn số 280821/CV-Vol ngày 28/8/2021; Công ty TNHH May Thêu Thuận Phương tại công văn số 136/2021/TP-XNK ngày 20/10/2021; Công ty CP Quốc tế Phong Phú tại công văn số 29/CV-XNK ngày 14/7/2021) |
Căn cứ khoản 2, khoản 3 Điều 2 Luật thuế xuất khẩu, thuế nhập khẩu số 107/2016/QH13 quy định: “2. Hàng hóa xuất khẩu từ thị trường trong nước vào khu phi thuế quan, hàng hóa nhập khẩu từ khu phi thuế quan vào thị trường trong nước; 3. Hàng hóa xuất khẩu, nhập khẩu tại chỗ” thuộc đối tượng chịu thuế xuất khẩu, thuế nhập khẩu. Căn cứ khoản 1 Điều 4 Luật thuế xuất khẩu, thuế nhập khẩu số 107/2016/QH13 quy định: “1. Khu phi thuế quan là khu vực kinh tế nằm trong lãnh thổ Việt Nam, được thành lập theo quy định của pháp luật, có ranh giới địa lý xác định, ngăn cách với khu vực bên ngoài bằng hàng rào cứng, bảo đảm điều kiện cho hoạt động kiểm tra, giám sát, kiểm soát hải quan của cơ quan hải quan và các cơ quan có liên quan đối với hàng hóa xuất khẩu, nhập khẩu và phương tiện, hành khách xuất cảnh, nhập cảnh; quan hệ mua bán, trao đổi hàng hóa giữa khu phi thuế quan với bên ngoài là quan hệ xuất khẩu, nhập khẩu ”. Căn cứ quy định tại khoản 10 Điều 4 Luật Hải quan số 54/2014/QH13 thì “Kho ngoại quan là khu vực kho, bãi lưu giữ hàng hóa đã làm thủ tục hải quan được gửi để chờ xuất khẩu; hàng hóa từ nước ngoài đưa vào gửi để chờ xuất khẩu ra nước ngoài hoặc nhập khẩu vào Việt Nam ”. Căn cứ khoản 1 Điều 35 Nghị định số 08/2015/NĐ-CP ngày 21/01/2015 quy định: “1. Hàng hóa xuất khẩu, nhập khẩu tại chỗ bao gồm: a) Hàng hóa đặt gia công tại Việt Nam và được tổ chức, cá nhân nước ngoài đặt gia công bán cho tổ chức, cá nhân tại Việt Nam; b) Hàng hóa mua bán giữa doanh nghiệp nội địa với doanh nghiệp chế xuất, doanh nghiệp trong khu phi thuế quan; c) Hàng hóa mua bán giữa doanh nghiệp Việt Nam với tổ chức, cá nhân nước ngoài không có hiện diện tại Việt Nam và được thương nhân nước ngoài chỉ định giao, nhận hàng hóa với doanh nghiệp khác tại Việt Nam”. Căn cứ điểm h khoản 2 Điều 12 Nghị định số 134/2016/NĐ-CP ngày 11/3/2021 được sửa đổi, bổ sung tại khoản 6 Điều 1 Nghị định số 18/2021/NĐ-CP ngày 01/9/2016 quy định: “Sản phẩm nhập khẩu tại cho đăng ký tờ khai hải quan theo loại hình nhập gia công được miễn thuế nhập khẩu nếu người nhập khẩu tại chỗ đáp ứng quy định tại điểm a, b khoản 2 Điều 10 Nghị định này. Sản phẩm nhập khẩu tại chỗ đăng ký tờ khai hải quan theo loại hình khác thì người nhập khẩu tại chỗ kê khai, nộp thuế theo mức thuế suất và trị giá tính thuế của sản phẩm nhập khẩu tại thời điểm đăng ký tờ khai. Trường hợp người nhập khẩu tại chỗ đã nộp thuế nhập khẩu hàng hóa để sản xuất, kinh doanh, đã đưa sản phẩm nhập khẩu tại chỗ vào sản xuất hàng hóa xuất khẩu và thực tế đã xuất khẩu sản phẩm ra nước ngoài hoặc vào khu phi thuế quan thì được hoàn thuế nhập khẩu đã nộp theo quy định tại Điều 36 Nghị định này. ” Căn cứ các quy định nêu trên, việc xử lý thuế đối với hàng hóa nhập khẩu tại chỗ để sản xuất xuất khẩu trong 04 trường hợp được thực hiện như sau: 1. Trường hợp doanh nghiệp nội địa nhập khẩu hàng hóa trực tiếp từ doanh nghiệp chế xuất, doanh nghiệp trong khu phi thuế quan, kho ngoại quan (hàng hóa gửi kho ngoại quan phải là hàng có nguồn gốc nhập khẩu từ nước ngoài hoặc từ khu phi thuế quan, không bao gồm hàng hóa trước đó từ nội địa gửi vào kho ngoại quan) để sản xuất hàng hóa xuất khẩu thông qua hợp đồng mua bán thì được miễn thuế nhập khẩu nếu đáp ứng các quy định tại khoản 2 Điều 12 Nghị định số 134/2016/NĐ-CP, khoản 6 Điều 1 Nghị định số 18/2021/NĐ-CP. Tờ khai sử dụng mã loại hình E31- nhập nguyên liệu sản xuất xuất khẩu, được miễn thuế nhập khẩu, không chịu thuế GTGT. 2. Trường hợp doanh nghiệp nội địa ký hợp đồng mua hàng hóa để sản xuất xuất khẩu với tổ chức, cá nhân nước ngoài không có hiện diện tại Việt Nam nhưng được tổ chức, cá nhân nước ngoài chỉ định nhận hàng từ doanh nghiệp chế xuất, doanh nghiệp trong khu phi thuế quan (đáp ứng quy định tại khoản 1 Điều 4 Luật thuế xuất khẩu, thuế nhập khẩu số 107/2016/QH13) thì hàng hóa nhập khẩu tại chỗ giữa doanh nghiệp nội địa với doanh nghiệp chế xuất, doanh nghiệp trong khu phi thuế quan được miễn thuế nhập khẩu nếu đáp ứng quy định về cơ sở xác định hàng hóa miễn thuế theo quy định tại khoản 2 Điều 12 Nghị định số 134/2016/NĐ-CP, khoản 6 Điều 1 Nghị định số 18/2021/NĐ-CP. Tờ khai nhập khẩu tại chỗ khai mã loại hình E31- nhập nguyên liệu sản xuất xuất khẩu, được miễn thuế nhập khẩu, không chịu thuế GTGT. 3. Trường hợp doanh nghiệp nội địa ký hợp đồng mua bán hàng hóa để sản xuất xuất khẩu với tổ chức, cá nhân nước ngoài không có hiện diện tại Việt Nam, được tổ chức, cá nhân nước ngoài chỉ định nhận hàng từ doanh nghiệp trong nội địa thì hàng hóa nhập khẩu tại chỗ giữa hai doanh nghiệp nội địa sử dụng mã loại hình nhập kinh doanh (A11), nhập kinh doanh sản xuất (A12), phải kê khai nộp thuế nhập khẩu theo hướng dẫn tại công văn số 2687/TCHQ-TXNK ngày 01/6/2021. Đối với thuế GTGT và các loại thuế khác, doanh nghiệp phải kê khai nộp thuế tương ứng với mã loại hình tờ khai A11, A12. Sau khi sản phẩm nhập khẩu tại chỗ đưa vào sản xuất và thực xuất khẩu ra nước ngoài hoặc khu phi thuế quan thì doanh nghiệp được hoàn thuế nhập khẩu tương ứng với lượng nguyên liệu, vật tư nhập khẩu tại chỗ cấu thành trong sản phẩm đã xuất khẩu theo quy định tại Điều 36 Nghị định số 134/2016/NĐ-CP. 4. Trường hợp doanh nghiệp nội địa ký hợp đồng mua hàng hóa của thương nhân nước ngoài, được thương nhân nước ngoài chỉ định nhận hàng hóa từ doanh nghiệp chế xuất, kho ngoại quan. Tuy nhiên, trước đó hàng hóa này có nguồn gốc là hàng nhập khẩu để gia công, sản xuất xuất khẩu của doanh nghiệp nội địa đã được miễn thuế nhập khẩu theo quy định tại Điều 10, Điều 12 Nghị định 134/2016/NĐ-CP; sau khi sản xuất, doanh nghiệp nội địa xuất khẩu hàng hóa vào doanh nghiệp chế xuất, doanh nghiệp trong khu phi thuế quan hoặc gửi vào kho ngoại quan theo chỉ định của thương nhân nước ngoài, sau đó tiếp tục được nhập khẩu tại chỗ trở lại Việt Nam theo chỉ định của thương nhân nước ngoài thì sản phẩm nhập khẩu tại chỗ của doanh nghiệp Việt Nam đăng ký tờ khai theo loại hình nhập kinh doanh (A11) hoặc nhập kinh doanh sản xuất (A12), phải kê khai nộp thuế nhập khẩu theo hướng dẫn tại công văn số 2687/TCHQ-TXNK ngày 01/6/2021. Đối với thuế GTGT và các loại thuế khác doanh nghiệp phải kê khai nộp thuế tương ứng với mã loại hình tờ khai A11, A12. Khi sản phẩm nhập khẩu tại chỗ đưa vào sản xuất và thực xuất khẩu ra nước ngoài hoặc khu phi thuế quan thì doanh nghiệp được hoàn thuế nhập khẩu tương ứng với lượng nguyên liệu, vật tư nhập khẩu tại chỗ cấu thành trong sản phẩm đã xuất khẩu theo quy định tại Điều 36 Nghị định số 134/2016/NĐ-CP (Điểm a, b, c nêu trên, Tổng cục Hải quan đã có công văn số 3487/TCHQ-TXNK ngày 12/7/2021, số 6471/TXNK-CST ngày 14/7/2021, số 6744/TXNK- CST ngày 30/7/2021, số 7074/TXNK-CST ngày 15/9/2021). |
17 |
Điểm h khoản 2 Điều 10 (Điểm h khoản 2 Điều 12) |
Doanh nghiệp mở tờ khai đối với sản phẩm nhập khẩu tại chỗ không phải loại hình gia công thì mở theo loại hình nào? Có chịu thuế GTGT hay không? Nộp thuế vào tài khoản nộp ngân sách hay tài khoản tạm thu. (Cục HQ Bà Rịa Vũng Tàu tại công văn số 1371/HQBRVT-TXNK ngày 28/5/2021 và số 1671/HQBRVT-TXNK ngày 25/6/2021, Cục HQ Tây Ninh tại công văn số 1090/HQTN-NV ngày 18/6/2021 và số 1337/HQTN-NV ngày 15/7/2021; Cục HQ Thừa Thiên Huế tại công văn số 546/HQTTH-NV ngày 28/5/2021, số 622/HTTTH-NV ngày 11/6/2021 và số 801/HQTTH-NV ngày 20/7/2021; Cục HQ Cần Thơ tại công văn 751/HQCT-NV ngày 12/5/2021 và số 1109/HQCT-NV ngày 24/6/2021; Cục HQ Đồng Tháp tại công văn số 752/HQDT-NV ngày 17/5/2021; Bình Dương tại công văn số 921/HQBD-TXNK ngày 10/5/2021; Cục HQ Tp. Hồ Chí Minh tại công văn 1172/HQTPHCM-TXNK ngày 12/5/2021) |
Về việc kê khai mã loại hình đối với sản phẩm nhập khẩu tại chỗ không phải loại hình gia công đã được Tổng cục Hải quan hướng dẫn tại điểm 4 mục I, điểm 4 mục II công văn số 2687/TCHQ-TXNK ngày 01/6/2021. Sản phẩm nhập khẩu tại chỗ không phải loại hình gia công mở tờ khai A11, A12. Việc kê khai, nộp thuế nhập khẩu, thuế GTGT và các loại thuế khác được thực hiện tương ứng với mã loại hình tờ khai A11, A12. Số tiền thuế được nộp vào tài khoản ngân sách Nhà nước. Hướng dẫn chi tiết các trường hợp nhập khẩu tại chỗ thực hiện theo STT 16 Phụ lục này. |
18 |
Điểm h khoản 2 Điều 10 (Điểm h khoản 2 Điều 12) |
Về áp dụng thuế suất thuế nhập khẩu với hàng hóa nhập khẩu tại chỗ chưa có quy định. Đề nghị Tổng cục Hải quan hướng dẫn để các đơn vị thống nhất thực hiện. (Cục HQ Bình Dương tại điểm 1 công văn 921/HQBD-TXNK). |
Về mức thuế suất thuế nhập khẩu đối với hàng hóa nhập khẩu tại chỗ giữa 02 doanh nghiệp trong nước khi đăng ký tờ khai hải quan mã loại hình A11, A12 thực hiện theo quy định tại điểm b khoản 3 Điều 3 được nêu tại khoản 1 Điều 1 Nghị định số 18/2021/NĐ-CP (áp dụng thuế suất thuế nhập khẩu ưu đãi). |
19 |
Điểm h khoản 2 Điều 10 (Điểm h khoản 2 Điều 12) |
Thời hạn nộp thuế trường hợp nhập khẩu tại chỗ chưa quy định cụ thể theo khoản 4 Điều 55 Luật Quản lý thuế năm 2019 hay theo Điều 9 Luật thuế xuất khẩu, thuế nhập khẩu năm 2016. (Cục HQ Bình Dương tại điểm 1 công văn 921/HQBD-TXNK) |
Căn cứ quy định tại Điều 9 Luật Thuế xuất khẩu, thuế nhập khẩu số 107/2016/QH13 thì hàng hóa xuất khẩu, nhập khẩu thuộc đối tượng chịu thuế phải nộp thuế trước khi thông quan hoặc giải phóng hàng theo quy định của Luật Hải quan hoặc được tổ chức tín dụng bảo lãnh số thuế phải nộp nhưng phải nộp tiền chậm nộp, trừ trường hợp người nộp thuế được áp dụng chế độ ưu tiên. Căn cứ điểm h khoản 2 Điều 10, điểm h khoản 2 Điều 12 được nêu tại khoản 4, khoản 6 Điều 1 Nghị định số 18/2021/NĐ-CP; Căn cứ khoản 3 Điều 3 được nêu tại khoản 1 Điều 1 Nghị định số 18/2021/NĐ-CP; theo điểm 4 mục I, điểm 4 mục II công văn số 2687/TCHQ-TXNK thì sản phẩm nhập khẩu tại chỗ đăng ký tờ khai hải quan theo loại hình khác loại hình gia công thì phải kê khai nộp thuế (Mã loại hình tờ khai sử dụng mã A11, A12). Thời hạn nộp thuế thực hiện theo quy định tại Điều 9 Luật Thuế xuất khẩu, thuế nhập khẩu số 107/2016/QH13. |
20 |
Doanh nghiệp chế xuất thuê doanh nghiệp nội địa gia công |
Đề nghị hướng dẫn về chính sách thuế đối với trường hợp doanh nghiệp chế xuất (DNCX) thuê doanh nghiệp nội địa gia công trong trường hợp sau đây: Công ty TNHH Chitwing Precision Tech Việt Nam là DNCX giao toàn bộ nguyên vật liệu để thuê đối tác là doanh nghiệp FDI trong nội địa gia công lại toàn bộ các công đoạn. Sau đó Công ty nhận lại sản phẩm và xuất khẩu ra nước ngoài. Công ty có được thuê doanh nghiệp nội địa gia công lại toàn bộ hay không. (Công ty TNHH Chitwing Precision Tech Việt Nam tại công văn số 20210621-01 ngày 21/6/2021) |
Căn cứ điểm c khoản 4 Điều 2 Luật Thuế xuất khẩu, thuế nhập khẩu số 107/2016/QH13 quy định: “Hàng hóa xuất khẩu từ khu phi thuế quan ra nước ngoài; hàng hóa nhập khẩu từ nước ngoài vào khu phi thuế quan và chỉ sử dụng trong khu phi thuế quan; hàng hóa chuyển từ khu phi thuế quan này sang khu phi thuế quan khác” không thuộc đối tượng chịu thuế xuất khẩu, thuế nhập khẩu; Căn cứ khoản 1 Điều 76 Thông tư số 38/2015/TT-BTC được sửa đổi, bổ sung tại khoản 52 Điều 1 Thông tư số 39/2018/TT-BTC quy định về hàng hóa do DNCX thuê doanh nghiệp nội địa gia công quy định: “a) Doanh nghiệp nội địa làm thủ tục hải quan theo quy định về gia công hàng hóa cho thương nhân nước ngoài quy định tại mục 1 và mục 2 Chương III Thông tư này. Riêng về địa điểm làm thủ tục hải quan, doanh nghiệp nội địa được lựa chọn thực hiện tại Chi cục Hải quan quản lý DNCX. Khi khai chỉ tiêu thông tin “số quản lý nội bộ doanh nghiệp ” trên tờ khai hải quan, doanh nghiệp nội địa phải khai như sau: #&GCPTQ; b) DNCX không phải làm thủ tục hải quan khi đưa hàng hóa vào nội địa để gia công và nhận lại sản phẩm gia công từ nội địa. Trường hợp đưa hàng hóa từ DNCX vào thị trường nội địa để gia công, bảo hành, sửa chữa nhưng không nhận lại hàng hóa thì bên nhận gia công (doanh nghiệp nội địa) phải đăng ký tờ khai mới để thay đổi mục đích sử dụng theo quy định tại Chương II Thông tư này”. Chính sách thuế đối với DNCX thuê gia công và doanh nghiệp nội địa nhận gia công thực hiện như sau: a) Đối với DNCX Hàng hóa nhập khẩu từ nước ngoài vào DNCX thì DNCX được phép thuê doanh nghiệp nội địa gia công lại. Doanh nghiệp chế xuất không phải làm thủ tục hải quan khi đưa hàng hóa vào nội địa để gia công và nhận lại sản phẩm gia công từ doanh nghiệp nội địa theo quy định tại khoản 1 Điều 76 Thông tư số 38/2015/TT-BTC được sửa đổi, bổ sung tại khoản 52 Điều 1 Thông tư số 39/2018/TT-BTC. Hàng hóa của DNCX đưa đi gia công trong nội địa không chịu thuế nhập khẩu, không chịu thuế GTGT. b) Đối với doanh nghiệp nội địa. Doanh nghiệp nội địa làm thủ tục hải quan theo quy định về gia công hàng hóa cho thương nhân nước ngoài. Chính sách thuế nhập khẩu, thuế GTGT áp dụng như đối với hàng hóa nhập khẩu để gia công cho nước ngoài. |
21 |
1. Trường hợp xử lý trên tờ khai A42 doanh nghiệp kê khai nộp thuế đối với phần nguyên liệu, vật tư nhập khẩu cấu thành trong sản phẩm xuất khẩu phải dựa vào định mức sản phẩm xuất khẩu, nhưng hiện nay doanh nghiệp không phải nộp định mức xuất khẩu tại thời điểm làm thủ tục hải quan. Do đó, trường hợp này cơ quan hải quan không có đủ cơ sở để kiểm tra hồ sơ, kiểm tra thực tế hàng hóa. 2. Quá thời hạn 15 ngày kể từ ngày thông quan tờ khai xuất khẩu mà doanh nghiệp không thông báo mẫu 22 thì phải kê khai mở tờ khai A42 hoặc cơ quan hải quan sẽ thực hiện ấn định thuế (nếu doanh nghiệp không mở tờ khai A42), hiện tại không quy định thời hạn kết thúc việc doanh nghiệp được phép thông báo. Do đó, việc mở tờ khai A42 hoặc ấn định thuế, sau đó doanh nghiệp thông báo bổ sung lại thực hiện điều chỉnh giảm thuế sẽ gây mất thời gian cho công chức hải quan để xử lý trong quy trình làm thủ tục thủ tục thông quan cho hàng hóa xuất nhập khẩu (Cục HQ Đồng Nai tại điểm 14 công văn 1071/HQĐNa-TXNK ngày 9/6/2021) |
1. Căn cứ quy định tại khoản 2 Điều 55 Thông tư số 38/2015/TT-BTC được sửa đổi, bổ sung tại khoản 33 Điều 1 Thông tư số 39/2018/TT-BTC thì “tổ chức, cá nhân chịu trách nhiệm lưu trữ dữ liệu, chứng từ, tài liệu liên quan đến việc xác định định mức thực tế và thông báo định mức thực tế của lượng sản phẩm đã sản xuất theo năm tài chính cho cơ quan hải quan khi báo cáo quyết toán theo quy định tại khoản 2 Điều 60 Thông tư này”. Trường hợp trên tờ khai A42 doanh nghiệp kê khai nộp thuế đối với phần nguyên liệu, vật tư nhập khẩu cấu thành trong sản phẩm xuất khẩu thì doanh nghiệp không phải nộp định mức sản xuất sản phẩm kèm theo tờ khai A42. Doanh nghiệp tự kê khai, tính thuế nhập khẩu trên tờ khai hải quan, cơ quan hải quan chấp nhận nội dung tự kê khai của doanh nghiệp, trong quá trình làm thủ tục hải quan cơ quan hải quan không phải thực hiện tính toán lại chi tiết cho từng dòng hàng trên tờ khai A42. Trường hợp cơ quan hải quan phát hiện có dấu hiệu gian lận, trốn thuế hoặc các hành vi vi phạm khác gây thất thu cho ngân sách Nhà nước thì thực hiện kiểm tra sau thông quan để thực hiện ấn định thuế theo quy định tại Điều 17 Nghị định số 126/2020/NĐ-CP, thực hiện xử phạt theo quy định của pháp luật hiện hành. (Liên quan đến việc chuyển luồng tờ khai A.42, Tổng cục Hải quan đã hướng dẫn tại công văn số 3509/TCHQ-QLRR ngày 12/07/2021). 2. Về việc quá thời hạn 15 ngày kể từ ngày thông quan tờ khai xuất khẩu, doanh nghiệp không thông báo mẫu 22 thì phải đăng ký tờ khai A42 hoặc ấn định thuế. Sau khi doanh nghiệp thông báo mẫu 22 về việc đã hoàn thành thủ tục hải quan đối với hàng hóa nhập khẩu tại chỗ thì thực hiện điều chỉnh tiền thuế để xử lý hoàn tiền thuế cho doanh nghiệp theo hướng dẫn tại điểm d khoản 3 mục I, điểm d khoản 3 mục II công văn số 2687/TCHQ-TXNK ngày 01/6/2021 (đây là thủ tục bắt buộc để xử lý tiền thuế). Đề nghị các đơn vị nghiên cứu thực hiện đúng quy định. |
|
22 |
Khoản 4 Điều 10 |
Trường hợp doanh nghiệp muốn bán vào nội địa phế liệu, phế phẩm trong quá trình sản xuất hàng gia công cho thương nhân nước ngoài thì từ sau ngày 25/4/2021, doanh nghiệp chỉ cần phát hành hóa đơn GTGT cho đơn vị thu mua phế liệu, sau đó kê khai, nộp thuế GTGT, thuế TTĐB, thuế BVMT (nếu có) cho Chi cục thuế quản lý doanh nghiệp có đúng không. Doanh nghiệp không cần phải thực hiện việc báo cáo hay xin phép cơ quan hải quan có đúng không. Đề nghị TCHQ hướng dẫn thủ tục thực hiện việc bán vào nội địa các phế thải, phế liệu phế phẩm trong quá trình sản xuất hàng gia công cho thương nhân nước ngoài. (Công ty TNHH Mami Hà Nội tại công văn số 496/NHC-XNK ngày 12/5/2021) |
Việc bán phế liệu, phế phẩm thu được trong quá trình gia công được thực hiện như sau: 1. Đối với doanh nghiệp nội địa: Phế liệu, phế phẩm của hàng hóa nhập khẩu để gia công tiêu thụ nội địa, Tổng cục Hải quan đã hướng dẫn tại điểm 5 mục I công văn số 2687/TCHQ-TXNK ngày 01/6/2021. Theo đó, từ ngày Nghị định số 18/2021/NĐ-CP có hiệu lực (ngày 25/4/2021), phế liệu, phế phẩm tạo thành trong quá trình gia công khi chuyển tiêu thụ nội địa được miễn thuế nhập khẩu, người nộp thuế không phải làm thủ tục hải quan nhưng phải kê khai nộp thuế giá trị gia tăng, thuế tiêu thụ đặc biệt, thuế bảo vệ môi trường (nếu có) cho cơ quan thuế theo quy định tại khoản 4 Điều 10 Nghị định số 134/2016/NĐ-CP được sửa đổi, bổ sung tại khoản 4 Điều 1 Nghị định số 18/2021/NĐ-CP. Đối với phế thải doanh nghiệp thực hiện theo quy định của pháp luật về môi trường theo quy định tại Điều 64 Thông tư số 38/2015/TT-BTC được sửa đổi, bổ sung tại khoản 42 Điều 1 Thông tư số 39/2018/TT- BTC. 2. Đối với doanh nghiệp chế xuất: Phế liệu, phế phẩm của doanh nghiệp chế xuất bán vào nội địa thực hiện theo quy định tại khoản 4 Điều 75 Thông tư số 38/2015/TT- BTC được sửa đổi, bổ sung tại khoản 51 Điều 1 Thông tư số 39/2018/TT-BTC. Đối với phế thải, doanh nghiệp thực hiện theo quy định tại khoản 7 Điều 75 Thông tư số 38/2015/TT-BTC được sửa đổi, bổ sung tại khoản 51 Điều 1 Thông tư số 39/2018/TT-BTC. |
23 |
Khoản 5 Điều 10 |
Theo quy định hiện nay thì văn bản chỉ định giao hàng hóa tại Việt Nam của tổ chức, cá nhân nước ngoài, doanh nghiệp phải nộp khi làm thủ tục xuất khẩu tại chỗ với cơ quan hải quan. Trường hợp tờ khai luồng xanh, doanh nghiệp chưa nộp tại thời điểm đăng ký tờ khai, sau khi thông quan doanh nghiệp mới nộp bổ sung thì có được miễn thuế hay không. (Cục HQ Bình Dương tại điểm 5 công văn 756/HQBD-TXNK ngày 15/4/2021, điểm 5 công văn 821/HQBD-TXNK ngày 23/4/2021, Cục HQ Đồng Nai tại điểm 1 công văn 1071/HQĐNa-TXNK ngày 9/6/2021) |
Căn cứ quy định tại khoản 1 Điều 18 Thông tư số 38/2015/TT- BTC được sửa đổi, bổ sung tại khoản 7 Điều 1 Thông tư số 39/2018/TT-BTC thì người khai hải quan phải khai đầy đủ các thông tin trên tờ khai hải quan theo các chỉ tiêu thông tin quy định tại mẫu số 01 hoặc mẫu số 02 Phụ lục II ban hành kèm theo Thông tư này (trong đó có chỉ tiêu “số quản lý nội bộ của doanh nghiệp” hướng dẫn khai đối với hàng hóa xuất nhập khẩu tại chỗ) và gửi các chứng từ thuộc hồ sơ hải quan quy định tại Điều 16 Thông tư này theo các chỉ tiêu thông tin quy định tại mẫu số 03 Phụ lục II ban hành kèm Thông tư này cho cơ quan hải quan thông qua Hệ thống xử lý dữ liệu điện tử hải quan. Căn cứ quy định tại khoản 5 Điều 10, khoản 3 Điều 12 được nêu tại khoản 4, khoản 6 Điều 1 Nghị định số 18/2021/NĐ-CP thì “khi làm thủ tục xuất khẩu tại chỗ đối với hàng hóa quy định tại Điều này, ngoài hồ sơ miễn thuế theo quy định tại Điều 31 Nghị định này, người xuất khẩu tại chỗ phải nộp thêm văn bản chỉ định giao hàng hóa tại Việt Nam của tổ chức, cá nhân nước ngoài: 01 bản chụp”. Tại mục III công văn số 2687/TCHQ-TXNK ngày 01/6/2021 của Tổng cục Hải quan đã có hướng dẫn về văn bản chỉ định giao hàng hóa tại Việt Nam của tổ chức, cá nhân nước ngoài. Theo đó, trường hợp khi làm thủ tục xuất khẩu tại chỗ, người xuất khẩu tại chỗ không có văn bản chỉ định giao hàng tai Việt Nam của tổ chức, cá nhân nước ngoài (trừ trường hợp quy định tại điểm b khoản 1 Điều 35 Nghị định số 08/2015/NĐ-CP) thì không được xác định là hoạt động xuất khẩu tại chỗ nên không được làm thủ tục xuất nhập khẩu tại chỗ. Trường hợp tờ khai luồng xanh, doanh nghiệp có văn bản chỉ định nhưng chưa nộp tại thời điểm đăng ký tờ khai, sau khi thông quan doanh nghiệp mới nộp bổ sung thì không được miễn thuế nhập khẩu theo quy định tại khoản 5 Điều 10, khoản 3 Điều 12 được nêu tại khoản 4, khoản 6 Điều 1 Nghị định số 18/2021/NĐ-CP. |
Điều 11. Miễn thuế đối với hàng hóa xuất khẩu để gia công, sản phẩm gia công nhập khẩu |
|||
24 |
Điểm a khoản 1 Điều 11 |
Theo các tài liệu hướng dẫn chỉ đề cập đến phế liệu thuộc đối tượng miễn thuế như loại hình gia công và SXXK. Đối với loại hình kinh doanh thuộc đối tượng chịu thuế thì trường hợp tài nguyên khoáng sản không có nguồn gốc trong nước nếu nhập khẩu về để sản xuất kinh doanh và tạo ra phế liệu, thì khi xuất khẩu phế liệu này đi gia công có được miễn thuế xuất khẩu hay không? (Cục HQ Bình Dương tại điểm 3 công văn số 756/HQBD-TXNK ngày 15/4/2021, điểm 3 công văn số 821/HQBD TXNK ngày 23/4/2021) |
Căn cứ điểm a khoản 1 Điều 11 Nghị định số 134/2016/NĐ-CP được sửa đổi, bổ sung tại khoản 5 Điều 1 Nghị định số 18/2021/NĐ-CP quy định về miễn thuế đối với hàng hóa xuất khẩu để gia công, sản phẩm gia công nhập khẩu thì “Hàng hóa là tài nguyên khoáng sản, sản phẩm có tổng trị giá tài nguyên, khoáng sản cộng chi phí năng lượng chiếm từ 51% giá thành sản phẩm trở lên và hàng hóa (trừ phế liệu tạo thành trong quá trình sản xuất, gia công xuất khẩu từ hàng hóa nhập khẩu) xuất khẩu để gia công thuộc đối tượng chịu thuế xuất khẩu, thì không được miễn thuế xuất khẩu Căn cứ quy định nêu trên, đối với phế liệu tạo thành từ hoạt động gia công, sản xuất xuất khẩu sau đó xuất khẩu ra nước ngoài để gia công thì thuộc đối tượng miễn thuế xuất khẩu. Đối với loại hình nhập khẩu để kinh doanh (A11), nhập khẩu để kinh doanh sản xuất (A12) tạo thành phế liệu, sau đó, doanh nghiệp xuất khẩu ra nước ngoài để thuê gia công thì không thuộc các trường hợp được miễn thuế xuất khẩu. (Liên quan đến việc xử lý về thuế đối với phế liệu xuất khẩu Tổng cục Hải quan có công văn số 3112/TCHQ-TXNK ngày 21/6/2021 hướng dẫn đối với trường hợp nhập khẩu theo loại hình nhập kinh doanh, nhập kinh doanh sản xuất thu được phế liệu sau đó doanh nghiệp xuất khẩu phế liệu ra nước ngoài để thuê gia công thì không thuộc trường hợp được miễn thuế xuất khẩu). |
Điều 12. Miễn thuế đối với hàng hóa nhập khẩu để sản xuất hàng hóa xuất khẩu |
|||
25 |
Điểm b khoản 1 Điều 12 |
Công ty chúng tôi đang thực hiện hoạt động xuất khẩu theo quy trình như sau: Đặt hàng gia công và mua từ các nhà cung cấp Việt Nam (bao gồm từ cả các DNCX) các loại phụ tùng ô tô để gia công, đóng gói, ghi nhãn và xuất khẩu. Đề nghị Tổng cục hướng dẫn: 1. Trường hợp Công ty chỉ có hoạt động nhập khẩu hàng hóa để đóng gói, dán nhãn rồi xuất khẩu như mô tả trên thì có được coi là hoạt động sản xuất hàng hóa xuất khẩu để miễn thuế theo quy định tại khoản 6 Điều 1 Nghị định số 18/2021/NĐ-CP hay không? Nếu có đề nghị hướng dẫn chi tiết các quy trình, thủ tục liên quan để doanh nghiệp được áp dụng miễn thuế. 2. Trường hợp được miễn thuế, đề nghị hướng dẫn mã loại hình nhập khẩu và xuất khẩu tương ứng mà Công ty cần khai báo khi làm thủ tục hải quan. (Công ty Ô Tô Toyota Việt Nam tại công văn số 20210706 ngày 06/7/2021) |
Căn cứ quy định tại điểm b khoản 1 Điều 12 Nghị định số 134/2016/NĐ-CP được sửa đổi, bổ sung tại khoản 6 Điều 1 Nghị định số 18/2021/NĐ-CP thì hàng hóa nhập khẩu để sản xuất hàng hóa xuất khẩu được miễn thuế nhập khẩu theo quy định tại khoản 7 Điều 16 Luật Thuế xuất khẩu, thuế nhập khẩu, bao gồm “Sản phẩm hoàn chỉnh nhập khẩu để đóng gói, dán nhãn hoặc gắn, lắp ráp vào sản phẩm xuất khẩu hoặc đóng chung thành mặt hàng đồng bộ với sản phẩm xuất khẩu”. Căn cứ quy định nêu trên, trường hợp doanh nghiệp nhập khẩu hàng hóa để sản xuất xuất khẩu trong đó có sản phẩm hoàn chỉnh nhập khẩu để đóng gói, dán nhãn hoặc gắn, lắp ráp vào sản phẩm xuất khẩu hoặc đóng chung thành mặt hàng đồng bộ với sản phẩm xuất khẩu và đáp ứng các quy định tại khoản 2 Điều 12 Nghị định 134/2016/NĐ-CP được nêu tại khoản 6 Điều 1 Nghị định 18/2021/NĐ-CP thì thuộc đối tượng miễn thuế nhập khẩu theo quy định tại Điều 12 Nghị định số 134/2016/NĐ-CP được sửa đổi, bổ sung tại khoản 6 Điều 1 Nghị định số 18/2021/NĐ-CP. Về hồ sơ, thủ tục miễn thuế thực hiện theo quy định tại Điều 12 Nghị định số 134/2016/NĐ-CP được sửa đổi, bổ sung tại khoản 6 Điều 1 Nghị định số 18/2021/NĐ-CP. Người nộp thuế phải thực hiện quyết toán đối với “Sản phẩm hoàn chỉnh nhập khẩu để đóng gói, dán nhãn hoặc gắn, lắp ráp vào sản phẩm xuất khẩu hoặc đóng chung thành mặt hàng đồng bộ với sản phẩm xuất khẩu ” như đối với nguyên liệu, vật tư nhập khẩu để sản xuất hàng xuất khẩu. Trường hợp Công ty không nhập khẩu hàng hóa nêu trên từ nước ngoài mà mua từ doanh nghiệp trong nước có hóa đơn GTGT thì không thuộc các trường hợp được miễn thuế, hoàn thuế nhập khẩu. Trường hợp mua từ doanh nghiệp trong nước hoặc mua hàng hóa từ khu phi thuế quan theo hình thức nhập khẩu tại chỗ thì thực hiện theo hướng dẫn tại STT 16 Phụ lục này. |
26 |
Điểm d khoản 1 Điều 12 |
Khi kiểm tra sau thông quan, hoặc kiểm tra báo cáo quyết toán, phát hiện trường hợp doanh nghiệp hủy nguyên liệu nhập khẩu, thành phẩm của hàng SXXK trước ngày Nghị định số 18/2021/NĐ-CP (25/4/2021) nhưng chưa kê khai nộp thuế với cơ quan Hải quan, thì cơ quan Hải quan có ấn định thuế, xử phạt vi phạm hành chính không ? (Cục HQ Đồng Nai tại điểm 6 công văn số 1071/HQĐNa-TXNK ngày 09/6/2021) |
Khi kiểm tra sau thông quan, hoặc kiểm tra báo cáo quyết toán, phát hiện trường hợp doanh nghiệp hủy nguyên liệu nhập khẩu, thành phẩm của hàng SXXK trước ngày Nghị định số 18/2021/NĐ-CP có hiệu lực (ngày 25/4/2021) nhưng chưa kê khai nộp thuế với cơ quan Hải quan thì cơ quan Hải quan thực hiện ấn định thuế nhập khẩu (không ấn định thuế GTGT), Tổng cục Hải quan đã hướng dẫn tại công văn số 8127/TCHQ-TXNK ngày 13/12/2017 (đính kèm). Việc xử phạt thực hiện theo quy định về pháp luật xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực hải quan. |
27 |
Khoản 2 Điều 12 |
Khoản 2 Điều 12 quy định về cơ sở sản xuất có nhiều quy định từ điểm a đến điểm h. Trong đó có một số trường hợp cụ thể quy định tại điều này nhưng không ràng buộc phải thỏa mãn các nội dung khác quy định tại điều này dẫn đến có thể hiểu không thống nhất. Áp dụng quy định tại khoản 2 Điều 12 được hiểu là thỏa mãn đồng thời các quy định từ điểm a đến điểm h hay chỉ cần thỏa mãn từng nội dung quy định của từng điểm. Ví dụ: Các trường hợp nêu tại điểm a.1, a.2, a.3, a.4 để đủ cơ sở miễn thuế thì có phải thỏa mãn đồng thời các quy định tại điểm c, d, đ, e hay không? Trường hợp nêu tại điểm b khoản 2 Điều 12: Để đủ cơ sở miễn thuế thì “người nộp thuế” quy định tại điểm b có phải đáp ứng quy định tại điểm a khoản 2 Điều 12 (có quyền sở hữu hoặc quyền sử dụng cơ sở sản xuất hàng hóa xuất khẩu...) và đồng thời đáp ứng các quy định nêu tại điểm c, d, đ, e hay không? (Cục HQ Tp. Hồ Chí Minh tại công văn 1172/HQTPHCM-TXNK ngày 12/5/2021) |
Căn cứ khoản 2 Điều 12 Nghị định số 134/2016/NĐ-CP được sửa đổi, bổ sung tại khoản 6 Điều 1 Nghị định số 18/2021/NĐ-CP, thì cơ sở để xác định hàng hóa nhập khẩu để SXXK được miễn thuế áp dụng như sau: a) Đối với các trường hợp nêu tại điểm a (bao gồm a.1, a.2, a.3, a.4) khoản 2 Điều 12 nêu trên phải đáp ứng đủ các điều kiện quy định tại điểm c, d, đ, e, g, h. b) Đối với trường hợp nêu tại điểm b khoản 2 Điều 12 nêu trên phải đáp ứng đủ các điều kiện quy định tại điểm b, c, d, đ, e, g, h. |
28 |
Điểm a1, a2 khoản 2 Điều 12. Điểm a3 khoản 2 Điều 12 |
1.a) Trường hợp phát sinh các doanh nghiệp nhập sản xuất xuất khẩu thực hiện một hoặc một số công đoạn đơn giản của sản phẩm (Ví dụ chỉ tham gia quy trình đóng gói sản phẩm) sau đó xuất khẩu thì có đủ điều kiện hàng hóa được miễn thuế hay không. 1.b) Thực tế, loại hình SXXK có 02 hợp đồng riêng biệt (hợp đồng mua nguyên liệu, hợp đồng bán sản phẩm). Vậy khi doanh nghiệp nhập khẩu 01 loại nguyên liệu về sau đó mang đi gia công lại thì việc xác định giao toàn bộ hàng hóa nhập khẩu được tính theo từng tờ khai nhập khẩu hay tính theo toàn bộ nguyên liệu nhập khẩu để sản xuất ra 01 loại sản phẩm. Cục Hải quan Đồng Nai đề xuất: Việc xác định giao toàn bộ hàng hóa nhập khẩu được tính theo nguyên liệu nhập khẩu, nếu không sản xuất bất kỳ công đoạn nào trong phần nguyên liệu nhập khẩu, thì được xem là gia công lại toàn bộ, không được miễn thuế nhập khẩu. Kiến nghị Tổng cục Hải quan có hướng dẫn thực hiện thống nhất. (Cục HQ Đồng Nai điểm 4 công văn số 1071/HQĐNa-TXNK ngày 09/6/2021) 2. Việc xác định “một phần hàng hóa nhập khẩu” được xác định theo từng tờ khai, theo từng hợp đồng nhập khẩu hàng hóa hay xác định theo lượng hàng hóa sử dụng để sản xuất sản phẩm xuất khẩu trong năm tài chính khi quyết toán với cơ quan hải quan? Tỷ lệ xác định “một phần” là bao nhiêu phần trăm (%) trên tổng số hàng hóa nhập khẩu? Doanh nghiệp nhập khẩu hàng hóa đưa 90% lượng hàng hóa đi thuê gia công chỉ giữ lại 10% lượng hàng hóa để sản xuất thì có đáp ứng quy định trên hay không hoặc giao toàn bộ 100% để thuê gia công lại? Trường hợp xác định một phần trên lượng hàng hóa nhập khẩu theo tờ khai thì rất khó để cơ quan hải quan quản lý, kiểm tra xác định doanh nghiệp giao đúng một phần hàng hóa nhập khẩu của tờ khai hay giao toàn bộ hàng hóa nhập khẩu của tờ khai vì hàng hóa nhập khẩu thuộc nhiều tờ khai nhập về lưu kho, sau đó giao một phần thuê gia công lại thì có thể bao gồm hàng hóa đã nhập khẩu của nhiều tờ khai khác nhau. (Cục HQ Tp. Hồ Chí Minh tại công văn 1172/HQTPHCM-TXNK ngày 12/5/2021; Cục HQ Bình Dương tại điểm 4 công văn 921/HQBD-TXNK ngày 10/5/2021, Ông Khưu Thành Quý tại công văn số PAKN.20210709.0011)
|
1a) Căn cứ điểm a.1, a.2, điểm a khoản 2 Điều 12 được nêu tại khoản 6 Điều 1 Nghị định số 18/2021/NĐ-CP thì người nộp thuế phải tham gia thực hiện một hoặc một số công đoạn sản xuất sản phẩm và đáp ứng các quy định khác tại khoản 2 Điều 12 được nêu tại khoản 6 Điều 1 Nghị định số 18/2021/NĐ-CP thì được miễn thuế nhập khẩu đối với hàng hóa đã nhập khẩu giao sản xuất, gia công lại. Các Cục Hải quan tỉnh, thành phố căn cứ hồ sơ, vụ việc cụ thể đối chiếu với các quy định nêu trên để xử lý miễn thuế đối với hàng hóa nhập khẩu để sản xuất xuất khẩu đúng quy định. 2+1b) Về việc xác định “giao một phần” hàng hóa nhập khẩu để thuê gia công lại trong nội địa: Căn cứ khoản 1 Điều 59 Luật Hải quan quy định trách nhiệm của cơ quan hải quan trong kiểm tra, giám sát hải quan đối với hàng hóa nhập khẩu để gia công, sản xuất hàng hóa xuất khẩu thì hàng hóa là nguyên liệu, vật tư nhập khẩu để gia công, sản xuất hàng hóa xuất khẩu phải chịu sự kiểm tra, giám sát hải quan từ khi nhập khẩu, trong quá trình sản xuất ra sản phẩm cho đến khi sản phẩm được xuất khẩu hoặc thay đổi mục đích sử dụng. Căn cứ điểm a1, a2, a3 khoản 2 Điều 12 được nêu tại khoản 6 Điều 1 Nghị định số 18/2021/NĐ-CP quy định: a1) Người nộp thuế giao một phần hoặc toàn bộ hàng hóa nhập khẩu để thuê tổ chức, cá nhân khác trên lãnh thổ Việt Nam sản xuất, gia công lại một hoặc một số công đoạn của sản phẩm, sau đó nhận lại bán thành phẩm để tiếp tục sản xuất sản phẩm xuất khẩu được miễn thuế nhập khẩu đối với hàng hóa đã nhập khẩu giao sản xuất, gia công lại. a2) Người nộp thuế giao một phần hoặc toàn bộ bán thành phẩm do người nộp thuế sản xuất từ hàng hóa nhập khẩu để thuê tổ chức, cá nhân khác trên lãnh thổ Việt Nam sản xuất, gia công lại một hoặc một số công đoạn của sản phẩm, sau đó nhận lại bán thành phẩm để tiếp tục sản xuất sản phẩm xuất khẩu hoặc nhận lại thành phẩm để xuất khẩu được miễn thuế nhập khẩu đối với hàng hóa đã nhập khẩu để sản xuất bán thành phẩm giao sản xuất, gia công lại. a3) Người nộp thuế giao một phần hàng hóa nhập khẩu để thuê tổ chức, cá nhân khác trên lãnh thổ Việt Nam sản xuất, gia công lại toàn bộ các công đoạn của sản phẩm, sau đó nhận lại thành phẩm để xuất khẩu được miễn thuế nhập khẩu đối với hàng hóa đã nhập khẩu giao sản xuất, gia công lại. Căn cứ quy định nêu trên, đối với mỗi loại nguyên liệu nhập khẩu được xác định theo năm tài chính (không tính theo từng tờ khai nhập khẩu, từng đơn hàng nhập khẩu, từng hợp đồng nhập khẩu). Việc giao một phần không bị giới hạn cố định về tỷ lệ phần trăm theo từng loại nguyên liệu, vật tư. Việc xác định giao một phần hàng hóa nhập khẩu (nguyên liệu, vật tư) để thuê tổ chức, cá nhân khác gia công lại một hoặc một số công đoạn của sản phẩm được thực hiện khi quyết toán với cơ quan Hải quan (thời điểm nộp báo cáo quyết toán chậm nhất là ngày thứ 90 kể từ ngày kết thúc năm tài chính theo quy định tại khoản 39 Điều 1 Thông tư số 39/2018/TT-BTC). Chú ý: Tỷ lệ phần trăm nêu trên không áp dụng đối với trường hợp doanh nghiệp trong nước nhập khẩu hàng hóa để kinh doanh sau đó đưa hàng hóa vào sản xuất để xuất khẩu và trường hợp được phép thuê gia công lại toàn bộ hàng hóa nhập khẩu cho tổ chức thuộc sở hữu trên 50% vốn điều lệ hoặc tổng số cổ phần phổ thông của người nộp thuế quy định tại điểm b khoản 2 Điều 12 được nêu tại khoản 6 Điều 1 Nghị định số 18/2021/NĐ-CP. |
29 |
Điểm g khoản 2 Điều 12 |
Căn cứ theo quy định tại điểm g khoản 2 Điều 12 thì doanh nghiệp xuất khẩu, nhập khẩu tại chỗ và khi hải quan bên doanh nghiệp xuất khẩu tại chỗ sẽ phải nhập số liệu thủ công theo Mẫu số 22 Phụ lục VII để cập nhật thông tin, với số lượng tờ khai mỗi ngày rất nhiều. Công ty đề nghị như sau: 1. Tạo thêm ô số tờ khai xuất khẩu tại chỗ đối ứng trên tờ khai nhập khẩu tại chỗ để khi doanh nghiệp muốn mở tờ khai nhập khẩu tại chỗ thì bắt buộc phải nhập số của tờ khai xuất khẩu tại chỗ chính và tờ khai nhánh vào ô này. Sau khi truyền tờ khai nhập khẩu tại chỗ lên hệ thống hải quan được thông quan thì hệ thống có thể tự động tìm các tờ khai xuất khẩu tại chỗ đối ứng để duyệt qua khu vực giám sát và gửi thông báo tự động cho hải quan nơi xuất khẩu tại chỗ. 2. Trường hợp quá 15 ngày, doanh nghiệp xuất khẩu tại chỗ không cung cấp thông tin tờ khai hải quan của sản phẩm nhập khẩu tại chỗ đã hoàn thành thủ tục hải quan thì doanh nghiệp xuất khẩu tại chỗ phải đăng ký tờ khai mới nộp thuế thì phải mở tờ khai theo loại hình nào, có tính thuế GTGT không. (Công ty TNHH Lạc Tỷ tại điểm IV công văn 59/XNK-LT ngày 26/4/2021) |
1. Về kiến nghị của doanh nghiệp: Tổng cục Hải quan ghi nhận để nghiên cứu hoàn thiện hệ thống. 2. Trường hợp quá 15 ngày doanh nghiệp xuất khẩu tại chỗ không cung cấp thông tin tờ khai hải quan của sản phẩm nhập khẩu tại chỗ thì phải đăng ký tờ khai hải quan mới đã hướng dẫn tại điểm a khoản 3 mục II công văn số 2687/TCHQ-TXNK ngày 01/6/2021 của Tổng cục Hải quan, như sau: Trường hợp quá 15 ngày kể từ ngày thông quan sản phẩm xuất khẩu tại chỗ, người xuất khẩu không thông báo thông tin tờ khai hải quan của sản phẩm nhập khẩu tại chỗ tương ứng đã hoàn thành thủ tục nhập khẩu cho cơ quan hải quan thì doanh nghiệp phải đăng ký tờ khai mới theo loại hình A42 (nộp thuế nhập khẩu, thuế GTGT và các loại thuế khác tương ứng với mã loại hình A42). |
30 |
Điểm h khoản 2 Điều 12 |
Căn cứ quy định tại điểm h khoản 2 Điều 12 được sửa đổi tại khoản 6 Điều 1 Nghị định 18/2021/NĐ-CP thì sản phẩm nhập khẩu tại chỗ đăng ký tờ khai hải quan theo loại hình khác thì người nhập khẩu tại chỗ phải kê khai nộp thuế. a) Vậy khi nhập khẩu tại chỗ để sản xuất hàng xuất khẩu doanh nghiệp khai mã loại hình E31 và không khai mã miễn giảm thuế hay doanh nghiệp khai mã loại hình A12 chịu thuế. Trường hợp sản phẩm NK tại chỗ theo loại hình E31 sau đó đưa vào sản xuất và xuất khẩu sản phẩm ra nước ngoài hoặc xuất vào khu PTQ thì có đủ điều kiện xem xét hoàn thuế không? Có đưa vào báo cáo quyết toán không. b) Trường hợp sản phẩm NK tại chỗ theo loại hình E31 sau đó đưa vào sản xuất và xuất khẩu tại chỗ mà không xuất khẩu sản phẩm ra nước ngoài hoặc vào khu phi thuế quan thì có đủ điều kiện xem xét hoàn thuế không? Trường hợp không đủ điều kiện hoàn thuế thì sẽ mâu thuẫn với hướng dẫn của TCHQ tại công văn số 4138/TCHQ-TXNK ngày 25/6/2019 theo đó: “...được miễn thuế nhập khẩu đối với nguyên liệu, vật tư nhập khẩu để gia công, sản xuất hàng hóa đã xuất khẩu tại chỗ.” (Cục HQ Bà Rịa Vũng Tàu tại công văn 1371/HQBRVT-TXNK ngày 28/5/2021; Cục HQ Tp. Hồ Chí Minh tại công văn 1172/HQTPHCM-TXNK ngày 12/5/2021; Cục HQ Bình Dương tại điểm 8, điểm 9 công văn 821/HQBD-TXNK ngày 23/6/2021) |
a) Khi nhập khẩu tại chỗ hàng hóa từ doanh nghiệp khác trong nội địa để sản xuất hàng xuất khẩu, doanh nghiệp khai mã loại hình A11, A12 (chi tiết xử lý thuế trong 04 trường hợp hướng dẫn tại STT16 Phụ lục này). Trường hợp hàng hóa nhập khẩu tại chỗ để sản xuất xuất khẩu nhưng doanh nghiệp đã khai báo mã loại hình A11, A12 (bao gồm cả loại hình E31 đã nộp thuế nhập khẩu) thì sau khi sản phẩm đưa vào sản xuất và xuất khẩu sản phẩm ra nước ngoài, xuất khẩu vào khu phi thuế quan, người nộp thuế được hoàn số tiền thuế đã nộp theo quy định tại Điều 36 Nghị định số 134/2016/NĐ-CP. Hồ sơ hoàn thuế thực hiện theo quy định tại khoản 5 Điều 36 Nghị định số 134/2016/NĐ-CP. Doanh nghiệp cần chú ý sử dụng mẫu báo cáo tính thuế nguyên liệu, vật tư, linh kiện nhập khẩu mẫu số 10 Phụ lục VII ban hành kèm theo Nghị định số 134/2016/NĐ-CP được thay thế tại Phụ lục VII Nghị định số 18/2021/NĐ-CP . Chú ý: Số lượng nguyên liệu, vật tư nhập khẩu theo mã tờ khai E31 đã nộp thuế và đã đưa vào báo cáo mẫu số 10 thì không đưa vào báo cáo quyết toán nhập - xuất - tồn vì số liệu báo cáo quyết toán chỉ sử dụng cho nguyên liệu, vật tư, linh kiện nhập khẩu thuộc đối tượng miễn thuế. Nếu doanh nghiệp đưa vào báo cáo quyết toán nhập - xuất- tồn sẽ dẫn đến tình trạng số lượng nguyên liệu, vật tư tồn thực tế tại doanh nghiệp chênh lệch dương (nhiều hơn) so với số liệu báo cáo với cơ quan hải quan. b) Trường hợp sản phẩm nhập khẩu tại chỗ theo loại hình E31 sau đó đưa vào sản xuất, sau đó, sản phẩm được xuất khẩu, nhập khẩu tại chỗ giữa 02 doanh nghiệp nội địa (không xuất khẩu ra nước ngoài, xuất khẩu vào khu phi thuế quan) thì không đáp ứng điều kiện hoàn thuế; trường hợp xuất khẩu ra nước ngoài hoặc xuất khẩu tại chỗ vào khu phi thuế quan thì đủ điều kiện để hoàn thuế theo quy định tại Điều 36 Nghị định số 134/2016/NĐ-CP (nội dung này không mâu thuẫn với công văn số 4138/TCHQ-TXNK ngày 25/6/2019 của Tổng cục Hải quan hướng dẫn về miễn thuế vì quy định về miễn thuế và hoàn thuế là hai đối tượng khác nhau). Đề nghị các đơn vị nghiên cứu kỹ để thực hiện đúng quy định. |
31 |
Điểm h khoản 2 Điều 10 (Điểm h khoản 2 Điều 12) |
1) Đề nghị có hướng dẫn cụ thể trường hợp nào nhập khẩu tại chỗ doanh nghiệp khai báo mã loại hình nhập kinh doanh sản xuất (A12), nhập nguyên liệu SXXK (E31). a) Trường hợp đã khai báo mã loại hình E31 nhưng đã nộp thuế nhập khẩu, đã nộp thuế GTGT, sau đó xác định thuộc trường hợp được miễn thuế nhập khẩu, không chịu thuế GTGT thì tiền thuế nhập khẩu, thuế GTGT đã nộp sẽ được hoàn như thế nào? b) Trường hợp đã khai báo mã loại hình A11, A12 (đã nộp thuế nhập khẩu, đã nộp thuế GTGT) nhưng sau đó xác định thuộc trường hợp được khai báo mã loại hình nhập nguyên liệu SXXK E31 (được miễn thuế nhập khẩu, không chịu thuế GTGT) thì tiền thuế nhập khẩu, thuế GTGT đã nộp sẽ được hoàn như thế nào? c) Trường hợp đã khai tờ khai E31, đã nộp thuế nhập khẩu, chưa nộp thuế GTGT, sau đó, xác định thuộc trường hợp phải kê khai theo mã A11, A12 thì xử lý như thế nào. (Cục HQ Thừa Thiên Huế tại công văn số 622/HQTTH-NV ngày 1/6/2021; Cục HQ Bình Dương tại điểm 3 công văn 1095/HQBD-TXNK ngày 02/6/2021, công văn số 1671/HQBRVT-TXNK ngày 25/6/2021; Cục HQ Đồng Nai tại điểm 11 công văn số 1071/HQĐNa-TXNK ngày 09/6/2021 và công văn số 1337/HQĐNa-TXNK ngày 14/7/2021; Cục HQ Tây Ninh tại công văn số 1090/HQTN-NV ngày 18/6/2021; Cục HQ Long An tại công văn số 1812/HQLA-NV ngày 28/10/2021;Công ty TNHH Schaeffler Việt Nam tại công văn số 2307-01/SVC-TCHQ ngày 26/7/2021) 2. Công ty TNHH SPG Vina đề nghị hướng dẫn trường hợp khai mã loại hình A12 sau đó đem một phần nguyên liệu, vật tư, linh kiện để thuê doanh nghiệp nội địa gia công và nhận lại bán thành phẩm rồi tiếp tục sản xuất xuất khẩu để xuất ra nước ngoài thì có được hoàn thuế nhập khẩu theo quy định tại Điều 36 Nghị định 134 hay không. (Công ty TNHH SPG Vina tại công văn số SPG21/NKTC ngày 04/6/2021) 3. Công ty TNHH Hải quan ShinHan Việt Nam Doanh nghiệp SXXK (doanh nghiệp FDI, doanh nghiệp nội địa) nhập khẩu hàng hóa từ cả 03 nguồn: nhập khẩu từ nước ngoài (loại hình E31); nhập từ các doanh nghiệp nội địa khác theo chỉ định của người bán ở nước ngoài (loại hình A12); mua từ trong nước, sử dụng hóa đơn GTGT, không mở tờ khai. Như vậy cùng một mã nguyên liệu, doanh nghiệp nhập từ cả 03 nguồn. Vậy khi doanh nghiệp tính định mức thực tế của sản phẩm, doanh nghiệp có cần tính cả lượng nguyên liệu từ nguồn A12 và nguồn mua trong nước hay không? Trong khi báo cáo quyết toán hàng SXXK không yêu cầu phải báo cáo cho lượng nguyên liệu, vật tư nhập theo tờ khai nhập A12 và mua từ nội địa. (Công ty TNHH Hải quan ShinHan Việt Nam tại công văn số 03/TCHQ/2021 ngày 08/7/2021) |
1. Việc xác định trường hợp hàng hóa nhập khẩu tại chỗ để sản xuất xuất khẩu thuộc đối tượng miễn thuế nhập khẩu, không chịu thuế GTGT (mã loại E31) và hàng hóa nhập khẩu tại chỗ để sản xuất xuất khẩu thuộc đối tượng nộp thuế nhập khẩu, thuế GTGT (mã loại hình A12) đã được hướng dẫn cụ thể tại STT 16 Phụ lục này. Việc xử lý thuế và thủ tục hải quan đối với hàng hóa nhập khẩu tại chỗ để sản xuất xuất khẩu nhưng khai sai mã loại hình thực hiện như sau: Căn cứ quy định tại điểm d4 khoản 1 Điều 20 Thông tư số 38/2015/TT-BTC được sửa đổi, bổ sung tại khoản 9 Điều 1 Thông tư số 39/2018/TT-BTC ngày 20/4/2018 về các trường hợp khai bổ sung thì “Trừ các chỉ tiêu thông tin trên tờ khai hải quan không được khai bổ sung quy định tại mục 3 Phụ lục II ban hành kèm Thông tư này, người khai hải quan được khai bổ sung các chỉ tiêu thông tin trên tờ khai hải quan trong các trường hợp sau” . Căn cứ quy định tại điểm d4 khoản 1 Điều 22 Thông tư số 38/2015/TT-BTC được sửa đổi, bổ sung tại khoản 11 Điều 1 Thông tư số 39/2018/TT-BTC ngày 20/4/2018 về các trường hợp được hủy tờ khai thì “Tờ khai hải quan nhưng người khai hải quan khai sai các chỉ tiêu thông tin quy định tại mục 3 Phụ lục II ban hành kèm Thông tư này, trừ trường hợp tờ khai hải quan nhập khẩu đã thông quan hoặc giải phóng hàng và hàng hóa đã qua khu vực giám sát hải quan; hoặc tờ khai hải quan xuất khẩu đã thông quan hoặc giải phóng hàng và hàng hóa thực tế đã xuất khẩu”. a) Trường hợp doanh nghiệp nội địa nhập khẩu hàng hóa từ doanh nghiệp chế xuất, doanh nghiệp trong khu phi thuế quan, kho ngoại quan (trừ hàng hóa gia công, sản xuất xuất khẩu từ nội địa gửi kho ngoại quan) để sản xuất hàng hóa xuất khẩu thông qua hợp đồng mua bán thuộc trường hợp nêu tại điểm 1, 2 STT 16 Phụ lục này, đã khai báo loại hình nhập nguyên liệu để sản xuất xuất khẩu (mã loại hình E31) và đáp ứng điều kiện miễn thuế nhập khẩu, không chịu thuế GTGT theo quy định tại khoản 2 Điều 12 Nghị định số 134/2016/NĐ-CP, khoản 6 Điều 1 Nghị định số 18/2021/NĐ-CP nhưng trên tờ khai E31 doanh nghiệp đã nộp thuế nhập khẩu, thuế GTGT thì doanh nghiệp thực hiện khai bổ sung các chỉ tiêu liên quan đến thuế nhập khẩu, thuế GTGT theo quy định tại Điều 20 Thông tư số 38/2015/TT-BTC được sửa đổi, bổ sung tại khoản 9 Điều 1 Thông tư số 39/2018/TT-BTC. Số tiền thuế nhập khẩu, thuế GTGT đã nộp được xử lý theo quy định về xử lý tiền thuế nộp thừa theo quy định tại Điều 10 Thông tư 06/2021/TT-BTC ngày 22/1/2021. b) Trường hợp doanh nghiệp đủ điều kiện nhập khẩu theo loại hình E31 theo hướng dẫn tại điểm 1, 2 STT 16 Phụ lục này (miễn thuế nhập khẩu, không chịu thuế GTGT) nhưng doanh nghiệp đã kê khai hàng hóa nhập khẩu tại chỗ theo mã loại hình A11, A12 (đã nộp thuế nhập khẩu, thuế GTGT), hàng hóa nhập khẩu đã thông quan và không thuộc trường hợp được sửa đổi, bổ sung và hủy tờ khai theo quy định thì sau khi sản phẩm đưa vào sản xuất và xuất khẩu sản phẩm ra nước ngoài, xuất khẩu vào khu phi thuế quan, doanh nghiệp được hoàn số tiền thuế nhập khẩu đã nộp theo quy định tại Điều 36 Nghị định số 134/2016/NĐ-CP. Về thuế GTGT doanh nghiệp kê khai khấu trừ với cơ quan thuế nội địa theo quy định của pháp luật về thuế. Hồ sơ hoàn thuế nhập khẩu thực hiện theo quy định tại khoản 5 Điều 36 Nghị định số 134/2016/NĐ-CP. Doanh nghiệp cần chú ý sử dụng mẫu báo cáo tính thuế nguyên liệu, vật tư, linh kiện nhập khẩu mẫu số 10 Phụ lục VII ban hành kèm theo Nghị định số 134/2016/NĐ-CP được thay thế tại Phụ lục VII Nghị định số 18/2021/NĐ-CP (Số nguyên liệu này không đưa vào báo cáo quyết toán nhập - xuất - tồn vì số liệu báo cáo quyết toán chỉ sử dụng cho nguyên liệu, vật tư, linh kiện nhập khẩu thuộc đối tượng miễn thuế). c) Trường hợp hàng hóa nhập khẩu tại chỗ để sản xuất xuất khẩu thuộc đối tượng nộp thuế nhập khẩu, thuế GTGT, khai theo mã loại hình A11, A12 nhưng người nhập khẩu tại chỗ đã đăng ký tờ khai theo mã loại hình E31, đã nộp thuế nhập khẩu nhưng chưa nộp thuế GTGT thì người nộp thuế thực hiện khai bổ sung thuế GTGT theo quy định tại Điều 20 Thông tư số 38/2015/TT-BTC được sửa đổi, bổ sung tại khoản 9 Điều 1 Thông tư số 39/2018/TT-BTC. Hàng hóa nhập khẩu tại chỗ thuộc các tờ khai E31 nhưng đã nộp thuế nhập khẩu, thuế GTGT sau khi đưa vào sản xuất hàng hóa xuất khẩu và đã xuất khẩu sản phẩm ra nước ngoài hoặc xuất khẩu vào khu phi thuế quan thì được hoàn thuế nhập khẩu theo quy định tại Điều 36 Nghị định số 134/2016/NĐ-CP tương tự như đối với hàng hóa nhập kinh doanh sản xuất, nhập kinh doanh tiêu dùng (tờ khai A11, A12). Các tờ khai E31 này không đưa vào báo cáo quyết toán đối với hàng gia công, sản xuất xuất khẩu (do hàng hóa đã nộp dù các loại thuế theo quy định). 2. Căn cứ quy định tại khoản 1 Điều 36 Nghị định 134/2016/NĐ-CP thì người nộp thuế đã nộp thuế nhập khẩu đối với hàng hóa nhập khẩu để sản xuất kinh doanh nhưng đã đưa vào sản xuất hàng hóa xuất khẩu và đã xuất khẩu sản phẩm ra nước ngoài hoặc xuất khẩu vào khu phi thuế quan, được hoàn thuế nhập khẩu đã nộp (không quy định về việc hoàn thuế đối với trường hợp giao sản xuất, gia công lại). Trường hợp doanh nghiệp khai theo mã loại hình A12 (đã nộp thuế nhập khẩu) sau đó đem một phần nguyên liệu, vật tư, linh kiện để thuê doanh nghiệp nội địa gia công và nhận lại bán thành phẩm rồi tiếp tục sản xuất xuất khẩu để xuất khẩu ra nước ngoài hoặc xuất khẩu vào khu phi thuế quan thì không đáp ứng điều kiện hoàn thuế quy định tại Điều 36 Nghị định 134/2016/NĐ-CP, do đó không được hoàn thuế nhập khẩu đã nộp. 3. Căn cứ quy định tại khoản 1 Điều 59 Luật Hải quan thì “hàng hóa là nguyên liệu, vật tư nhập khẩu để sản xuất hàng hóa xuất khẩu phải chịu sự kiểm tra, giám sát hải quan từ khi nhập khẩu, trong quá trình sản xuất ra sản phẩm cho đến khi sản phẩm được xuất khẩu hoặc thay đổi mục đích sử dụng”. Căn cứ quy định tại khoản 2 Điều 55 Thông tư số 38/2015/TT- BTC được sửa đổi, bổ sung tại khoản 33 Điều 1 Thông tư số 39/2018/TT-BTC thì “tổ chức, cá nhân chịu trách nhiệm lưu trữ dữ liệu, chứng từ, tài liệu liên quan đến việc xác định định mức thực tế và thông báo định mức thực tế của lượng sản phẩm đã sản xuất theo năm tài chính cho cơ quan hải quan khi báo cáo quyết toán theo quy định tại khoản 2 Điều 60 Thông tư này”. Căn cứ quy định nêu trên, trường hợp sản phẩm sản xuất được cấu thành từ cả 03 nguồn (Nhập khẩu từ nước ngoài (loại hình E31), nhập từ các doanh nghiệp nội địa khác theo chỉ định của người bán ở nước ngoài (loại hình A12), mua từ trong nước, sử dụng hóa đơn GTGT, không mở tờ khai) thì doanh nghiệp chỉ khai báo định mức thực tế cho cơ quan hải quan đối với phần nguyên liệu, vật tư đã được giải quyết miễn thuế theo mã loại hình E31. Việc xây dựng định mức đối với nguyên liệu mua từ trong nước và nguồn nhập từ các doanh nghiệp nội địa khác theo chỉ định của người bán ở nước ngoài (loại hình A12) để sản xuất sản phẩm do doanh nghiệp tự xây dựng và quản lý nội bộ. |
32 |
Điểm g, h khoản 2 Điều 12 |
1. DN nội địa xuất khẩu tại chỗ sản phẩm cho doanh nghiệp SXXK phải nộp thuế xuất khẩu cho sản phẩm xuất ra. Đồng thời, doanh nghiệp nhập khẩu sản phẩm tại chỗ cũng phải nộp thuế nhập khẩu cho sản phẩm nhập tại chỗ. Như vậy, một đối tượng hàng hóa cả 2 doanh nghiệp đều phải nộp thuế. Thực tế hàng hóa nhập khẩu tại chỗ sử dụng để SXXK sau cùng cũng xuất ra nước ngoài thì theo quy định tại Luật Thuế XNK phải được miễn thuế. 2. Vấn đề nộp thuế đối với nguyên liệu nhập khẩu tại chỗ để SXXK, sau đó được hoàn lại khi sau khi xuất khẩu sản phẩm đã gây khó khăn cho doanh nghiệp về chi phí và thời gian để hoàn thành các thủ tục nộp và hoàn thuế, không khuyến khích hàng SXXK, gây ra bất bình đẳng giữa hàng SXXK và hàng gia công xuất khẩu. (Văn phòng Kinh tế và văn hóa Đài Bắc tại Việt Nam tại công văn số VN 130 ngày 12/5/2021; Hiệp Hội Dệt May Việt Nam tại công văn số 75/2021/Vitas-CSTM ngày 13/5/2021; Hiệp Hội thương mại và công nghiệp Hàn Quốc tại TP.HCM tại công văn số 2110/HHTMHQ ngày 01/6/2021; Công ty TNHH Pouyuen Việt Nam tại công văn số 20210506/XNK-PYV ngày 06/5/2021 và công văn số 20210521/XNK-PYV; Tổng hội thương mại Đài Loan tại Việt Nam tại công văn số 22021/HHĐL ngày 10/5/2021; Hiệp hội Da giầy-túi xách Việt Nam tại công văn số 79/CV-HHDG ngày 14/5/2021; Công ty TNHH Lạc Tỷ tại công văn số 59/XNK-LT ngày 26/4/2021; Công ty TNHH Dệt Pacific Crystal tại công văn không số ngày 31/5/2021; Cục HQ. Quảng Ngãi tại công văn số 614/HQQNg-NV ngày 31/5/2021) |
1. Về việc nộp thuế xuất khẩu đối với hàng hóa sản xuất xuất khẩu nhưng xuất khẩu tại chỗ: Căn cứ quy định tại khoản 3 Điều 2 Luật thuế xuất khẩu thuế nhập khẩu số 107/2016/QH13 thì “Hàng hóa xuất khẩu, nhập khẩu tại chỗ” thuộc đối tượng chịu thuế xuất khẩu, thuế nhập khẩu. Căn cứ quy định tại khoản 7 Điều 16 Luật thuế xuất khẩu thuế nhập khẩu 107/2016/QH13 thì “Nguyên liệu, vật tư, linh kiện nhập khẩu để sản xuất hàng hóa xuất khẩu” thuộc đối tượng miễn thuế nhập khẩu (Như vậy, Luật thuế xuất khẩu, thuế nhập khẩu chỉ quy định miễn thuế đối với nguyên liệu, vật tư, linh kiện nhập khẩu để sản xuất xuất khẩu, không quy định miễn thuế xuất khẩu đối với sản phẩm xuất khẩu, do đó, sản phẩm xuất khẩu được sản xuất từ nguyên liệu, vật tư, linh kiện nhập khẩu phải nộp thuế xuất khẩu (nếu có) bao gồm cả trường hợp xuất khẩu tại chỗ). Khoản 24 Điều 16 Luật thuế xuất khẩu thuế nhập khẩu số 107/2016/QH13 giao “Chính phủ quy định chi tiết điều này”. Khoản 6 Điều 1 Nghị định số 18/2021/NĐ-CP quy định: “Sản phẩm xuất khẩu tại chỗ không được miễn thuế xuất khẩu”. Căn cứ các quy định nêu trên, chính sách thuế hiện nay không quy định miễn thuế đối với sản phẩm xuất khẩu loại hình SXXK. Do đó, sản phẩm SXXK (xuất khẩu ra nước ngoài, xuất khẩu vào khu phi thuế quan, xuất khẩu tại chỗ) đều phải nộp thuế xuất khẩu theo quy định tại Luật Thuế xuất khẩu, thuế nhập khẩu số 107/QH13 ngày 01/9/2016, Nghị định số 134/2016/NĐ-CP ngày 01/9/2016, Nghị định số 18/2021/NĐ-CP ngày 11/3/2021. Quy định này đã được thực hiện ổn định từ ngày 1/9/2016 là ngày có hiệu lực của Luật thuế xuất khẩu, thuế nhập khẩu số 107/2016/QH13 và Nghị định 134/2016/NĐC-CP. Đề nghị các đơn vị thực hiện đúng quy định nêu trên. 2. Về việc nộp thuế đối với hàng hóa nhập khẩu tại chỗ để sản xuất xuất khẩu đã được hướng dẫn chi tiết tại STT 16 Phụ lục này. Theo đó, không phải mọi trường hợp nhập khẩu tại chỗ để SXXK đều phải nộp thuế nhập khẩu. Đề nghị các doanh nghiệp nghiên cứu hướng dẫn nêu trên để tối ưu hóa hiệu quả sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp. |
33 |
Điểm h khoản 2 Điều 12 |
Công ty TNHH TCE Corporation (Bên A-người bán hàng là doanh nghiệp Hàn Quốc) mua vải bò từ nhà cung cấp là Công ty CP TCE Vina Denim (bên C-người giao hàng là doanh nghiệp chế xuất), Bên C mở tờ khai xuất khẩu cho Bên A theo loại hình E62 giao hàng vào kho ngoại quan, sau đó Bên A bán lại số lượng vải bò này cho Công ty TNHH một thành viên TCE Jean (Bên B-người mua là doanh nghiệp nội địa Việt Nam), Bên B mở tờ khai nhập khẩu từ kho ngoại quan về để sản xuất theo loại hình E31 để làm hàng SXXK theo hợp đồng đã ký giữa Bên A và Bên B. Trường hợp này Bên B có được miễn thuế nhập khẩu theo loại hình E31 để sản xuất hàng hóa xuất khẩu hay không. (Công ty TNHH một thành viên TCE Jean tại công văn số 10-XNKTCE/CV2021 ngày 12/5/2021, số 11-XNKTCE/CV2021 ngày 19/5/2021) |
Nội dung này đã được hướng dẫn chi tiết tại STT 16 Phụ lục này. Đề nghị Công ty căn cứ nội dung hướng dẫn nêu trên để thực hiện. |
Điều 28. Miễn thuế đối với hàng hóa xuất khẩu, nhập khẩu để phục vụ đảm bảo an sinh xã hội, khắc phục hậu quả thiên tai, thảm họa, dịch bệnh và các trường hợp đặc biệt khác |
|||
34 |
Điểm d khoản 1 Điều 28 |
Điểm d khoản 1 Điều 28 được sửa đổi, bổ sung khoản 9 Điều 1 Nghị định số 18/2021/NĐ-CP quy định về thủ tục miễn thuế đối với sản phẩm nông sản chưa qua chế biến do các doanh nghiệp, hộ gia đình, hộ kinh doanh, cá nhân Việt Nam hỗ trợ đầu tư, trồng tại các tỉnh của Campuchia tiếp giáp biên giới Việt Nam, nhập khẩu để làm nguyên liệu sản xuất hàng hóa tại Việt Nam được miễn thuế nhập khẩu. Theo đó, hồ sơ thông báo Danh mục hàng hóa nhập khẩu miễn thuế gồm: “Ngoài hồ sơ thông báo Danh mục hàng hóa nhập khẩu miễn thuế theo quy định tại khoản 3 Điều 30 Nghị định này, người nộp thuế là doanh nghiệp nộp thêm các chứng từ sau: “Văn bản xác nhận cho phép đầu tư của cơ quan có thẩm quyền tại Campuchia nơi doanh nghiệp Việt Nam đầu tư: 01 bản chụp kèm 01 bản dịch tiếng Việt có đóng dấu xác nhận của doanh nghiệp; Hợp đồng hoặc Thỏa thuận ký kết với phía Campuchia về việc hỗ trợ đầu tư, trồng và nhận lại nông sản, trong đó ghi rõ số tiền, hàng đầu tư vào từng lĩnh vực và tương ứng là số lượng, chủng loại, trị giá từng loại nông sản sẽ thu hoạch được: 01 bản chụp và xuất trình bản chính để đối chiếu; Chứng từ liên quan đến việc hỗ trợ đầu tư, trồng nông sản tại các tỉnh của Campuchia tiếp giáp biên giới Việt Nam (nếu có): 01 bản chụp và xuất trình bản chính trong lần nhập khẩu đầu tiên để đối chiếu”. 1. Như vậy hồ sơ thông báo Danh mục hàng hóa nhập khẩu miễn thuế theo quy định tại khoản 9 Điều 28 áp dụng đối với người nộp thuế là doanh nghiệp; các đối tượng là “hộ gia đình, hộ kinh doanh, cá nhân” có áp dụng theo quy định tại khoản 9 Điều 28 không? 2. Theo quy định tại khoản 9 Điều 28 người nộp thuế là doanh nghiệp nộp thêm: Văn bản xác nhận cho phép đầu tư của cơ quan có thẩm quyền tại Campuchia nơi doanh nghiệp Việt Nam đầu tư. Theo đó, cơ quan có thẩm quyền là cơ quan nào? Cấp có thẩm quyền là cấp nào (xã, huyện hay tỉnh). 3. Các trường hợp miễn thuế quy định tại điểm d khoản 1 Điều 28 có thuộc trường hợp phải nộp báo cáo tình hình sử dụng hàng hóa nhập khẩu theo quy định tại Điều 31a Nghị định không? Nếu có đề nghị hướng dẫn việc quyết toán Danh mục miễn thuế khi người nộp thuế nhập khẩu hết Danh mục miễn thuế được cấp hoặc chưa nhập khẩu hết hàng hóa trên Danh mục miễn thuế nhưng đã kết thúc niên vụ hoặc kết thúc hợp đồng ký kết với Campuchia về việc hỗ trợ đầu tư, trồng và nhận lại nông sản. 4. Tại điểm a khoản 9 Điều 28 quy định nơi tiếp nhận thông báo Danh mục miễn thuế là Cục Hải quan tỉnh tiếp giáp biên giới Campuchia. Thực tế việc nhập khẩu hàng hóa miễn thuế được thực hiện tại nhiều Chi cục Hải quan cửa khẩu khác nhau. Do đó, Cục Hải quan tỉnh có thể căn cứ vào tình hình thực tế và yêu cầu quản lý để giao quyền cho các Chi cục Hải quan cửa khẩu thực hiện việc tiếp nhận hồ sơ thông báo Danh mục miễn thuế hay không? 5. Khoản 3 Điều 2 Nghị định 18/2021/NĐ-CP quy định về chuyển tiếp ưu đãi thuế nhập khẩu cho các đối tượng được miễn thuế nhập khẩu tại khoản 9 Điều 1 đối với các dự án đầu tư, trồng sản phẩm nông sản thuộc Danh mục quy định tại Phụ lục VIII ban hành kèm theo Nghị định này đang được hưởng chính sách ưu đãi thuế theo quy định của pháp luật thuế xuất khẩu, nhập khẩu trước ngày Nghị định này có hiệu lực thi hành thì tiếp tục được hưởng chính sách miễn thuế nhập khẩu theo quy định tại khoản 9 Điều 1 Nghị định này trong thời gian còn lại của Giấy chứng nhận đầu tư ra nước ngoài đã được cơ quan nhà nước có thẩm quyền cấp. Tại Cục Hải quan Tây Ninh, các đối tượng được miễn thuế nhập khẩu theo Thông tư số 201/2012/TT-BTC ngày 16/11/2012 được sửa đổi, bổ sung tại Thông tư số 81/2013/TT-BTC ngày 19/6/2013 đa phần là các tổ chức, cá nhân không được cấp Giấy chứng nhận đầu tư ra nước ngoài. Do đó, các trường hợp trên có được áp dụng về chuyển tiếp ưu đãi thuế nhập khẩu theo quy định tại khoản 3 Điều 2 Nghị định số 18/2021/NĐ-CP không? (Cục HQ Tây Ninh, điểm 5 công văn số 620/HQTN-NV ngày 15/4/2021) |
1. Căn cứ điểm a khoản 9 Điều 28 Nghị định số 134/2016/NĐ-CP được sửa đổi, bổ sung tại khoản 9 Điều 1 Nghị định số 18/2021/NĐ-CP quy định về thông báo Danh mục miễn thuế đối với sản phẩm nông sản chưa qua chế biến do phía Việt Nam hỗ trợ đầu tư, trồng tại Campuchia nhập khẩu về nước. Theo đó, ngoài hồ sơ theo quy định tại khoản 3 Điều 30 Nghị định 134/2016/NĐ-CP, người nộp thuế là doanh nghiệp phải nộp thêm một số chứng từ. Căn cứ khoản 3 Điều 30 Nghị định số 134/2016/NĐ-CP quy định về hồ sơ thông báo Danh mục miễn thuế đối với các trường hợp thông báo Danh mục miễn thuế. Căn cứ quy định nêu trên thì hồ sơ thông báo Danh mục miễn thuế đối với người nộp thuế là hộ gia đình, hộ kinh doanh, cá nhân Việt Nam thực hiện theo quy định tại khoản 3 Điều 30 Nghị định 134/2016/NĐ-CP. 2. Quy định trong hồ sơ thông báo Danh mục hàng hóa nhập khẩu miễn thuế đối với trường hợp người nộp thuế là doanh nghiệp phải nộp thêm “Văn bản xác nhận cho phép đầu tư của cơ quan có thẩm quyền tại Campuchia nơi doanh nghiệp Việt Nam đầu tư: 01 bản chụp kèm 01 bản dịch tiếng Việt có đóng dấu xác nhận của doanh nghiệp”. Quy định này kế thừa các thủ tục miễn thuế trước đây tại Thông tư số 61/2006/TT-BTC ngày 29/06/2006, Thông tư số 201/2012/TT-BTC ngày 16/11/2012 của Bộ Tài chính hướng dẫn chính sách thuế đối với hàng nông sản chưa qua chế biến do phía Việt Nam hỗ trợ đầu tư, trồng tại Campuchia nhập khẩu về nước, không phải là thủ tục hành chính mới tại Nghị định số 18/2021/NĐ-CP . Ngoài ra, việc xác định “Văn bản xác nhận cho phép đầu tư của cơ quan có thẩm quyền tại Campuchia nơi doanh nghiệp Việt Nam đầu tư” đã được Bô Tài chính hướng dẫn tại công văn số 3229/BTC-CST ngày 13/03/2013 (đính kèm). Theo đó, trường hợp các doanh nghiệp, hộ kinh doanh, cá nhân Việt Nam sang các tỉnh của Campuchia giáp biên giới Việt Nam để thuê đất hoặc hỗ trợ đầu tư, trồng thì văn bản cho phép của cơ quan có thẩm quyền của Campuchia gồm một trong các trường hợp sau: - Đối với doanh nghiệp: cấp có thẩm quyền của Campuchia xác nhận cho doanh nghiệp Việt Nam đầu tư vào Campuchia là: + Xác nhận cấp có thẩm quyền ở Trung ương: Theo luật đầu tư của Campuchia, Hội đồng phát triển Campuchia (CDC) cấp phép cho những dự án đầu tư trên 2 triệu USD/dự án. Nếu doanh nghiệp Việt Nam đầu tư, hỗ trợ đầu tư hoặc thuê đất tại các tỉnh của Campuchia giáp biên giới với Việt Nam với vốn đầu tư trên 2 triệu USD/dự án, thì cấp có thẩm quyền xác nhận là “Hội đồng phát triển Campuchia (CDC)”. + Xác nhận cấp có thẩm quyền ở địa phương: Chính phủ Campuchia cho phép chính quyền cấp tỉnh thành lập Tiểu ban Hội đồng phát triển Campuchia và cấp phép đối với những dự án đầu tư dưới 2 triệu USD/dự án. Nếu doanh nghiệp Việt Nam đầu tư, hỗ trợ đầu tư hoặc thuê đất tại các tỉnh của Campuchia giáp biên giới với Việt Nam với vốn đầu tư dưới 2 triệu USD/dự án, thì cấp có thẩm quyền xác nhận là “Tiểu ban Hội đồng phát triển Campuchia” tại tỉnh đó. - Đối với hộ kinh doanh, cá nhân: cấp có thẩm quyền của Campuchia xác nhận cho hộ kinh doanh, cá nhân đầu tư, hỗ trợ đầu tư hoặc thuê đất vào Campuchia là văn bản xác nhận của Chính quyền từ cấp huyện trở lên (theo Điều 6, khoản a của Hiệp định về quy chế biên giới giữa nước CHXHCN Việt Nam và nước CHND Campuchia ký năm 1983). Đề nghị các Cục Hải quan tỉnh, thành phố giáp biên giới Campuchia phối hợp trao đổi ý kiến với phía Campuchia để cập nhật thông tin, thực hiện đúng quy định. 3. Căn cứ điểm d khoản 1 Điều 28, điểm a khoản 9 Điều 28 Nghị định số 134/2016/NĐ-CP (được sửa đổi, bổ sung tại khoản 9 Điều 1 Nghị định số 18/2021/NĐ-CP) quy định sản phẩm nông sản chưa qua chế biến do các doanh nghiệp, hộ gia đình, hộ kinh doanh, cá nhân Việt Nam hỗ trợ đầu tư, trồng tại các tỉnh của Campuchia tiếp giáp biên giới Việt Nam, nhập khẩu qua các cửa khẩu thuộc địa bàn hoạt động hải quan để làm nguyên liệu sản xuất hàng hóa tại Việt Nam được miễn thuế nhập khẩu. Hàng năm, người nộp thuế thông báo DMMT cho Cục Hải quan tỉnh tiếp giáp biên giới Campuchia. Căn cứ khoản 1 Điều 31a Nghị định số 134/2016/NĐ-CP (được sửa đổi, bổ sung tại khoản 15 Điều 1 Nghị định số 18/2021/NĐ-CP) quy định chủ dự án có trách nhiệm thông báo tình hình sử dụng hàng hóa miễn thuế cho cơ quan hải quan nơi tiếp nhận DMMT đối với các trường hợp phải thông báo DMMT với cơ quan hải quan. Định kỳ hàng năm, trong thời hạn 90 ngày kể từ ngày kết thúc năm tài chính, tổ chức, cá nhân thông báo tình hình sử dụng hàng hóa miễn thuế trong năm tài chính cho cơ quan hải quan nơi tiếp nhận DMMT Căn cứ các quy định nêu trên, hàng hóa miễn thuế quy định tại điểm d khoản 1 Điều 28 Nghị định số 134/2016/NĐ-CP (được sửa đổi, bổ sung tại khoản 9 Điều 1 Nghị định số 18/2021/NĐ-CP) thuộc trường hợp thông báo tình hình sử dụng hàng hóa miễn thuế. Hàng năm, người nộp thuế thông báo DMMT đối với sản lượng nông sản thu hoạch được thông qua hoạt động hỗ trợ đầu tư, trồng tại các tỉnh của Campuchia tiếp giáp biên giới Việt Nam. Thời hạn dự kiến nhập khẩu hàng hóa trên DMMT được căn cứ theo niên vụ trồng trọt hoặc theo thời điểm kết thúc hợp đồng ký kết hỗ trợ đầu tư, trồng và nhận lại nông sản với phía Campuchia. DMMT đã hết thời hạn dự kiến nhập khẩu không còn giá trị làm thủ tục hải quan. 4. Căn cứ quy định tại điểm a khoản 9 Điều 28 Nghị định số 134/2016/NĐ-CP được sửa đổi, bổ sung tại khoản 9 Điều 1 Nghị định số 18/2021/NĐ-CP thì người nộp thuế thông báo Danh mục hàng hóa nhập khẩu miễn thuế thông qua Hệ thống xử lý dữ liệu điện tử cho Cục Hải quan tỉnh tiếp giáp biên giới Campuchia (không có quy định ủy quyền cho cấp Chi cục). 5. Căn cứ quy định tại khoản 3 Điều 2 Nghị định số 18/2021/NĐ-CP, trường hợp các dự án đầu tư, trồng sản phẩm nông sản thuộc Danh mục quy định tại Phụ lục VIII ban hành kèm theo Nghị định số 18/2021/NĐ-CP đang được miễn thuế nhập khẩu theo Thông tư số 201/2012/TT-BTC ngày 16/11/2012 được sửa đổi, bổ sung tại Thông tư số 81/2013/TT-BTC ngày 19/6/2013 nhưng không có Giấy chứng nhận đầu tư ra nước ngoài của cơ quan có thẩm quyền cấp thì không được áp dụng chuyển tiếp ưu đãi thuế nhập khẩu cho thời gian còn lại của dự án theo quy định tại khoản 3 Điều 2 Nghị định số 18/2021/NĐ-CP. Về vấn đề này, Bộ Tài chính đã có công văn số 8035/BTC-CST ngày 21/7/2021 hướng dẫn thực hiện như sau: Kể từ thời điểm Nghị định 18/2021/NĐ-CP có hiệu lực thi hành, mặt hàng “lá thuốc lá chưa qua chế biến và các phế liệu lá thuốc lá” do phía Việt Nam hỗ trợ đầu tư, trồng tại các tỉnh của Campuchia nhập khẩu về nước không được miễn thuế nhập khẩu. Đối với trường hợp nhập khẩu mặt hàng “lá thuốc lá chưa qua chế biến và các phế liệu lá thuốc lá” từ Campuchia, tại Bản Thỏa thuận thúc đẩy thương mại song phương giữa Việt Nam và Campuchia giai đoạn 2019-2020 đã được Chính phủ 02 nước đồng ý gia hạn và tiếp tục áp dụng từ ngày 01/01/2021 đến hết ngày 31/12/2022, mặt hàng “lá thuốc lá chưa qua chế biến và các phế liệu lá thuốc lá” có xuất xứ từ Vương quốc Campuchia, có Giấy chứng nhận xuất xứ hàng hóa mẫu S (C/O form S) do cơ quan có thẩm quyền của Vương quốc Campuchia cấp và thông quan qua các cặp cửa khẩu nêu tại Phụ lục ban hành kèm theo Bản Thỏa thuận này được hưởng thuế suất thuế nhập khẩu ưu đãi đặc biệt 0% theo số lượng hạn ngạch nhập khẩu 3.000 tấn/năm. Vì vậy, doanh nghiệp có thể khai thác cơ chế của Bản Thỏa thuận này trong việc nhập khẩu mặt hàng “lá thuốc lá chưa qua chế biến và các phế liệu lá thuốc lá” từ Campuchia theo lượng hạn ngạch quy định tại Bản Thỏa thuận để hưởng mức thuế suất ưu đãi theo quy định (đính kèm công văn số 8035/BTC-CST ngày 21/7/2021). Ngày 13/9/2021, Chính phủ đã ban hành Nghị định số 83/2021/NĐ-CP về Biểu thuế nhập khẩu ưu đãi đặc biệt của Việt Nam để thực hiện Bản Thỏa thuận thúc đẩy thương mại song phương giữa Chính phủ nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam và Chính phủ Vương quốc Campuchia giai đoạn 2021 - 2022 (có hiệu lực từ ngày ký ban hành cho đến hết ngày 31/12/2022). Do đó, đề nghị Cục Hải quan tỉnh Tây Ninh căn cứ các quy định nêu trên hướng dẫn doanh nghiệp thực hiện. Ngoài ra, Tổng cục Hải quan đã có công văn số 5313/TCHQ-TXNK ngày 09/11/2021 hướng dẫn thực hiện. |
Điều 28a. Điều kiện kiểm tra, giám sát hải quan và áp dụng chính sách thuế đối với doanh nghiệp chế xuất là khu phi thuế quan |
|||
35 |
Khoản 1 Điều 28a |
1. Theo hướng dẫn tại công văn số 2687/TCHQ-TXNK ngày 01/6/2021 thì các khu vực tại DNCX được sử dụng để lưu giữ hàng hóa như kho, bãi lưu giữ nguyên liệu, vật tư, bán thành phẩm, thành phẩm, máy móc, thiết bị và các hàng hóa không chịu thuế khác phải có ca-mê-ra quan sát; đối với các khu vực khác tại DNCX được bố trí để sản xuất, sử dụng hàng hóa như nhà xưởng, văn phòng, nhà ăn... thì không yêu cầu có ca-mê-ra quan sát theo quy định tại điểm b khoản 1 Điều 28a Nghị định số 134/2016/NĐ-CP được sửa đổi, bổ sung tại khoản 10 Điều 1 Nghị định số 18/2021/NĐ-CP. Theo quy định tại khoản 6 Điều 4 Luật Hải quan số 54/2014/QH13 thì “Hàng hóa bao gồm động sản có tên gọi và mã số theo Danh mục hàng hóa xuất khẩu, nhập khẩu Việt Nam được xuất khẩu, nhập khẩu, quá cảnh hoặc được lưu giữ trong địa bàn hoạt động hải quan”. Hàng hóa mà DNCX chúng tôi lựa chọn không thực hiện thủ tục hải quan theo quy định tại khoản 1 Điều 74 Thông tư 38/2015/TT-BTC được sửa đổi, bổ sung tại Thông tư 39/2018/TT-BTC thì chúng tôi có cần thiết lập hệ thống ca-mê-ra giám sát hay không? Đề nghị TCHQ xác nhận các khu vực tại DNCX được bố trí để sử dụng hàng hóa, không phải để lưu giữ hàng hóa (như khu vực cửa nhận hàng nguyên vật liệu từ xe tải vào kho, khu vực phân loại và chuyển hàng từ kho nguyên vật liệu sang khu vực sản xuất, khu vực chuyển giao hàng thành phẩm từ khu vực sản xuất sang kho thành phẩm, khu vực đóng hàng thành phẩm vào phương tiện vận tải hàng xuất khẩu) thì không yêu cầu có ca-mê-ra quan sát theo quy định tại điểm b khoản 1 Điều 28a Nghị định số 134/2016/NĐ-CP được sửa đổi, bổ sung tại khoản 10 Điều 1 Nghị định số 18/2021/NĐ-CP. 2. Yêu cầu cụ thể về hình ảnh ca-mê-ra của cơ quan hải quan là hình ảnh tổng quát hay chi tiết đến từng mã hàng trên từng giá nguyên liệu, sản phẩm? 3. Việc kết nối trực tuyến hình ảnh ca-mê-ra giữa hệ thống ca-mê-ra của DNCX với cơ quan hải quan là kết nối theo thời gian thực (real time) hay kết nối ghi lại dữ liệu (record). Cơ quan hải quan thực hiện bảo mật thông tin cho dữ liệu hình ảnh ca-mê-ra của DNCX thế nào khi kết nối với hệ thống của cơ quan hải quan. Trước khi kết nối hệ thống trao đổi dữ liệu hình ảnh ca-mê-ra, cơ quan hải quan có ký thỏa thuận bảo mật thông tin với DNCX không? 4. Khi tiến hành sản xuất thử để đánh giá và kiểm nghiệm chất lượng cho những dòng sản phẩm mới chưa đưa ra phân phối trên thị trường, Công ty chúng tôi có lưu trữ sản phẩm này tại kho thành phẩm của nhà máy. Với mục đích bảo mật bí mật kỹ thuật sản xuất và kinh doanh, Công ty chúng tôi có thể không chia sẻ hình ảnh về những sản phẩm này tại kho xuất hàng được không? 5. Khi nào Tổng cục Hải quan ban hành định dạng thông điệp dữ liệu trao đổi giữa cơ quan hải quan và doanh nghiệp về hệ thống ca-mê-ra giám sát. (Công ty TNHH Công nghiệp Brother tại công văn số 585/2021/SH-BIVN ngày 28/6/2021). 6. Với số lượng lớn DNCX thì việc dữ liệu hình ảnh ca-mê-ra được kết nối trực tuyến với cơ quan hải quan quản lý doanh nghiệp là rất phức tạp do phải lắp đặt ca-mê-ra tất cả các vị trí lưu giữ hàng hóa là rất khó khăn; Hiện nay, Tổng cục Hải quan chưa ban hành định dạng thông điệp dữ liệu trao đổi giữa cơ quan hải quan và DN về hệ thống ca-mê-ra giám sát để thực hiện quy định tại điểm b khoản 1 Điều 28a. Các đơn vị đề xuất như sau: a) Chỉ quy định dữ liệu hình ảnh ca-mê-ra được lưu giữ tại DNCX tối thiểu 12 tháng và phải chuyển cho cơ quan hải quan kiểm tra khi có yêu cầu; b) Trường hợp DNCX quy mô lớn lắp đặt ca-mê-ra tất cả các vị trí tại cổng/cửa ra, vào nơi lưu giữ hàng hóa; c) Kiến nghị TCHQ có hướng dẫn định dạng thông điệp dữ liệu trao đổi giữa cơ quan hải quan và DN về hệ thống ca-mê-ra giám sát (Cục HQ Bình Dương tại điểm 7 công văn 821/HQBD-TXNK ngày 23/4/2021, điểm 3 công văn 921/HQBD-TXNK ngày 10/5/2021; Cục HQ Bắc Ninh tại công văn số 751/HQBN-NV ngày 02/6/2021; Cục HQ Quảng Ngãi tại công văn số 614/HQQNg-NV ngày 31/5/2021) |
1. Căn cứ quy định tại khoản 1 Điều 4 Luật Thuế XNK số 107/2016/QH13 thì “Khu phi thuế quan là khu vực kinh tế nằm trong lãnh thổ Việt Nam, được thành lập theo quy định của pháp luật, có ranh giới địa lý xác định, ngăn cách với khu vực bên ngoài bằng hàng rào cứng, bảo đảm điều kiện cho hoạt động kiểm tra, giám sát, kiểm soát hải quan của cơ quan hải quan và các cơ quan có liên quan đối với hàng hóa xuất khẩu, nhập khẩu và phương tiện, hành khách xuất cảnh, nhập cảnh; quan hệ mua bán, trao đổi hàng hóa giữa khu phi thuế quan với bên ngoài là quan hệ xuất khẩu, nhập khẩu”. Căn cứ điểm c khoản 4 Điều 2 Luật Thuế XNK số 107/2016/QH13 thì “c) Hàng hóa xuất khẩu từ khu phi thuế quan ra nước ngoài; hàng hóa nhập khẩu từ nước ngoài vào khu phi thuế quan và chỉ sử dụng trong khu phi thuế quan; hàng hóa chuyển từ khu phi thuế quan này sang khu phi thuê quan khác” thuộc đối tượng không chịu thuế. Căn cứ khoản 1 Điều 59 Luật Hải quan năm 2014 thì “Hàng hóa là nguyên liệu, vật tư nhập khẩu để gia công, sản xuất hàng hóa xuất khẩu phải chịu sự kiểm tra, giám sát hải quan từ khi nhập khẩu, trong quá trình sản xuất ra sản phẩm cho đến khi sản phẩm được xuất khẩu hoặc thay đổi mục đích sử dụng”. Căn cứ khoản 1 Điều 28a Nghị định số 134/2016/NĐ-CP được nêu tại khoản 10 Điều 1 Nghị định số 18/2021/NĐ-CP thì “điều kiện kiểm tra, giám sát hải quan đối với doanh nghiệp chế xuất là khu phi thuế quan phải đáp ứng đủ các điều kiện sau: a) Có hàng rào cứng ngăn cách với khu vực bên ngoài; có cổng/cửa ra, vào đảm bảo việc đưa hàng hóa ra, vào doanh nghiệp chế xuất chỉ qua cổng/cửa. b) Có hệ thống ca-mê-ra quan sát được các vị trí tại cổng/cửa ra, vào và các vị trí lưu giữ hàng hóa ở tất cả các thời điểm trong ngày (24/24 giờ, bao gồm cả ngày nghỉ, ngày lễ); dữ liệu hình ảnh ca-mê-ra được kết nối trực tuyến với cơ quan hải quan quản lý doanh nghiệp và được lưu giữ tại doanh nghiệp chế xuất tối thiểu 12 tháng. c) Có phần mềm quản lý hàng hóa nhập khẩu thuộc đối tượng không chịu thuế của doanh nghiệp chế xuất để báo cáo quyết toán nhập- xuất- tồn về tình hình sử dụng hàng hóa nhập khẩu theo quy định pháp luật về hải quan”. Căn cứ các quy định nêu trên, hàng hóa nhập khẩu của DNCX thuộc đối tượng không chịu thuế, phải chịu sự kiểm tra, giám sát hải quan. Đề nghị Công ty căn cứ quy định nêu trên để thực hiện. 2. Căn cứ quy định tại khoản 1 Điều 28a Nghị định số 134/2016/NĐ-CP được nêu tại khoản 10 Điều 1 Nghị định số 18/2021/NĐ-CP thì hệ thống ca-mê-ra quan sát các vị trí cổng/cửa ra, vào và các vị trí lưu giữ hàng hóa, không yêu cầu quan sát đến từng mã hàng trên từng kiện hàng, sản phẩm. 3. Về việc bảo mật thông tin dữ liệu hình ảnh ca-mê-ra của DNCX: Để bảo mật thông tin khi thực hiện kết nối dữ liệu hình ảnh ca- mê-ra có nhiều giải pháp kỹ thuật khác nhau. Hiện nay, Bộ Tài chính, Tổng cục Hải quan chưa có quy định và hướng dẫn cụ thể về phương thức, tiêu chuẩn kết nối, bảo mật thông tin trong trao đổi dữ liệu hình ảnh ca-mê-ra. Vì vậy, trong trường hợp này đề nghị doanh nghiệp phối hợp với cơ quan hải quan để thống nhất phương án triển khai bảo mật. Về lâu dài, Tổng cục Hải quan sẽ xây dựng, ban hành các quy định, hướng dẫn cụ thể giải pháp bảo mật thông tin trong quá trình trao đổi dữ liệu hình ảnh ca-mê-ra giám sát. Đối với việc kết nối theo thời gian thực hay ghi lại dữ liệu: Việc kết nối trực tuyến hình ảnh ca-mê-ra phải đảm bảo ghi nhận, cho phép cơ quan hải quan nắm bắt kịp thời các hoạt động di chuyển của nguyên vật liệu, thành phẩm vào, ra doanh nghiệp chế xuất theo thời gian thực. 4. Liên quan đến bảo mật đối với hàng mẫu chưa đưa ra thị trường, đề nghị Công ty có biện pháp bảo vệ bí mật phù hợp. Về ca- mê-ra giám sát tại vị trí kho lưu giữ, không yêu cầu quan sát chi tiết đến từng mã hàng như Công ty nêu. 5+6. Về điều kiện ca-mê-ra giám sát được quy định tại điểm b khoản 1 Điều 28a được nêu tại khoản 10 Điều 1 Nghị định số 18/2021/NĐ-CP và ca-mê-ra giám sát tại các vị trí lưu giữ hàng hóa đã được hướng dẫn tại điểm 2 mục V công văn số 2687/TCHQ- TXNK ngày 01/6/2021, do đó đề nghị các đơn vị căn cứ quy định và công văn hướng dẫn nêu trên để thực hiện. Về việc chia sẻ dữ liệu ca-mê-ra của DNCX hiện đang được các DNCX thực hiện cung cấp địa chỉ IP, tài khoản và mật khẩu để Chi cục Hải quan quản lý thực hiện giám sát theo quy định. Về định dạng thông điệp dữ liệu trao đổi giữa cơ quan hải quan và DN về hệ thống ca-mê-ra giám sát: Tổng cục Hải quan đang hoàn thiện quy trình, yêu cầu nghiệp vụ, kỹ thuật đối với hệ thống ca-me-ra giám sát và sẽ có văn bản hướng dẫn các đơn vị thực hiện. Đề nghị Công ty căn cứ quy định tại Điều 28a được nêu tại khoản 10 Điều 1 Nghị định số 18/2021/NĐ-CP, công văn số 2687/TCHQ-TXNK ngày 01/6/2021, liên hệ với Chi cục Hải quan quản lý để được hướng dẫn thực hiện. Trường hợp trong quá trình thực hiện tiếp tục phát sinh các vướng mắc thì báo cáo Tổng cục Hải quan xem xét, hướng dẫn thực hiện. |
36 |
Điểm a khoản 1 Điều 28a |
Các KCN tại tỉnh Bắc Ninh, Bắc Giang, Thái Nguyên, nhà đầu tư khu công nghiệp đã xây sẵn nhà xưởng cho thuê trên một khu đất, nhà xưởng được xây dựng có mặt trước và hai mặt bên cạnh có hàng rào cứng ngăn cách với khu vực bên ngoài, một mặt nhà xưởng còn lại được xây kín bằng tường gạch (chung tường với công ty khác), có cổng/cửa ra, vào riêng biệt. Nhà xưởng này có phù hợp với điểm a khoản 1 Điều 28 hay không. Đề xuất: Căn cứ kết quả kiểm tra thực tế, trường hợp nhà xưởng có mặt chung tường với công ty khác nhưng có cổng/cửa ra vào riêng biệt đảm bảo việc đưa hàng ra, vào DNCX chỉ qua công, cửa thì cơ quan hải quan xác nhận đáp ứng điều kiện kiểm tra giám sát hải quan theo quy định tại điểm b khoản 4 Điều 28a. (Cục HQ Bắc Ninh tại công văn số 751/HQBN-NV ngày 02/6/2021) |
Căn cứ khoản 1 Điều 28a được nêu tại khoản 10 Điều 1 Nghị định số 18/2021/NĐ-CP ngày 11/03/2021 quy định về điều kiện kiểm tra, giám sát hải quan đối với doanh nghiệp chế xuất, các Cục Hải quan tỉnh thành phố thực hiện kiểm tra thực tế điều kiện kiểm tra, giám sát hải quan theo quy định tại khoản 4 Điều 28a được nêu tại khoản 10 Điều 1 Nghị định số 18/2021/NĐ-CP. Trên cơ sở kết quả kiểm tra thực tế, cơ quan hải quan thực hiện đối chiếu với các quy định nêu trên để kết luận. |
37 |
Điểm d khoản 5 Điều 28a |
Trường hợp quá thời hạn 01 năm, DNCX không đáp ứng quy định theo hướng dẫn nêu trên thì cơ quan hải quan có phải kiến nghị với cơ quan có thẩm quyền cấp Giấy chứng nhận đầu tư điều chỉnh doanh nghiệp được áp dụng DNCX sang doanh nghiệp không được áp dụng DNCX không. Có phải thực hiện theo Điều 78 Thông tư 38/2015/TT-BTC đã được sửa đổi, bổ sung tại Thông tư 39/2018/TT-BTC hay không. (Cục HQ Bắc Ninh tại công văn số 751/QHBN-NV ngày 02/6/2021) |
Căn cứ điểm d khoản 5 Điều 28a được nêu tại khoản 10 Điều 1 Nghị định số 18/2021/NĐ-CP quy định “Quá thời hạn 01 năm kể từ ngày Nghị định này có hiệu lực thi hành, doanh nghiệp chế xuất quy định tại khoản này không thực hiện thông báo theo Mẫu số 25 Phụ lục VII ban hành kèm theo Nghị định này hoặc không đáp ứng các điều kiện kiểm tra, giám sát hải quan theo quy định tại khoản 1 Điều này thì không được áp dụng chính sách thuế đối với khu phi thuế quan kể từ ngày quá thời hạn 01 năm nêu trên. Trường hợp doanh nghiệp sau đó đáp ứng các điều kiện kiểm tra, giám sát hải quan quy định tại khoản 1 Điều này và có văn bản thông báo cho Chi cục Hải quan nơi quản lý doanh nghiệp chế xuất để thực hiện kiểm tra và xác nhận theo quy định tại điểm c khoản này thì được áp dụng chính sách thuế đối với khu phi thuế quan kể từ ngày Chi cục Hải quan nơi quản lý doanh nghiệp chế xuất có văn bản xác nhận đã đáp ứng các điều kiện kiểm tra, giám sát hải quan theo quy định tại khoản 1 Điều này Căn cứ quy định nêu trên, trường hợp quá thời hạn 01 năm, DNCX không đáp ứng quy định nêu trên, các Cục Hải quan tỉnh, thành phố tổng hợp các doanh nghiệp không đáp ứng điều kiện kiểm tra giám sát hải quan báo cáo Tổng cục Hải quan để báo cáo Bộ Tài chính có văn bản trao đối với các Bộ, ngành có liên quan. Sau khi nhận được ý kiến tham gia của các Bộ, ngành, Tổng cục Hải quan có văn bản thông báo với các Cục Hải quan tỉnh, thành phố. Trên cơ sở văn bản thông báo của Tổng cục Hải quan, các Cục Hải quan tỉnh, thành phố kiến nghị với cơ quan có thẩm quyền cấp Giấy chứng nhận đầu tư về việc thu hồi giấy chứng nhận đầu tư đối với DNCX không đủ điều kiện kiểm tra, giám sát hải quan. Sau khi cơ quan có thẩm quyền cấp Giấy chứng nhận đầu tư có văn bản chính thức xác nhận doanh nghiệp không được hưởng chính sách thuế đối với doanh nghiệp chế xuất, cơ quan hải quan hướng dẫn doanh nghiệp làm các thủ tục hải quan để chuyển đổi từ DNCX sang doanh nghiệp nội địa theo quy định tại Điều 78 Thông tư số 38/2015/TT-BTC đã được sửa đổi, bổ sung tại khoản 54 Điều 1 Thông tư số 39/2018/TT-BTC. |
38 |
Khoản 7 Điều 28a |
Doanh nghiệp kê khai và nộp thuế theo tờ khai tại thời điểm làm thủ tục hải quan. Do đó, xử lý tiền nộp thừa đối với tờ khai mới thì số thuế đã nộp lớn hơn số phải nộp, do đó bản chất là không có tiền thuế nộp thừa. Nếu hoàn thuế nộp thừa thì sẽ tồn tại thông báo thuế trên hệ thống kế toán. Cục Hải quan tỉnh Đồng Nai đề xuất theo hướng: Doanh nghiệp chế xuất khai bổ sung tiêu chí mã đối tượng không chịu thuế trên tờ khai bổ sung để giảm số tiền thuế phải nộp và doanh nghiệp chế xuất thực hiện thủ tục hoàn nộp thừa theo quy định. (Cục HQ Đồng Nai tại điểm 5 công văn 1071/HQĐNa-TXNK ngày 9/6/2021, điểm c công văn 712/HQĐNa-TXNK ngày 19/4/2021) |
Căn cứ khoản 7 Điều 28a được nêu tại khoản 10 Điều 1 Nghị định 18/2021/NĐ-CP quy định, các trường hợp nêu tại khoản 5, khoản 6 Điều này chưa được áp dụng chính sách thuê đối với khu phi thuế quan kể từ thời điểm cấp Giấy chứng nhận đăng ký đầu tư, Giấy chứng nhận đăng ký đầu tư điều chỉnh (nếu có) hoặc văn bản của cơ quan đăng ký đầu tư có thẩm quyền trong trường hợp không phải thực hiện cấp Giấy chứng nhận đăng ký đầu tư đến trước thời điểm được cơ quan hải quan có văn bản xác nhận về khả năng đáp ứng điều kiện kiểm tra, giám sát hải quan theo quy định tại khoản 1 Điều 30 Nghị định số 82/2018/NĐ-CP và quy định tại Nghị định này, sau khi doanh nghiệp đáp ứng các điều kiện kiểm tra, giám sát hải quan theo quy định tại khoản 1 Điều 28a được nêu tại khoản 10 Điều 1 Nghị định số 18/2021/NĐ-CP, doanh nghiệp được xử lý số tiền thuế đã nộp theo quy định về xử lý tiền thuế nộp thừa của pháp luật về quản lý thuế. Trình tự xử lý tiền thuế nộp thừa như sau: a) Trường hợp doanh nghiệp phải đăng ký tờ khai hải quan mới (mã loại hình A42) đã kê khai nộp thuế nhập khẩu, thuế GTGT đối với hàng hóa nhập khẩu để phục vụ dự án đầu tư của DNCX, sau khi doanh nghiệp đáp ứng điều kiện kiểm tra giám sát hải quan, cơ quan hải quan thực hiện điều chỉnh nghĩa vụ thuế trên tờ khai A42 (chứng từ điều chỉnh âm số phải thu về thuế nhập khẩu, thuế GTGT). b) Trường hợp cơ quan hải quan ấn định thuế, sau khi doanh nghiệp đáp ứng điều kiện kiểm tra giám sát hải quan, công chức hải quan xử lý hồ sơ ấn định thuế căn cứ tờ khai nhập khẩu A42 đã nộp thuế, lập phiếu đề xuất trình lãnh đạo Chi cục Hải quan phê duyệt sửa đổi, bổ sung quyết định ấn định thuế, điều chỉnh giảm số tiền thuế nhập khẩu, thuế GTGT trên quyết định ấn định thuế, cập nhật trên hệ thống kế toán tập trung. Thủ tục xử lý tiền thuế, tiền chậm nộp nộp thừa nêu tại điểm a, điểm b mục này thực hiện theo quy định tại Điều 10 Thông tư số 06/2021/TT-BTC ngày 22/1/2021 của Bộ Tài chính (Tương tự xử lý tiền thuế đối với hàng hóa xuất khẩu tại chỗ hàng gia công, sản xuất xuất khẩu mã loại hình A42 đã hướng dẫn tại điểm b khoản 3 Mục I, điểm b khoản 3 Mục II công văn số 2687/TCHQ-TXNK ngày 01/6/2021). |
39 |
Khoản 4 Điều 28a |
Tại khoản 7 Điều 28a chỉ hướng dẫn xử lý hoàn thuế nộp thừa đối với các DNCX được quy định tại khoản 5, khoản 6 Điều 28a Nghị định, không có hướng dẫn về việc xử lý hoàn thuế nộp thừa đối với các DNCX quy định tại điểm d khoản 4 Điều 28a (Cục HQ Tây Ninh tại công văn số 620/HQTN-NV ngày 15/4/2021. |
Căn cứ quy định tại khoản 4 Điều 28a được nêu tại khoản 10 Điều 1 Nghị định số 18/2021/NĐ-CP thì trường hợp quá thời hạn 01 năm kể từ ngày cấp văn bản xác nhận lần đầu của Chi cục Hải quan, doanh nghiệp chế xuất không thực hiện việc thông báo cho Chi cục Hải quan nơi quản lý doanh nghiệp chế xuất hoặc không đáp ứng các điều kiện kiểm tra, giám sát hải quan theo quy định tại khoản 1 Điều 28a được nêu tại khoản 10 Điều 1 Nghị định số 18/2021/NĐ-CP thì doanh nghiệp phải kê khai, nộp thuế, tiền chậm nộp, tiền phạt vi phạm hành chính đối với hàng hóa nhập khẩu đã được áp dụng chính sách thuế kể từ ngày cấp Giấy chứng nhận đăng ký đầu tư hoặc văn bản của cơ quan đăng ký đầu tư có thẩm quyền. Trường hợp sau đó doanh nghiệp tiếp tục hoàn thiện các điều kiện kiểm tra, giám sát hải quan và có văn bản thông báo cho cơ quan hải quan có văn bản xác nhận theo quy định tại khoản 1 Điều 28a thì doanh nghiệp được áp dụng chính sách thuế đối với khu phi thuế quan kể từ ngày Chi cục Hải quan quản lý doanh nghiệp chế xuất có văn bản xác nhận đã đáp ứng các điều kiện kiểm tra, giám sát hải quan (cơ quan hải quan không hoàn lại tiền thuế doanh nghiệp đã nộp trước đây). Đề nghị các đơn vị căn cứ quy định tại khoản 4 Điều 28a được nêu tại khoản 10 Điều 1 Nghị định số 18/2021/NĐ-CP để thực hiện đúng quy định. |
Điều 30. Thông báo Danh mục hàng hóa miễn thuế dự kiến nhập khẩu đối với các trường hợp thông báo Danh mục miễn thuế |
|||
40 |
Điểm b khoản 3 Điều 30 (Điểm a khoản 4 Điều 29a) |
Thực tế phát sinh những DMMT trong đó hàng hóa vừa có máy móc, thiết bị phải XK, NK làm nhiều chuyến, không trừ lùi được số lượng tại thời điểm XK, NK, vừa có máy móc, thiết bị XK, NK một chuyến hoặc nhiều chuyến nhưng trừ lùi được số lượng tại thời điểm XK, NK. Đề xuất: Đối với trường hợp DMMT như trên, cho phép chủ dự án nộp 02 bản chính DMMT bản giấy theo Mẫu số 06 và 01 bản chính Phiếu theo dõi trừ lùi theo Mẫu số 07 Phụ lục VII ban hành kèm theo Nghị định này (Cục HQ Tp. Hồ Chí Minh tại công văn số 1172/HQTPHCM-TXNK ngày 12/5/2021) |
Căn cứ khoản 4 Điều 29a Nghị định số 134/2016/NĐ-CP được nêu tại khoản 12 Điều 1 Nghị định số 18/2021/NĐ-CP về thông báo Danh mục miễn thuế đối với hàng hóa nhập khẩu theo điều ước quốc tế; Căn cứ điểm c khoản 2 Điều 30 Nghị định số 134/2016/NĐ-CP về xây dựng Danh mục miễn thuế; Căn cứ điểm b khoản 3 Điều 30 Nghị định số 134/2016/NĐ-CP được nêu tại khoản 13 Điều 1 Nghị định số 18/2021/NĐ-CP về hồ sơ thông báo danh mục miễn thuế. Danh mục miễn thuế được thông báo qua Hệ thống xử lý dữ liệu điện tử của cơ quan hải quan (cụ thể hệ thống Vnaccs). Trường hợp hệ thống gặp sự cố và trường hợp máy móc, thiết bị phải nhập khẩu làm nhiều chuyến, không trừ lùi được số lượng tại thời điểm nhập khẩu (gọi tắt là tổ hợp, dây chuyền) thì thông báo Danh mục miễn thuế bản giấy. Về vấn đề này, Tổng cục Hải quan đã có công văn số 3245/TCHQ-TXNK ngày 28/6/2021 hướng dẫn các Cục Hải quan tỉnh, thành phố thực hiện. |
Điều 31. Hồ sơ, thủ tục miễn thuế khi làm thủ tục hải quan |
|||
41 |
Điểm c khoản 3 Điều 31 |
Theo quy định tại điểm c khoản 3 Điều 31 Nghị định số 134/2016/NĐ-CP sửa đổi, bổ sung tại khoản 14 Điều 1 Nghị định số 18/2021/NĐ-CP quy định nhập khẩu hàng hóa miễn thuế theo tổ hợp, dây chuyền, người nộp thuế phải làm thủ tục hải quan tại cơ quan hải quan nơi lắp đặt máy móc, thiết bị sẽ phát sinh vướng mắc về kiểm tra thực tế hàng hóa theo đề nghị của Chi cục Hải quan nơi đăng ký tờ khai hải quan quy định tại khoản 9 Điều 29 Thông tư 38/2015/TT-BTC sửa đổi, bổ sung tại Thông tư 39/2018/TT-BTC. (Cục HQ Tp. Hồ Chí Minh tại công văn 1172/HQTPHCM-TXNK ngày 12/5/2021) |
Căn cứ quy định tại điểm c khoản 3 Điều 31 Nghị định số 134/2016/NĐ-CP được sửa đổi, bổ sung tại khoản 14 Điều 1 Nghị định số 18/2021/NĐ-CP quy định về thủ tục miễn thuế khi làm thủ tục hải quan thì “Trường hợp nhập khẩu hàng hóa miễn thuế theo tổ hợp, dây chuyền, người nộp thuế phải làm thủ tục hải quan tại cơ quan hải quan nơi lắp đặt máy móc, thiết bị.” Quy định này áp dụng đối với hàng hóa là máy móc, thiết bị của dự án ưu đãi đầu tư phải nhập khẩu làm nhiều chuyến không trừ lùi được số lượng tại thời điểm nhập khẩu. Trường hợp nơi lắp đặt máy móc, thiết bị thuộc quản lý của Chi cục Hải quan cửa khẩu thì việc kiểm tra thực tế thực hiện theo quy định tại khoản 2 Điều 29 Thông tư số 38/2015/TT-BTC được sửa đổi, bổ sung tại khoản 18 Điều 1 Thông tư số 39/2018/TT-BTC; trường hợp nơi lắp đặt máy móc, thiết bị thuộc quản lý của Chi cục Hải quan ngoài cửa khẩu thì việc kiểm tra thực tế thực hiện theo quy định tại khoản 3 Điều 29 Thông tư số 38/2015/TT-BTC được sửa đổi, bổ sung tại khoản 18 Điều 1 Thông tư số 39/2018/TT-BTC. Nếu tổ hợp, dây chuyền nhập khẩu là hàng rời thì căn cứ đề nghị của Chi cục Hải quan nơi đăng ký tờ khai, Chi cục Hải quan nơi lưu giữ hàng hóa thực hiện việc kiểm tra thực tế hàng hóa theo quy định tại khoản 9 Điều 29 Thông tư số 38/2015/TT-BTC được sửa đổi, bổ sung tại khoản 18 Điều 1 Thông tư số 39/2018/TT-BTC. |
42 |
Điểm c khoản 3 Điều 31 |
Nghị định 18/2021/NĐ-CP không quy định đối với trường hợp người nộp thuế có sửa đổi, bổ sung bảng kê chi tiết về hàng hóa nhập khẩu theo Mẫu số 04 Phụ lục VIIa hoặc theo Mẫu số 15 Phụ lục thì thực hiện khai báo như thế nào. (Cục HQ Tp. Hồ Chí Minh tại công văn 1172/HQTPHCM-TXNK ngày 12/5/2021) |
Tại điểm c khoản 3 Điều 31 Nghị định số 134/2016/NĐ-CP được sửa đổi, bổ sung tại khoản 14 Điều 1 Nghị định số 18/2021/NĐ-CP quy định trường hợp nhập khẩu hàng hóa miễn thuế theo tổ hợp, dây chuyền nhưng không kê khai chi tiết được hàng hóa trên tờ khai hải quan thì người nộp thuế lập bảng kê chi tiết về hàng hóa nhập khẩu theo các chỉ tiêu thông tin quy định tại Mẫu số 04 Phụ lục Vlla hoặc theo Mẫu số 15 Phụ lục VII ban hành kèm Nghị định số 18/2021/NĐ-CP và đính kèm tờ khai hải quan. Như vậy, trường hợp sửa đổi, bổ sung bảng kê chi tiết về hàng hóa nhập khẩu theo Mẫu số 04 Phụ lục Vlla hoặc theo Mẫu số 15 Phụ lục VII, người nộp thuế và cơ quan hải quan thực hiện theo thủ tục khai bổ sung hồ sơ hải quan hàng hóa xuất khẩu, nhập khẩu quy định tại Điều 20 Thông tư số 38/2015/TT-BTC được sửa đổi, bổ sung tại khoản 9 Điều 1 Thông tư số 39/2018/TT-BTC. |
43 |
Đối với hàng hóa là máy liên hợp hoặc tổ hợp máy thuộc các Chương 84, Chương 85 và Chương 90 của Danh mục hàng hóa XK, NK Việt Nam, việc phân loại và thủ tục thực hiện theo quy định tại Điều 7 Thông tư 14/2015/TT-BTC ngày 30/01/2015 hướng dẫn về phân loại hàng hóa, phân tích để phân loại hàng hóa. Quy định tại khoản 14 Điều 1 Nghị định 18/2021/NĐ-CP sẽ thay thế thủ tục quy định tại Điều 7 Thông tư 14/2015/TT-BTC sửa đổi, bổ sung tại Thông tư 17/2021/TT-BTC ngày 26/02/2021 của Bộ Tài chính hay thực hiện song song cả 2 thủ tục? (Cục HQ Tp. Hồ Chí Minh tại công văn số 1172/HQTPHCM-TXNK ngày 12/5/2021) |
Căn cứ quy điểm c khoản 3 Điều 31 Nghị định số 134/2016/NĐ-CP được nêu tại khoản 14 Điều 1 Nghị định số 18/2021/NĐ-CP quy định về thủ tục miễn thuế; Tại Điều 7 Thông tư số 14/2015/TT-BTC ngày 30/01/2015 của Bộ Tài chính được nêu tại Thông tư số 17/2021/TT-BTC ngày 26/02/2021 quy định về phân loại máy liên hợp hoặc tổ hợp máy thuộc chương 84, 85, 90 của Danh mục hàng hóa xuất khẩu, nhập khẩu Việt Nam. Căn cứ quy định nêu trên, doanh nghiệp phải thực hiện song song hai thủ tục theo đúng quy định. |
|
Điều 31a. Thông báo, kiểm tra việc sử dụng hàng hóa miễn thuế nhập khẩu |
|||
44 |
Khoản 3 Điều 31a |
Quy định kiểm tra sử dụng hàng hóa miễn thuế quy định tại khoản 4 Điều 31a của Nghị định (trình tự, thủ tục về KTSTQ) có được áp dụng để kiểm tra theo quy định tại điểm b khoản 3 Điều 31a không? Trường hợp không được áp dụng đề nghị TCHQ hướng dẫn trình tự, thủ tục, biểu mẫu áp dụng cho việc kiểm tra theo quy định tại điểm b khoản 3 Điều 31a; hoặc kiến nghị TCHQ hướng dẫn cho người khai hải quan nộp cho cơ quan hải quan chứng thư giám định về tính đồng bộ của máy móc, thiết bị nhập khẩu do tổ chức được cơ quan có thẩm quyền chỉ định cấp. (Cục HQ Tây Ninh tại công văn số 620/HQTN-NV ngày 15/4/2021) |
Căn cứ điểm b khoản 2, điểm b khoản 3 Điều 31a Nghị định số 134/2016/NĐ-CP được sửa đổi, bổ sung tại khoản 15 Điều 1 Nghị định số 18/2021/NĐ-CP quy định cơ quan hải quan thực hiện kiểm tra tại trụ sở của chủ dự án để xác định lượng hàng hóa nhập khẩu miễn thuế đã sử dụng đúng mục đích. Căn cứ điểm b khoản 4 Điều 31a Nghị định số 134/2016/NĐ-CP được sửa đổi, bổ sung tại khoản 15 Điều 1 Nghị định số 18/2021/NĐ-CP quy định việc kiểm tra sử dụng hàng hóa miễn thuế được thực hiện theo trình tự, thủ tục về kiểm tra sau thông quan. Căn cứ quy định nêu trên, việc kiểm tra sử dụng hàng hóa miễn thuế đối với hàng hóa quy định tại khoản 2, khoản 3 Điều 31a Nghị định số 134/2016/NĐ-CP được sửa đổi, bổ sung tại khoản 15 Điều 1 Nghị định số 18/2021/NĐ-CP thực hiện theo trình tự, thủ tục về kiểm tra sau thông quan. |
45 |
Điểm b khoản 1 Điều 31a |
Khoản 15 Điều 1 Nghị định số 18/2021/NĐ-CP bổ sung Điều 31a quy định: “1. Thông báo việc sử dụng hàng hóa miễn thuế nhập khẩu b. Thời điểm và thời hạn thông báo: Định kỳ hàng năm, trong thời hạn 90 ngày kể từ ngày kết thúc năm tài chính, tổ chức, cá nhân thông báo tình hình sử dụng hàng hóa miễn thuế trong năm tài chính cho cơ quan hải quan nơi tiếp nhận Danh mục miễn thuế cho đến khi toàn bộ dự án chấm dứt hoạt động hoặc hàng hóa đã tái xuất khẩu ra khỏi Việt Nam hoặc khi hàng hóa thay đổi mục đích sử dụng miễn thuế, chuyển tiêu thụ nội địa, đã được tiêu hủy. 3.Trường hợp nhập khẩu miễn thuế theo tổ hợp, dây chuyền phải nhập khẩu làm nhiều chuyến, không trừ lùi theo số lượng hàng hóa tại thời điểm đăng ký tờ khai hải quan, ngoài quy định tại khoản 1 Điều này, chủ dự án thực hiện như sau: c) Chủ dự án thực hiện thông báo tình hình sử dụng hàng hóa nhập khẩu để hoàn thiện lắp đặt tổ hợp, dây chuyền theo quy định tại khoản 1 Điều này. Kể từ năm hoàn thiện lắp đặt tổ hợp, dây chuyền, chủ dự án thực hiện thông báo tình hình sử dụng đối với sản phẩm sau hoàn thiện lắp đặt.” Đối với những DMMT đã được cấp trước ngày 25/4/2021 (ngày hiệu lực của Nghị định 18/2021/NĐ-CP có phải thực hiện thông báo theo quy định tại điểm b khoản 1 và điểm c khoản 3 Điều này không? (Cục HQ Tp. Hồ Chí Minh tại công văn 1172/HQTPHCM-TXNK ngày 12/5/2021) |
Báo cáo, kiểm tra việc sử dụng hàng hóa miễn thuế nhập khẩu, trước ngày 25/4/2021 được thực hiện theo Điều 106 Thông tư số 38/2015/TT-BTC và điểm đ khoản 7 Điều 30 Nghị định số 134/2016/NĐ-CP nay là Điều 31a Nghị định số 134/2016/NĐ-CP được sửa đổi, bổ sung tại khoản 15 Điều 1 Nghị định số 18/2021/NĐ-CP do đó, quy định tại Điều 31a nêu trên được áp dụng cho các trường hợp đã thông báo DMMT với cơ quan hải quan trước ngày 25/4/2021 thì cũng phải thực hiện báo cáo, kiểm tra tình hình sử dụng hàng hóa nhập khẩu miễn thuế với cơ quan hải quan. Đề nghị đơn vị căn cứ quy định đối với các trường hợp phải thông báo Danh mục miễn thuế tại các văn bản nêu trên để thực hiện. |
Điều 37a. Không thu thuế xuất khẩu, thuế nhập khẩu |
|||
46 |
Điểm 2 Điều 37a |
Theo quy định tại điểm 2 Điều 37a thì doanh nghiệp chỉ cần có công văn yêu cầu không thu thuế theo mẫu. Theo quy định tại khoản 1 Điều 13 Thông tư 06/2021/TT-BTC thì ngoài công văn yêu cầu không thu thuế còn có các chứng từ khác kèm theo. Như vậy, quy định các văn bản trên về hồ sơ chưa có sự thống nhất. Đề xuất: Thực hiện theo quy định tại Thông tư 06/2021/TT-BTC do Điều 78 Luật Quản lý thuế số 38/2019/QH14 quy định Bộ trưởng Bộ Tài chính quy định thủ tục không thu thuế. (Cục HQ Tp. Hồ Chí Minh tại công văn số 1172/HQTPHCM-TXNK ngày 12/5/2021) |
Căn cứ khoản 19 Điều 1 Nghị định 18/2021/NĐ-CP quy định về các trường hợp không thu thuế xuất khẩu, thuế nhập khẩu thì: “1. Các trường hợp không thu thuế a) Không thu thuế đối với hàng hóa thuộc đối tượng hoàn thuế nhưng chưa nộp thuế theo quy định tại Điều 33, Điều 34, Điều 35, Điều 36, Điều 37 Nghị định này. b) Không thu thuế đối với hàng hóa không phải nộp thuế nhập khẩu, thuế xuất khẩu quy định tại Điều 33, Điều 34 Nghị định này”. Căn cứ quy định tại khoản 2 Điều 78 Luật Quản lý thuế số 38/2019/QH14 quy định “Bộ trưởng Bộ Tài chính quy định thủ tục không thu thuế”. Căn cứ Điều 13 Thông tư 06/2021/TT-BTC ngày 22/01/2021 quy định về thủ tục không thu thuế đối với trường hợp không phải nộp thuế xuất khẩu, thuế nhập khẩu. Căn cứ các quy định nêu trên, trường hợp không thu thuế đối với hàng hóa không phải nộp thuế nhập khẩu, thuế xuất khẩu quy định tại điểm b khoản 1 Điều 37a được nêu tại khoản 19 Điều 1 Nghị định 18/2021/NĐ-CP thực hiện theo quy định tại Điều 13 Thông tư 06/2021/TT-BTC ngày 22/01/2021. |
Về tổ chức thực hiện |
|||
47 |
Theo điểm d khoản 20 Điều 1 Nghị định 18/2021/NĐ-CP quy định sửa cụm từ “01 bản chụp có đóng dấu sao y bản chính của cơ quan” thành “01 bản chụp”. Tại khoản 2 Điều 1 Thông tư 39/2018/TT-BTC quy định về thể thức đối với bản chụp trong hồ sơ hải quan, hồ sơ thuế: “Trường hợp bản chụp hoặc..., người nộp thuế phải xác nhận, ký tên, đóng dấu và chịu trách nhiệm... ” Đề nghị hướng dẫn cách hiểu thống nhất quy định về thể thức đối với “bản chụp” trong hồ sơ hoàn thuế/không thu thuế. (Cục HQ Tp. Hồ Chí Minh tại công văn 1172/HQTPHCM-TXNK ngày 12/5/2021) |
Căn cứ khoản 3 Điều 3 Thông tư số 38/2015/TT-BTC ngày 25/3/2015 được sửa đổi, bổ sung tại khoản 2 Điều 1 Thông tư số 39/2018/TT-BTC ngày 20/4/2018 quy định: “Trường hợp khai hải quan trên tờ khai hải quan giấy hoặc chứng từ thuộc hồ sơ hải quan theo quy định là bản chụp thì người khai hải quan, người nộp thuế có thể nộp bản chính hoặc bản chụp các chứng từ thuộc hồ sơ hải quan. Trường hợp bản chụp hoặc các chứng từ do người nước ngoài phát hành bằng hình thức điện tử, thư điện tử, fax, telex hoặc các chứng từ, tài liệu do người khai hải quan, người nộp thuế phát hành thì người khai hải quan, người nộp thuế phải xác nhận, ký tên, đóng dấu và chịu trách nhiệm trước pháp luật về tính chính xác, trung thực và hợp pháp của các chứng từ đó. Trường hợp bản chụp có nhiều trang thì người khai hải quan, người nộp thuế xác nhận, ký tên, đóng dấu lên trang đầu và đóng dấu giáp lai toàn bộ văn bản”. Căn cứ quy định nêu trên, trường hợp các chứng từ trong bộ hồ sơ thuế là bản chụp do người nộp thuế, người khai hải quan phát hành thì người nộp thuế nộp “bản chụp có đóng dấu xác nhận của cơ quan đề nghị miễn thuế/giảm thuế/hoàn thuế/không thu thuế” không sử dụng thuật ngữ “01 bản chụp có đóng dấu sao y bản chính của cơ quan” vì người nộp thuế không có thẩm quyền đóng dấu “sao y bản chính” (Quy định về “bản chụp” đã được nêu tại các Điều 13, 14, 15 Thông tư 06/2021/TT-BTC ngày 22/1/2021 của Bộ Tài chính). |
|
48 |
Mã loại hình tờ khai |
- Căn cứ quyết định số 1357/QĐ-TCHQ hướng dẫn: Mã loại hình A11: ...c) Nhập khẩu tại chỗ. Ghi chú: Riêng doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài, doanh nghiệp nhập khẩu theo giấy chứng nhận đăng ký quyền nhập khẩu sử dụng mã loại hình A41 để làm thủ tục nhập khẩu. Mã loại hình A12: ...c) Nhập khẩu tại chỗ (trừ GC, SXXK, DNCX và doanh nghiệp trong khu phi thuế quan).- Mã loại hình E31: ...c) Nhập tại chỗ theo chỉ định của thương nhân nước ngoài. - Căn cứ công văn số 2687/TCHQ -TXNK hướng dẫn: Sản phẩm nhập khẩu tại chỗ đăng ký theo loại hình khác (không phải loại hình gia công), người nộp thuế sử dụng mã loại hình nhập kinh doanh (A11), nhập kinh doanh sản xuất (A12), kê khai, nộp thuế nhập khẩu. Vướng mắc: Hướng dẫn mã loại hình tại quyết định số 1357/QĐ-TCHQ có khác với nội dung hướng dẫn tại công văn số 2687/TCHQ-TXNK . Đề xuất, kiến nghị Tổng cục Hải quan hướng dẫn thống nhất loại hình nhập khẩu tại chỗ. (Cục HQ. Đồng Nai tại điểm 10 công văn 1071/HQĐNa-TXNK ngày 9/6/2021; Cục HQ Bà Rịa- Vũng Tàu tại công văn số 1671/HQBRVT-TXNK ngày 25/6/2021) |
Về hướng dẫn mã loại hình tại Quyết định số 1357/QĐ-TCHQ ngày 18/5/2021 và công văn số 2687/TCHQ-TXNK ngày 01/6/2021 không mâu thuẫn nhau. Để thống nhất thực hiện đối với 04 trường hợp nhập khẩu tại chỗ hàng hóa để sản xuất xuất khẩu thực hiện theo hướng dẫn chi tiết về mã loại hình tờ khai, chính sách thuế nêu tại STT16 Phụ lục này. |
49 |
Căn cứ khoản 3 phần I và khoản 3 phần II công văn 2687/TCHQ-TXNK ngày 01/6/2021 hướng dẫn khai báo mã loại hình A42 đối với hàng hóa là nguyên liệu, vật tư, linh kiện nhập khẩu để gia công, sản xuất hàng hóa xuất khẩu tại chỗ nhưng quá thời hạn 15 ngày kể từ ngày thông quan sản phẩm xuất khẩu tại chỗ, người xuất khẩu tại chỗ không thông báo cho cơ quan hải quan thông tin về tờ khai hải quan của sản phẩm nhập khẩu tại chỗ. Trường hợp không kê khai nộp thuế thì cơ quan hải quan ấn định. Theo Cục HQ TP. Hồ Chí Minh thì tại Quyết định 1357/QĐ-TCHQ ngày 18/5/2021 chưa quy định sử dụng mã loại hình A42 cho trường hợp này. Đề xuất: Sửa đổi Quyết định 1357/QĐ-TCHQ để áp dụng thống nhất cho trường hợp nêu trên. (Cục HQ. TP. Hồ Chí Minh tại điểm 2 công văn 1605/HQHCM-TXNK ngày 22/6/2021) |
Tại điểm 6 mục II Bảng mã loại hình và hướng dẫn sử dụng ban hành kèm theo Quyết định 1357/QĐ-TCHQ ngày 18/5/2021 của Tổng cục Hải quan đã quy định việc sử dụng mã loại hình A42 trong trường hợp “doanh nghiệp xuất khẩu hàng hóa tại cho quá thời hạn 15 ngày, kể từ ngày thông quan tờ khai xuất khẩu tại cho, nhưng doanh nghiệp không thông báo cho cơ quan hải quan thông tin tờ khai hải quan nhập khẩu tại cho tương ứng đã hoàn thành thủ tục hải quan”. Đề nghị Cục HQ TP. Hồ Chí Minh nghiên cứu, thực hiện. |
|
50 |
Công ty TNHH Vina Sanematsu (là doanh nghiệp chế xuất) nhập khẩu nguyên liệu trong nước theo mã loại hình E15 (Nhập nguyên liệu của DNCX từ nội địa) của Công ty TNHH Hanwa Việt Nam (doanh nghiệp nội địa) để sản xuất. Công ty TNHH Hanwa Việt Nam mở tờ khai xuất khẩu theo loại hình B11 (xuất kinh doanh). Sau khi sản xuất, Công ty TNHH Vina Sanematsu xuất khẩu thành phẩm (mã loại hình E42 - xuất sản phẩm của DNCX) cho khách hàng nội địa là Công ty TNHH AM Industries Việt Nam. Công ty TNHH AM Industries Việt Nam mở tờ khai mã loại hình A12 (Nhập kinh doanh) và phát sinh tiền thuế nhập khẩu. Theo hướng dẫn tại Nghị định số 18/2021/NĐ-CP và công Văn số 2687/TCHQ-TXNK ngày 01/6/2021 thì sản phẩm nhập khẩu tại chỗ đăng ký tờ khai theo loại hình khác (không phải loại hình gia công) người nộp thuế sử dụng mã loại hình nhập kinh doanh (A11), nhập kinh doanh sản xuất (A12), kê khai nộp thuế nhập khẩu. Theo quy định tại khoản 8 Điều 16 Luật Thuế XNK số 107/2016/QH13, khoản 1 Điều 22 Nghị định số 134/2016/NĐ-CP thì “Hàng hóa sản xuất, gia công, tái chế, lắp ráp tại khu phi thuế quan không sử dụng nguyên liệu, linh kiện nhập khẩu từ nước ngoài khi nhập khẩu vào thị trường trong nước được miễn thuế nhập khẩu theo quy định tại khoản 8 Điều 16 Luật thuế xuất khẩu, thuế nhập khẩu.” Đề nghị Tổng cục Hải quan hướng dẫn: 1. Trường hợp Công ty TNHH AM Industries Việt Nam và các Công ty nội địa khác mua sản phẩm được sản xuất từ toàn bộ nguyên liệu mua trong nước của Công ty TNHH Vina Sanematsu có được miễn thuế nhập khẩu hay không? 2. Trường hợp nhập kinh doanh sản xuất A12 sau đó xuất bằng loại hình B11 và B13 có được hoàn thuế nhập khẩu hay không? (Công ty TNHH Vina Sanematsu tại công văn số 001Sane/CV-2021 ngày 4/5/2021) |
1. Căn cứ quy định tại khoản 2 Điều 1 Luật Thuế xuất khẩu, thuế nhập khẩu số 107/2016/QH13 thì “hàng hóa xuất khẩu từ thị trường trong nước vào khu phi thuế quan, hàng hóa nhập khẩu từ khu phi thuế quan vào thị trường trong nước” thuộc đối tượng chịu thuế. Căn cứ quy định tại khoản 1 Điều 4 Luật Thuế xuất khẩu, thuế nhập khẩu số 107/2016/QH13 thì “quan hệ mua bán, trao đổi hàng hóa giữa khu phi thuế quan với bên ngoài là quan hệ xuất khẩu, nhập khẩu”. Căn cứ quy định nêu trên, trường hợp doanh nghiệp nội địa nhập khẩu hàng hóa từ doanh nghiệp chế xuất để kinh doanh sản xuất (mã loại hình A12) thì doanh nghiệp nội địa phải kê khai nộp thuế nhập khẩu, thuế GTGT và các loại thuế khác (nếu có) trên tờ khai A12. 2. Về việc xử lý thuế đối với trường hợp doanh nghiệp nội địa nhập khẩu hàng hóa từ doanh nghiệp chế xuất để kinh doanh sản xuất (mã loại hình A12) sau đó xuất khẩu theo mã loại hình B11, B13: Căn cứ quy định tại điểm c khoản 1, khoản 2 Điều 19 Luật thuế xuất khẩu, thuế nhập khẩu số 107/2016/QH13; Điều 34 Nghị định 134/2016/NĐ-CP được sửa đổi, bổ sung tại khoản 17 Điều 1 Nghị định 18/2021/NĐ-CP, trường hợp doanh nghiệp nội địa nhập khẩu hàng hóa từ doanh nghiệp chế xuất để kinh doanh sản xuất (mã loại hình A12), đã nộp thuế nhập khẩu thì khi doanh nghiệp nội địa xuất khẩu hàng hóa nêu trên ra nước ngoài (bao gồm xuất khẩu trả lại chủ hàng, xuất khẩu hàng hóa đã nhập khẩu ra nước ngoài hoặc xuất khẩu vào khu phi thuế quan để sử dụng trong khu phi thuế quan) được hoàn thuế nhập khẩu đã nộp và không phải nộp thuế xuất khẩu nếu hàng hóa nhập khẩu chưa qua sử dụng, gia công, chế biến. Việc tái xuất hàng hóa phải được thực hiện bởi người nhập khẩu ban đầu hoặc người được người nhập khẩu ban đầu ủy quyền, ủy thác xuất khẩu. Hồ sơ, thủ tục hoàn thuế thực hiện theo quy định tại Điều 34 Nghị định 134/2016/NĐ-CP được sửa đổi, bổ sung tại khoản 17 Điều 1 Nghị định 18/2021/NĐ-CP. Trường hợp hàng hóa nhập kinh doanh (mã loại hình A12) sau đó xuất kinh doanh (mã loại hình B11), xuất khẩu hàng đã nhập khẩu chưa qua quá trình gia công, chế biến (mã loại hình B13), Tổng cục Hải quan đã có công văn số 4032/TCHQ-GSQL ngày 16/8/2021 hướng dẫn. Theo đó, khi xuất khẩu hàng hóa có nguồn gốc từ hàng nhập khẩu (chưa qua quá trình gia công, chế biến) để trả lại chủ hàng, xuất ra nước ngoài hoặc vào khu phi thuế quan, doanh nghiệp chế xuất, người khai hải quan thực hiện như sau: a) Trường hợp người xuất khẩu là người nhập khẩu ban đầu hoặc được người nhập khẩu ban đầu ủy quyền, ủy thác xuất khẩu và hàng hóa đáp ứng điều kiện không thu thuế xuất khẩu, hoàn thuế nhập khẩu thì sử dụng mã loại hình B13- xuất khẩu hàng đã nhập khẩu. Khi khai tờ khai xuất khẩu tại chỉ tiêu “Phần ghi chú” trên tờ khai xuất khẩu điện tử hoặc ô “ghi chép khác” của tờ khai giấy phải khai chính xác, trung thực số tờ khai nhập khẩu của hàng hóa nhập khẩu trước đây và khai rõ “Hàng hóa thuộc đối tượng không thu thuế xuất khẩu, hoàn thuế nhập khẩu theo quy định”. b) Trường hợp người xuất khẩu không có nhu cầu thực hiện thủ tục không thu thuế xuất khẩu, hoàn thuế nhập khẩu hoặc người xuất khẩu không phải người nhập khẩu ban đầu, người được người nhập khẩu ban đầu ủy quyền, ủy thác xuất khẩu theo quy định thì sử dụng mã loại hình B11- xuất kinh doanh. Trường hợp người xuất khẩu không có nhu cầu thực hiện thủ tục không thu thuế xuất khẩu, hoàn thuế nhập khẩu thì khi khai tờ khai xuất khẩu tại chỉ tiêu “Phần ghi chú” trên tờ khai xuất khẩu điện tử hoặc ô “ghi chép khác” của tờ khai giấy phải ghi rõ nội dung “Tờ khai này không sử dụng để thực hiện các thủ tục không thu thuế xuất khẩu, hoàn thuế nhập khẩu. |
|
51 |
Tái nhập hàng hóa đã xuất khẩu của các loại hình xuất sản phẩm gia công, xuất sản xuất xuất khẩu bị trả lại để tiêu thụ nội địa hoặc tiêu hủy Căn cứ Quyết định số 1357/QĐ-TCHQ thì hàng hóa tái nhập về sử dụng mã loại hình A31 (trước đây). - Trường hợp tiêu thụ nội địa: Khi chuyển tiêu thụ nội địa, doanh nghiệp có phải tiếp tục mở tờ khai A42 hay không? Khi tính thuế sẽ tính trị giá, thuế suất theo sản phẩm khi nhập khẩu về hay theo nguyên liệu sản xuất hàng hóa đã xuất khẩu? - Trường hợp tiêu hủy: Thuộc trường hợp được miễn thuế hay tính thuế trên tờ khai, Chi cục ra Quyết định không thu. Đề xuất: - Trường hợp tiêu thụ nội địa: Khi chuyển tiêu thụ nội địa, doanh nghiệp mở tờ khai A42. Khi tính thuế sẽ tính trị giá, thuế suất theo nguyên liệu sản xuất hàng hóa đã xuất khẩu. Trên cơ sở giá bán nội địa, doanh nghiệp có trách nhiệm phân bổ trị giá thực tế giao dịch theo nguyên liệu sản xuất tương ứng để khai báo trị giá tính thuế. - Trường hợp tiêu hủy: Doanh nghiệp phải thực hiện thông báo với Chi cục Hải quan để giám sát tiêu hủy; hàng hóa thuộc đối tượng miễn thuế. (Cục HQ. Hà Nam Ninh tại điểm 2 công văn số 1703/HQHNN-NV ngày 18/6/2021) |
Căn cứ quy định tại điểm b khoản 1, khoản 2 Điều 19 Luật thuế xuất khẩu, thuế nhập khẩu số 107/2016/QH13; Điều 33 Nghị định 134/2016/NĐ-CP được sửa đổi, bổ sung tại khoản 18 Điều 1 Nghị định 18/2021/NĐ-CP thì hàng hóa xuất khẩu đã nộp thuế xuất khẩu nhưng phải tái nhập được hoàn thuế xuất khẩu và không phải nộp thuế nhập khẩu nếu hàng hóa xuất khẩu chưa qua sử dụng, gia công, chế biến và đáp ứng quy định về hồ sơ, thủ tục tại Điều 33 Nghị định 134/2016/NĐ-CP được sửa đổi, bổ sung tại khoản 18 Điều 1 Nghị định 18/2021/NĐ-CP. Căn cứ quy định tại khoản 4 Điều 47 Nghị định số 08/2015/NĐ-CP ngày 21/01/2015 quy định về thủ tục hải quan tái nhập đối với hàng hóa đã xuất khẩu thì “Cơ quan hải quan không thu thuế đối với hàng hóa tái nhập quy định tại Khoản 1 Điều này, nếu tại thời điểm làm thủ tục tái nhập người khai hải quan nộp đủ bộ hồ sơ không thu thuế theo quy định”. Căn cứ quy định tại khoản 1 Điều 3 Thông tư số 119/2014/TT- BTC ngày 25/8/2014 bổ sung điểm g khoản 7 Điều 5 Thông tư số 219/2013/TT-BTC ngày 31/12/2013 như sau: “g) Cơ sở kinh doanh không phải nộp thuế GTGT khâu nhập khẩu trong trường hợp nhập khẩu hàng hóa đã xuất khẩu nhưng bị phía nước ngoài trả lại. Khi cơ sở kinh doanh bán hàng hóa bị trả lại này trong nội địa thì phải kê khai, nộp thuế GTGT theo quy định”. Căn cứ quy định tại điểm e khoản 2 Điều 10, điểm đ khoản 2 Điều 12 được nêu tại khoản 4, khoản 6 Điều 1 Nghị định số 18/2021/NĐ-CP thì hàng hóa nhập khẩu để gia công, sản phẩm gia công, hàng hóa nhập khẩu để sản xuất xuất khẩu, sản phẩm sản xuất xuất khẩu được phép tiêu hủy và thực tế đã tiêu hủy theo quy định của pháp luật hải quan được miễn thuế nhập khẩu. Căn cứ quy định tại khoản 5 Điều 25 Nghị định số 08/2015/NĐ-CP ngày 21/01/2015 được sửa đổi, bổ sung tại khoản 12 Điều 1 Nghị định số 59/2018/NĐ-CP ngày 20/4/2018, Điều 21 Thông tư số 38/2015/TT-BTC ngày 25/3/2015 được sửa đổi bổ sung tại khoản 10 Điều 1 Thông tư số 39/2018/TT-BTC ngày 20/4/2018 thì hàng hóa xuất khẩu, nhập khẩu thuộc đối tượng không chịu thuế thuế xuất khẩu, thuế nhập khẩu, thuế tiêu thụ đặc biệt, thuế giá trị gia tăng, thuế bảo vệ môi trường hoặc miễn thuế xuất khẩu, thuế nhập khẩu và đã được giải phóng hàng hoặc thông quan nhưng sau đó có thay đổi về đối tượng không chịu thuế hoặc mục đích được miễn thuế; hàng hóa là nguyên liệu, vật tư, linh kiện nhập khẩu để gia công, sản xuất hàng hóa xuất khẩu đã giải phóng hàng hoặc thông quan nhưng sau đó thay đổi mục đích sử dụng, chuyển tiêu thụ nội địa thì phải khai tờ khai hải quan mới. Căn cứ các quy định nêu trên, trường hợp hàng hóa nhập khẩu để gia công, hàng hóa nhập khẩu để sản xuất xuất khẩu đã xuất khẩu ra nước ngoài, xuất khẩu vào khu phi thuế quan sau đó tái nhập thì thuộc trường hợp không thu thuế nhập khẩu theo quy định tại điểm b khoản 1, khoản 2 Điều 19 Luật thuế xuất khẩu, thuế nhập khẩu số 107/2016/QH13, Điều 33 Nghị định 134/2016/NĐ-CP được sửa đổi, bổ sung tại khoản 18 Điều 1 Nghị định 18/2021/NĐ-CP, khoản 4 Điều 47 Nghị định số 08/2015/NĐ-CP và không phải nộp thuế GTGT khâu nhập khẩu theo quy định tại khoản 1 Điều 3 Thông tư số 119/2014/TT-BTC. Trường hợp hàng hóa tái nhập khẩu để tiêu thụ nội địa thì phải kê khai nộp thuế trên tờ khai hải quan mới đối với nguyên liệu, vật tư nhập khẩu ban đầu. Trường hợp hàng hóa tái nhập để tiêu hủy: - Từ ngày 25/4/2021 (ngày Nghị định số 18/2021/NĐ-CP có hiệu lực) thì hàng hóa đã xuất khẩu của loại hình xuất sản phẩm gia công, xuất sản xuất xuất khẩu phải tái nhập để tiêu hủy được miễn thuế nhập khẩu theo quy định tại điểm e khoản 1, điểm e khoản 2 Điều 10, điểm đ khoản 1, điểm đ khoản 2 Điều 12 được nêu tại khoản 4, khoản 6 Điều 1 Nghị định số 18/2021/NĐ-CP; - Trước ngày 25/4/2021: + Hàng hóa xuất khẩu của loại hình gia công sau đó tái nhập để tiêu hủy và thực tế đã tiêu hủy thì được miễn thuế nhập khẩu theo quy định tại điểm e khoản 1 Điều 10 Nghị định số 134/2016/NĐ-CP. + Hàng hóa xuất khẩu của loại hình sản xuất xuất khẩu sau đó tái nhập để tiêu hủy thì thực hiện theo hướng dẫn tại công văn số 8127/TCHQ-TXNK ngày 13/12/2017 (kê khai nộp thuế nhập khẩu, không phải nộp thuế GTGT (nếu hàng hóa tái nhập bị tiêu hủy hoàn toàn); trường hợp hàng hóa tái nhập bị tiêu hủy nhưng còn giá trị sử dụng và được tiêu dùng tại Việt Nam theo quy định của pháp luật về thuế GTGT thì doanh nghiệp phải nộp thuế GTGT). |
|
52 |
Công ty chúng tôi (là DNCX) chuyên sản xuất sản phẩm chăm sóc da, tóc, hóa mỹ phẩm nhập khẩu hàng mẫu (nguyên liệu hóa chất mẫu, bao bì mẫu) qua đường chuyển phát nhanh, không thanh toán, dùng để thử nghiệm, kiểm tra các chỉ tiêu lý tính, hóa tính cho phòng kỹ thuật, không dùng trong sản xuất. Căn cứ Quyết định số 1357/QĐ-TCHQ ngày 18/5/2021 thì trường hợp nhập khẩu hàng mẫu nói trên công ty phải áp dụng mã loại hình tờ khai nhập khẩu E13 hay H11. Trường hợp Công ty (DNCX) được mở tờ khai nhập khẩu loại hình H11 nói trên thì công ty có phải nộp thuế nhập khẩu, thuế GTGT theo quy định tại Điều 2 Nghị định 134/2016/NĐ-CP, Điều 29 Nghị định 18/2021/NĐ-CP hay không. (Công ty TNHH Shisedo Việt Nam tại công văn số 43/2021/ADM-OUT ngày 22/6/2021) |
Căn cứ điểm c khoản 2 Điều 2 Luật Thuế xuất khẩu, thuế nhập khẩu số 107/2016/QH13 thì hàng hóa nhập khẩu từ nước ngoài vào khu phi thuế quan và chỉ sử dụng trong khu phi thuế quan thuộc đối tượng không chịu thuế nhập khẩu. Căn cứ quy định tại khoản 1 Điều 4 Luật Thuế xuất khẩu, thuế nhập khẩu số 107/2016/QH13 thì “Khu phi thuế quan là khu vực kinh tế nằm trong lãnh thổ Việt Nam, được thành lập theo quy định của pháp luật, có ranh giới địa lý xác định, ngăn cách với khu vực bên ngoài bằng hàng rào cứng, bảo đảm Điều kiện cho hoạt động kiểm tra, giám sát, kiểm soát hải quan của cơ quan hải quan và các cơ quan có liên quan đối với hàng hóa xuất khẩu, nhập khẩu và phương tiện, hành khách xuất cảnh, nhập cảnh; quan hệ mua bán, trao đổi hàng hóa giữa khu phi thuế quan với bên ngoài là quan hệ xuất khẩu, nhập khẩu” Căn cứ quy định nêu trên, trường hợp Công ty đáp ứng điều kiện là doanh nghiệp chế xuất theo quy định tại khoản 1 Điều 4 Luật Thuế xuất khẩu, thuế nhập khẩu số 107/2016/QH13 nhập khẩu hàng hóa để thử nghiệm và chỉ sử dụng trong khu phi thuế quan thì hàng hóa đó thuộc đối tượng không chịu thuế nhập khẩu. Mã loại hình tờ khai hải quan hàng hóa nhập khẩu phải sử dụng mã loại hình tương ứng áp dụng đối với doanh nghiệp chế xuất. |
|
53 |
Về quy định thông báo cơ sở gia công, gia công lại: Hiện tại hệ thống hải quan chưa hỗ trợ khai báo tự động theo mẫu 23, 24 nên doanh nghiệp phải khai báo theo mẫu số 18a/TB-HĐGCL-GSQL bằng thủ công và phải đợi lấy số ngày công văn đến mới được giao hàng đi gia công lên ảnh hưởng lớn đến hoạt động gia công, sản xuất của doanh nghiệp. Kiến nghị: Doanh nghiệp chỉ cần thông báo một lần duy nhất về đối tác gia công lại bao gồm nội dung: Mã số thuế của đơn vị gia công, tên cơ sở sản xuất của đơn vị gia công, ngày bắt đầu gia công, ngày bắt đầu giao nguyên phụ liệu đi gia công, công đoạn gia công, số lượng thành phẩm dự kiến giao gia công. Cơ quan hải quan cần phát triển hệ thống đáp ứng yêu cầu của Thông tư đảm bảo việc thông báo qua hệ thống tiếp nhận tự động (Hiệp hội dệt may VN tại công văn số 75/2021/VITAS-CSTM ngày 13/5/2021) |
Liên quan đến việc thông báo hợp đồng gia công/hợp đồng gia công lại, phụ lục hợp đồng gia công/phụ lục hợp đồng gia công lại theo mẫu số 23, 24 Phụ lục I ban hành kèm theo Thông tư số 39/2018/TT-BTC , Tổng cục Hải quan đã có công văn số 1891/TCHQ-GSQL ngày 22/4/2021 (đính kèm) hướng dẫn các Cục Hải quan tỉnh thành phố thực hiện. Theo đó, doanh nghiệp thông báo hợp đồng gia công/hợp đồng gia công lại, phụ lục hợp đồng gia công/phụ lục hợp đồng gia công lại cho Chi cục Hải quan quản lý thông qua địa chỉ e-mail do Chi cục Hải quan công bố tại trụ sở Chi cục Hải quan hoặc đăng trên trang thông tin điện tử của Cục Hải quan các tỉnh, thành phố hoặc trang thông tin điện tử của Tổng cục Hải quan. Như vậy, doanh nghiệp không phải nộp bản giấy thông báo hợp đồng gia công/hợp đồng gia công lại, phụ lục hợp đồng gia công/phụ lục hợp đồng gia công lại tại Chi cục Hải quan như phản ánh. Đề nghị Hiệp hội doanh nghiệp Việt Nam thông báo đến các doanh nghiệp để thực hiện theo hướng dẫn nêu trên. |