Find answers. Ask questions.

Phân loại mặt hàng

{getToc} $title={Xem nhanh}

 6179/TCHQ-TXNK ngày 28/12/2021

Kính gửi: Công ty TNHH Behn Meyer Việt Nam.

(Địa chỉ: số 36, đường số 6. KCN VSIP, Thuận An, Bình Dương)

Trả lời công văn số 280421/BM-CV ngày 28/4/2021 của Công ty TNHH Behn Meyer VN kiến nghị không đồng ý với kết quả phân loại tại các Thông báo số 1674/TB-TCHQ, 1675/TB-TCHQ và 1669/TB-TCHQ ngày 9/4/2021 của Tổng cục Hải quan, Tổng cục Hải quan có ý kiến như sau:

Căn cứ Thông tư số 14/2015/TT-BTC ngày 30/01/2015 của Bộ Tài chính hướng dẫn về phân loại hàng hóa, phân tích để phân loại hàng hóa, phân tích để kiểm tra chất lượng, kiểm tra an toàn thực phẩm; 

Căn cứ Thông tư số 17/2021/TT-BTC ngày 26/02/2021 của Bộ Tài chính sửa đổi, bổ sung một số điều tại Thông tư số 14/2015/TT-BTC ngày 30/01/2015 của Bộ trưởng Bộ Tài chính hướng dẫn về phân loại hàng hóa, phân tích để phân loại hàng hóa, phân tích để kiểm tra chất lượng, kiểm tra an toàn thực phẩm; 

Căn cứ Thông tư số 65/2017/TT-BTC ngày 27/6/2017 của Bộ Tài chính về việc ban hành Danh mục hàng hóa xuất khẩu, nhập khấu Việt Nam; 

Căn cứ Thông tư số 09/2019/TT-BTC ngày 15/02/2019 của Bộ Tài chính sửa đổi, bổ sung một số nội dung tại các phụ lục của Thông tư số 65/2017/TT- BTC ngày 27 tháng 6 năm 2017 của Bộ Tài chính về việc ban hành Danh mục hàng hóa xuất khẩu, nhập khẩu Việt Nam; Tham khảo chú giải chi tiết nhóm 20.09:

“Các loại nước ép của nhóm này có thể có dạng cô đặc (đã hoặc chưa đông lạnh) hoặc dạng kết tinh hoặc dạng bột, với điều kiện là, đối với trường hợp bột hoặc dạng kết tinh, chúng hòa tan hoặc hầu như tan hết trong nước. Các sản phàm này thường thu được bằng các công đoạn xử lý qua nhiệt (không hoặc có chân không) hoặc lạnh (làm khô lạnh).

...

Với điều kiện là chúng giữ được đặc tính ban đầu, các loại nước ép quả hoặc nước ép rau của nhóm này có thể chứa các chất thuộc các loại được nêu dưới đây, các chất này hoặc được sinh ra ngay trong nước ép qua các công đoạn xử lý hoặc được thêm vào: 

(1) Đường. 

(2) Một số chất làm ngọt khác, tự nhiên hoặc tổng hợp, với điều kiện là lượng các chất thêm vào không được quá lượng cần thiết cho độ ngọt thông th­ường và ngoài ra nước ép này đáp ứng điều kiện của nhóm này, đặc biệt là sự cân bằng của các thành phần khác nhau (xem Mục (4) dưới đây).

(3) Các sản phẩm được thêm vào để bảo quản nước ép hoặc để chống sự lên men (thí dụ: sulphur dioxide, carbon dioxide, enzyme). 

(4) Các chất chuẩn (như axit citric, axit tartaric) và các sản phẩm được thêm vào để bù cho các thành phần bị phá hủy hoặc hư hỏng trong quá trình chế biến (thí dụ: vitamin, các chất tạo màu), hoặc để cố định hương vị (ví dụ, cho thêm sorbitol vào các loại nước ép quả thuộc chỉ cam quýt dạng bột hoặc dạng tỉnh thế). Tuy nhiên, nhóm này loại trừ các loại nước ép quả mà một trong các thành phần (axit citric, tinh dầu chiết xuất từ quả...) được thêm vào với một lượng mà sự cân bằng các thành phần khác nhau trong nước ép tự nhiên bị phá vỡ; trong trường hợp này sản phẩm bị mất đặc tính ban đầu.

Các loại nước ép rau của nhóm này có thế có thêm muối (natri chloride), gia vị hoặc hương liệu.

...

Nhóm này cũng bao gồm hèm nho bất kể được dùng để làm gì, với điều kiện là chưa lên men. Khi đã được xử lý qua các công đoạn như xử lý nước ép quả, hèm nho sẽ giống như nước ép nho thông thường. Sản phẩm có thể có dạng nước ép cô đặc thậm chí có dạng tinh thể (đối với loại có dạng tinh thể, sản phẩm này đôi khi được gọi là đường nho hoặc mật nho và có thể được sử dụng trong làm bánh ngọt hoặc kẹo, chủ yếu để sản xuất bánh mỳ có gừng, mứt kẹo,...)."

- Chú giải chi tiết nhóm 20.09 bao gồm nước ép ở dạng bột với điều kiện là, đối với trường hợp bột hoặc dạng kết tinh, chúng hòa tan hoặc hầu như tan hết trong nước. Theo kết quả kiểm định của cơ quan hải quan, các mặt hàng của Công ty thỏa mãn điều kiện này. 

- Quy trình sản xuất của nhà sản xuất do Công ty cung cấp thể hiện nguyên liệu đầu vào là nước ép, sau đó thêm maltodextrin để sấy phun, lọc, đóng gói, kiểm định chất lượng.

Theo giải trình của Công ty và quy trình sản xuất của nhà sản xuất do Công ty cung cấp, Maltodextrin đóng vai trò là chất chống đông (anticaking agent) được thêm vào trong quá trình sấy phun nguyên liệu nước ép tự nhiên để tạo thành sản phẩm cuối cùng ở dạng bột. Các mặt hàng được sử dụng để sản xuất, chế biến thực phẩm như làm bánh, nước trái cây, kem....Các thông tin tài liệu kỹ thuật bổ sung cũng cho thấy các mặt hàng có hương vị đặc trưng của quả/ dứa/ củ dền.

Như vậy, bột nước ép tạo ra đặc tính cơ bản của hàng hóa, maltodextrin đóng vai trò phụ là chất chống đông. 

- Áp dụng Quy tắc Tổng quát 3 (b) “Những hàng hóa hỗn hợp bao gồm nhiều nguyên liệu khác nhau hoặc những hàng hóa được làm từ nhiều bộ phận cấu thành khác nhau, và những hàng hóa ở dạng bộ để bán lẻ, nếu không phân loại được theo Qui tắc 3(a), thì phân loại theo nguyên liệu hoặc bộ phận cấu thành tạo ra đặc tính cơ bản của chúng, trong chừng mực tiêu chí này được áp dụng.”

Bột nước ép tạo ra đặc tính cơ bản của hàng hóa nên các mặt hàng phù hợp phân loại vào nhóm 20.09 “Các loại nước ép trái cây (kể cả hèm nho) và nước rau ép, chưa lên men và chưa pha thêm rượu, đã hoặc chưa pha thêm đường hoặc chất tạo ngọt khác”.

Tổng cục Hải quan giữ nguyên kết quả phân loại tại các Thông báo số 1674/TB-TCHQ, 1675/TB-TCHQ và 1669/TB-TCHQ ngày 9/4/2021.

Tổng cục Hải quan thông báo để Công ty biết và thực hiện.

Văn bản gốc