Find answers. Ask questions.

02-N2016: Hoàn thiện Biểu thuế xuất khẩu, Biểu thuế nhập khẩu của Việt Nam đến năm 2028

{getToc} $title={Xem nhanh}

LỜI MỞ ĐẦU

1. Tính cấp thiết của đề tài nghiên cứu

Từ sau Đại hội Đại biểu toàn quốc lần thứ VI của Đảng Cộng sản Việt Nam, nước ta đã giành được những thắng lợi quan trọng trên nhiều lĩnh vực từ chính trị, kinh tế, văn hóa, xã hội.v.v. Thể chế chủ trương của Đảng, từ năm 1986 đến nay, nước ta đó, đang và sẽ ngày càng mở rộng quan hệ quốc tế, hợp tác nhiều mặt, song phương và đa phương với các n­ước, các tổ chức quốc tế và khu vực trên nguyên tắc tôn trọng độc lập, chủ quyền, toàn vẹn lãnh thổ của nhau.v.v. Tính đến nay, Việt Nam đó tham gia ký kết 12 Hiệp định thương mại tự do { Hiệp định trong nội khối ASEAN (ATIGA), ASEAN - Trung Quốc, ASEAN - Hàn Quốc, ASEAN - Nhật Bản, Việt Nam - Nhật Bản, ASEAN- Úc-Niu-di-lân, ASEAN - Ấn Độ, Việt Nam - Chi lê, Việt Nam - Hàn Quốc, Việt Nam - Liên minh kinh tế Á Âu, Hiệp định thương mại tự do Việt Nam - Liên minh châu Âu (EU), Hiệp định Đối tác xuyên Thái Bình Dương (TPP) }. Trong hầu hết các FTA đó ký kết, mức độ tự do hóa về thuế nhập khẩu (NK) trung bình khoảng 90% số thuế, trừ ATIGA với mức cam kết tự do hóa xấp xỉ 98%. Cam kết về thuế nhập khẩu trong 2 khuôn khổ FTA thế hệ mới là TPP và Việt Nam - EU (dự kiến có hiệu lực từ 2018) có tỷ lệ tự do hóa cao hơn với lộ trình ngắn hơn, hướng tới cam kết xóa bỏ thuế quan đối với 100% số dòng thuế.

Cùng với việc mở rộng các quan hệ kinh tế đối ngoại, trên cơ sở các Hiến pháp (hiện hành là Hiến pháp 2013), Nhà n­ước đã ban hành nhiều văn bản pháp luật tạo hành lang pháp lý thuận tiện để thực hiện chính sách phát triển kinh tế hàng hóa nhiều thành phần có sự quản lý của Nhà n­ước theo định hướng XHCN, thực hiện đa dạng hoá thị trường, đa phương hoá các quan hệ kinh tế, thu hút đầu t­ư và thúc đẩy cạnh tranh lành mạnh. Một trong những văn bản pháp luật đó là Biểu thuế xuất khẩu (Biểu thuế XK), Biểu thuế nhập khẩu ưu đãi (Biểu thuế NK ưu đãi), Biểu thuế nhập khẩu ưu đãi đặc biệt (Biểu thuế NK ưu đãi đặc biệt ) mà nhóm tác giả nghiên cứu và đề cập trong đề tài này ( Danh mục các văn bản pháp luật quy định về Biểu thuế XK, Biểu thuế NK ưu đãi, Biểu thuế NK ưu đãi đặc biệt chi tiết tại Phụ lục 1 kèm theo ).

Qua nhiều năm thực hiện cho thấy, Biểu thuế XK, Biểu thuế NK ưu đãi, Biểu thuế NK ưu đãi đặc biệt đã tạo dựng đư­ợc khung pháp lý phù hợp với đường lối, chính sách của Đảng về mục tiêu bảo hộ và khuyến khích phát triển sản xuất trong n­ước; tạo thêm thế và lực cho Việt Nam chủ động hội nhập với kinh tế khu vực và thế giới; gúp phần bảo đảm nguồn thu quan trọng cho Ngân sách Nhà nước (NSNN).

Tuy nhiên, bên cạnh những kết quả đạt được, Biểu thuế XK, Biểu thuế NK ưu đãi, Biểu thuế NK ưu đãi đặc biệt còn chưa thật hoàn thiện. Tính khả thi của một số quy định cũ bất cập, tính dự báo chưa cao. Vẫn còn những quy định thiếu minh bạch, hiểu áp dụng không thống nhất. Mức thuế suất của một số mặt hàng không phù hợp với thực tiễn hoặc có khoảng trống nhưng chưa được điều chỉnh. Chưa quan tâm nhiều đến cơ chế, điều kiện đảm bảo thi hành…v.v. Một trong những nguyên nhân của tồn tại, hạn chế là việc tiếp thu ý kiến đóng góp còn hình thức, chưa lấy ý kiến rộng rãi của các đối tượng chịu sự tác động trực tiếp của văn bản nên sau khi ban hành đã không đi vào cuộc sống, thậm chí gây phản ứng xã hội, phải sửa đổi ngay.

Từ thực trạng nêu trên, nhu cầu tìm tòi giải pháp hoàn thiện Biểu thuế XK, Biểu thuế NK ưu đãi, Biểu thuế NK ưu đãi đặc biệt nhằm phát huy tối đa những ưu điểm, hạn chế những ảnh hưởng tiêu cực của hội nhập kinh tế quốc tế và cải cách hiện đại hóa hải quan đã và đang là yêu cầu mang tính thời sự cấp bách về cả lý luận và thực tiễn. Đó là những lý do Cục thuế xuất nhập khẩu (Cục thuế XNK) lựa chọn đề tài "Hoàn thiện Biểu thuế xuất khẩu, Biểu thuế nhập khẩu của Việt Nam hiện nay đến năm 2028" để nghiên cứu.

2. Mục đích, đối tượng và yêu cầu của đề tài:

2.1. Mục tiêu tổng quát: Nghiên cứu thực tiễn, kiến nghị các giải pháp hoàn thiện Biểu thuế XNK của Việt Nam theo hướng bảo hộ có chọn lọc, có điều kiện, có thời hạn, phù hợp với lợi thế cạnh tranh, tạo điều kiện thuận lợi cho thực hiện, góp phần định hướng đầu tư, phát triển sản xuất trong nước đáp ứng yêu cầu hội nhập kinh tế quốc tế và cải cách hiện đại hóa hải quan ở Việt Nam hiện nay.

2.2. Mục tiêu cụ thể:

- Thứ nhất: Đề xuất các nội dung sửa đổi, bổ sung Biểu thuế XNK phù hợp với giai đoạn thực hiện các cam kết quốc tế để phù hợp với các Hiệp định thương mại tự do;

- Thứ hai: Đề xuất các nội dung sửa đổi, bổ sung Biểu thuế XNK, hạn chế đến mức thấp nhất việc hiểu và áp dụng khác nhau khi phân loại, xác định mức thuế xuất khẩu, nhập khẩu của hàng hóa;

- Thứ ba: Đề xuất các nội dung sửa đổi, bổ sung các mức thuế suất thuế GTGT, thuế Tiêu thụ đặc biệt, thuế môi trường.v.v, các quy định của các pháp luật có liên quan khác như Luật hải quan, Luật thương mại, Luật quản lý thuế và các văn bản quy định hướng dẫn thực hiện các luật này để hạn chế các bất lợi của việc thực hiện các cam kết về cắt giảm thuế NK, hạn chế ảnh hưởng thu NSNN.

- Thứ tư: Nâng mức độ hiểu biết và hài lòng của người nộp thuế, của các nước, tổ chức quốc tế về thuế XNK của Việt Nam, góp phần giảm thời gian thông quan hàng hóa, giảm chi phí của người nộp thuế, giảm chi phí quản lý hành chính thuế;

2.3. Yêu cầu:

Thứ nhất: Đề tài phải đưa ra được một số khái niệm, đặc điểm, nguyên tắc cơ bản, kết cấu và những nội dung cơ bản của Biểu Thuế XNK. Nội dung cơ bản của mức thuế suất thuế XNK ưu đãi trong mối quan hệ với các Hiệp định thương mại tự do. Kinh nghiệm quốc tế và xu hướng hoàn thiện Biểu thuế XNK của các nước trên thế giới.

Thứ hai: Đề tài phải đánh giá được thực trạng Biểu thuế XNK của Việt Nam trong điều kiện Việt Nam đã ký 12 Hiệp định thương mại tự do với các nước/khu vực.v.v, từ đó đề xuất các giải pháp hoàn thiện Biểu thuế XNK của Việt Nam theo hướng bảo hộ có chọn lọc, có điều kiện, có thời hạn, phù hợp với lợi thế cạnh tranh, tạo điều kiện thuận lợi cho thực hiện, góp phần định hướng đầu tư, phát triển sản xuất trong nước đáp ứng yêu cầu hội nhập kinh tế quốc tế và cải cách hiện đại hóa hải quan

Thứ ba: Sản phẩm của đề tài được đưa vào sử dụng trên thực tế (dự thảo Nghị định, các Biểu thuế XNK , ...).

3. Cơ sở lý luận và phương pháp nghiên cứu

- Sử dụng phương pháp thống kê, tổng hợp, phân tích, chứng minh, diễn giải, so sánh.

- Tổ chức điều tra, khảo sát, đánh giá thực tiễn.

4. Những điểm mới của đề tài

- Những giải pháp kiến nghị nêu tại đề tài sẽ góp phần bảo hộ có chọn lọc, có thời hạn, dựa trên lợi thế cạnh tranh góp phần định hướng đầu tư, phát triển sản xuất những ngành hàng có lợi thế cạnh tranh

- Góp phần thực hiện nhiệm vụ thu NSNN hàng năm thông qua các kiến nghị thực hiện điều chỉnh mức thuế suất thuế tiêu thụ đặc biệt, giá trị gia tăng, lệ phí giao thông.v.v khi cắt giảm thuế NK để thực hiện các cam kết quốc tế. Tăng cường hiệu lực hiệu quả bộ máy quản lý thuế;

- Tăng cường tính tuân thủ pháp luật của người nộp thuế, răn đe ngăn chặn hành vi vi phạm, ngăn ngừa và chống tham nhũng.

5. Ý nghĩa của đề tài:

- Đề tài có tính khả thi cao, đáp ứng nhu cầu thực tiễn đòi hỏi để phục vụ cho việc sửa đổi Luật thuế XNK, Biểu thuế XK, thuế nhập khẩu và các văn bản pháp quy có liên quan khác.

- Những giải pháp kiến nghị nêu tại đề tài sẽ góp phần bảo hộ có chọn lọc, có thời hạn, dựa trên lợi thế cạnh tranh góp phần định hướng đầu tư, phát triển sản xuất những ngành hàng có lợi thế cạnh tranh

- Góp phần thực hiện nhiệm vụ thu NSNN hàng năm thông qua các kiến nghị thực hiện điều chỉnh mức thuế suất thuế TTĐB, GTGT, lệ phí giao thông... khi cắt giảm thuế NK để thực hiện các cam kết quốc tế, tăng cường hiệu lực hiệu quả bộ máy quản lý thuế;

- Tăng cường tính tuân thủ pháp luật của người nộp thuế, răn đe ngăn chặn hành vi vi phạm, ngăn ngừa và chống tham nhũng.

- Làm cơ sở khoa học cho việc ra các quyết định, hướng dẫn thi hành, quy trình, Thông tư, Nghị định của Nhà nước và của ngành Hải quan

7. Bố cục của đề tài:

Ngoài phần mở đầu, kết luận và các phụ lục, bảng biểu, đề tài được kết cấu thành 3 chương:

Chương 1 : Một số vấn đề lý luận về thuế, Biểu thuế thuế xuất khẩu, thuế nhập khẩu.

Chương 2 : Thực trạng Biểu thuế XNK. Quan điểm; Mục tiêu; Yêu cầu hoàn thiện Biểu thuế XNK.

Chương 3: Giải pháp hoàn thiện Biểu thuế XNK ở Việt Nam hiện nay
CHƯƠNG 1. MỘT SỐ VẤN ĐỀ LÝ LUẬN VỀ THUẾ, BIỂU THUẾ

XUẤT KHẨU NHẬP KHẨU

1.1. Một số khái niệm cơ bản về thuế, thuế XK, thuế NK

1.1.1. Khái niệm cơ bản về thuế

Thuế là một khoản tiền hoặc hiện vật mà các tổ chức, cá nhân thực hiện nghĩa vụ và quyền lợi đóng góp theo luật định cho Nhà nước theo mức độ, thời hạn cụ thể nhằm đáp ứng nhu cầu chi của Nhà nước, điều tiết vĩ mô nền kinh tế, phân phối lại một phần thu nhập và của cải của xã hội, kiểm soát quá trình phân phối và mức chi tiêu trong nền kinh tế, thay đổi tập quán tiêu dùng của xã hội và không mang tính hoàn trả trực tiếp cho người nộp thuế. Một phần thuế mà các tổ chức và cá nhân đóng góp cho Nhà nước được trả về với người dân một cách gián tiếp dưới các hình thức như trợ cấp xã hội, phúc lợi xã hội và các quỹ tiêu dùng khác.

1.1.2. Khái niệm cơ bản về thuế XK , thuế NK

Thuế XNK là một loại thuế gián thu; do các tổ chức, cá nhân XK hàng hoá được phép XK từ thị trường trong nước ra nước ngoài hoặc vào khu chế xuất và ngược lại NK hàng hoá được phép NK từ nước ngoài hoặc từ khu chế xuất vào thị trường trong nước thực hiện nghĩa vụ và quyền lợi đóng góp theo luật định cho Nhà nước theo mức độ và thời hạn cụ thể. Thuế XNK là một bộ phận quan trọng trong hệ thống chính sách kinh tế tài chính, thương mại vĩ mô tổng hợp, gắn liền với hoạt động XNK, cơ chế quản lý XNK và chính sách kinh tế đối ngoại của một quốc gia nhằm bảo hộ sản xuất trong nước, bảo đảm nguồn thu cho NSNN và quản lý hoạt động XNK.

1.2. Đặc điểm, phân loại, vai trò của thuế XK, thuế NK .

1.2.1. Đặc điểm

Thứ nhất , thuế XNK là loại thuế gián thu. Điều đó có nghĩa là người tiêu dùng hàng hoá XNK phải gánh chịu loại thuế này. Người nộp thuế XNK nếu không đồng thời là người tiêu dùng hàng hoá XNK thì không phải gánh chịu mà chỉ nộp thuế thay cho người tiêu dùng hàng hoá XNK đó.

Thứ hai , thuế NK chỉ thu vào hàng hoá NK ở khâu NK, không thu vào hàng hoá sản xuất hoặc lưu thông trong nước. Thuế XK chỉ thu vào hàng hoá XK, không thu vào hàng hoá tiêu dùng trong nước.

Thứ ba, thuế XNK gắn chặt với hoạt động XNK do đó gắn chặt với hoạt động kinh tế đối ngoại của mỗi quốc gia trong từng thời kỳ.

Thứ tư, thuế XNK chỉ do cơ quan hải quan quản lý thu, cơ quan thuế các cấp không thu, nhằm gắn công tác quản lý thu thuế XNK với công tác quản lý nhà nước đối với hoạt động XNK.

1.2.2. Phân loại:

Thứ nhất, Phân loại thuế XNK dựa trên mục đích đánh thuế: Thuế XNK để tạo nguồn thu: Thuế XNK để bảo hộ: Thuế XNK để trừng phạt: Thuế XNK để thúc đẩy quan hệ thương mại.

Thứ hai, Phân loại dựa trên cách thức đánh thuế : Thuế XNK tuyệt đối :Thuế XNK theo tỷ lệ %:Thuế XNK hỗn hợp: Thuế XNK theo lượng thay thế.

1.2.3. Vai trò

Thứ nhất, thuế XNK là một công cụ huy động nguồn thu cho NSNN.

Thứ hai, Thuế XNK là một trong những công cụ của chính sách kinh tế thương mại quốc tế. Trong vai trò này, thuế XNK thực hiện bảo hộ sản xuất trong nước, khuyến khích XK, kiểm soát hoạt động ngoại thương.

Thứ ba, Thuế XNK là một trong những công cụ thu hút đầu tư nước ngoài, góp phần giải quyết việc làm và thực hiện chính sách HNKTQT của các quốc gia.

1.3. Cấu trúc cơ bản của Biểu Thuế XNK và các văn bản pháp luật có liên quan

1.3.1. Cấu trúc cơ bản của Biểu thuế NK ưu đãi

Ngày 16/11/2015, Bộ trưởng Bộ Tài chính đó ban hành Thông tư số 182/2015/TT-BTC v/v ban hành Biểu thuế XK, Biểu thuế NK ưu đãi. Biểu thuế này có hiệu lực thi hành và áp dụng đối với các tờ khai hải quan đăng ký từ ngày 1/1/2016. Tại Điều 3 Thông tư quy định Biểu thuế NK ưu đãi theo danh mục mặt hàng chịu thuế bao gồm:

Mục I: Quy định thuế suất thuế NK ưu đãi áp dụng đối với 97 chương theo danh mục hàng hóa XNK Việt Nam. Nội dung gồm tên các Phần, Chương, Chú giải phần, chú giải chương; Danh mục biểu thuế được chi tiết mô tả hàng hoá (tên nhóm mặt hàng và tên mặt hàng), mã hàng (08 chữ số), mức thuế suất thuế NK ưu đãi quy định cho mặt hàng chịu thuế. Về cấu trúc, Biểu thuế NK ưu đãi quy định tại Mục I được phân thành các phần, chương, chú giải phần, chú giải chương, phân chư­ơng, các nhóm, phân nhóm hàng.

Mục II: Chương 98 - Quy định mã hàng và mức thuế suất thuế NK ưu đãi riêng đối với một số nhóm mặt hàng, mặt hàng. Tại chương 98 có chú giải và điều kiện áp dụng thuế suất thuế NK ưu đãi riêng tại Chương 98.

1.3.2. Cấu trúc Biểu thuế NK ưu đãi đặc biệt

Khác với Biểu thuế NK ưu đãi, cấu trúc các Biểu thuế NK ưu đãi đặc biệt có một số đặc điểm sau:

- Thường đưa ra mốc thời gian thực hiện mức thuế suất hoặc lộ trình thực hiện;

- Tuỳ theo mức độ cam kết/loại hàng hoá cam kết; Biểu thuế có thể đầy đủ/hoặc không bao gồm đầy đủ các nhóm, phân nhóm hàng như Biểu thuế NK ưu đãi mà chỉ gồm những nhóm, phân nhóm hàng, mức thuế suất thuế NK cho những nhóm, phân nhóm hàng thuộc danh mục cắt giảm thuế để thực hiện cam kết;

- Các Biểu thuế NK ưu đãi đặc biệt khác nhau có số dòng hoặc số cột khác nhau. Số dòng hoặc số cột nhiều hay ít phụ thuộc vào cam kết cắt giảm thuế và lộ trình thực hiện của cam kết.

Mức thuế suất thuế NK ưu đãi đặc biệt có thể là mức thuế suất của nhóm; hoặc của phân phóm 6 số; hoặc của phân phóm 8 số (trong tr­ường hợp phân nhóm 6 số chia tiếp thành phân nhóm 8 số); hoặc của phân phóm 10 số.

Những nhóm, phân nhóm hàng không được ghi trong Biểu thuế ưu đãi đặc biệt thì khụng thuộc danh mục Biểu thuế NK ưu đãi đặc biệt và do đó áp dụng Biểu thuế NK ưu đãi.

1.3.3. Cấu trúc Biểu thuế XK

Biểu thuế XK đư­ợc chia thành 4 cột:

+ Cột thứ 1: Số thứ tự của mặt hàng;

+ Cột thứ 2: mô tả tên hàng hoá;

+ Cột thứ 3: phân nhóm hàng của hàng hoá;

+ Cột thứ 4: mức thuế suất thuế XK.

1.4. Cam kết quốc tế về Biểu Thuế XK, Biểu thuế NK và dự kiến mức độ ảnh hưởng thu NSNN

1.4.1. Hiệp định ASEAN (ATIGA ):

Việt Nam bắt đầu thực hiện các cam kết về thuế từ năm 1999. Tính đến thời điểm năm 2014 sẽ có khoảng 72% số dòng thuế của Biểu thuế ATIGA có mức thuế suất là 0%. Cam kết xóa bỏ thuế khoảng 93% vào năm 2015 và 100% vào năm 2018 (trừ một số dòng nhạy cảm) trong đó có 7% số dòng thuế được linh hoạt đến năm 2018.

Tốc độ tăng trưởng KNNK của Việt Nam từ ASEAN trung bình khoảng 5%/năm đối với các mặt hàng giữ nguyên thuế suất và 10% đối với mặt hàng thuế suất cắt giảm so với năm 2014. Theo đó mức độ giảm thu ngân sách nhà nước trung bình giảm khoảng 7,4 triệu USD/năm ( tương đương khoảng 195,1 tỷ đồng/năm).

1.4.2. Hiệp định ASEAN - Trung Quốc:

Việt Nam tham gia vào khu vực mậu dịch tự do ASEAN - Trung Quốc từ năm 2002 và bắt đầu thực hiện các cam kết về thuế từ năm 2005. Đến thời điểm 2014 mới có 45% số dòng thuế về 0%. Từ năm 2015, Việt Nam phải cắt giảm thuế quan cho toàn bộ mặt hàng thuộc danh mục thông thường về 0% trong đó có linh hoạt cho 250 dòng thuế thuộc danh mục linh hoạt xóa bỏ về 0% từ năm 2018 và giảm thuế về 20% cho hàng hóa thuộc danh mục nhạy cảm.

Đối với Hiệp định ASEAN - Trung Quốc, dự kiến mức độ tác động thu ngân sách Nhà nước giai đoạn 2015-2018 so với năm 2014 dựa trên các giả định sau:

- Giả định tốc độ tăng trưởng KNNK của Việt Nam từ Trung Quốc trung bình khoảng 20%/năm.

- Tỷ lệ sử dụng form ACFTA là 20% (theo ước tính của Cục thuế XNK -Tổng cục Hải quan);

Theo đó mức độ thu ngân sách nhà nước giai đoạn 2015 - 2018 tăng trung bình khoảng 9,1 triệu USD/năm (tương đương khoảng 195,65 tỷ đồng/năm) so với năm trước liền kề.

1.4.3. Hiệp định ASEAN - Hàn Quốc:

Việt Nam bắt đầu thực hiện cam kết về thuế từ năm 2007. Tính đến thời điểm năm 2014 mới chỉ có khoảng 30% số dòng thuế có mức thuế suất là 0%. Từ năm 2015, Việt Nam sẽ phải xóa bỏ thuế quan cho 90% mặt hàng thuộc danh mục thông thường, 10% còn lại (818 dòng thuế) sẽ được linh hoạt cắt giảm về 0% vào năm 2016 (340 dòng) và năm 2018 (478 dòng). Bên cạnh đó, tất cả các dòng thuế thuộc danh mục nhạy cảm thường của Việt Nam sẽ cắt giảm thuế suất về 20% vào năm 2017. Như vậy, cuối lộ trình (năm 2021), số dòng thế được xóa bỏ thuế quan trong Hiệp định này chiếm 85,6% số dòng thế trong toàn biểu cam kết.

Việc xóa bỏ thuế quan đối với các dòng thuế có thuế suất còn lại trong AKFTA giai đoạn 2015-2018 sẽ tác động đáng kể đến số thu ngân sách nhà nước. Để ước tính số liệu giảm thu ngân sách vào thời điểm hoàn thành lộ trình cắt giảm AKFTA vào năm 2018, nhóm tác giả đã tính toán dựa trên chênh lệch thuế suất năm 2014 so với thuế suất 0% vào năm 2018 và trên cơ sở giả định về tốc độ tăng trưởng KNNK và tỷ lệ áp dụng thuế suất NK ưu đãi đặc biệt AKFTA (tỷ lệ sử dụng form AK). Dự kiến giảm thu ngân sách nhà nước trung bình khoảng 25,2 triệu USD/năm (tương đương khoảng 541,8 tỷ đồng/năm).

1.4.4. Hiệp định ASEAN - Úc - Niuzilan:

Hiệp định này được ký năm 2009 và có hiệu lực đối với Việt Nam năm 2010. Đến thời điểm năm 2014 có khoảng 28% số dòng thế có mức thuế suất 0%. Năm 2018, Việt Nam cam kết xóa bỏ đối với 85% số dòng thuế; và đến năm 2020, tỷ lệ xóa bỏ thuế quan của Việt Nam 67%.

Về KNNK, KNNK từ Úc và Niu Di lân trong những năm qua có xu hướng giảm, đạt tỷ trọng KNNK là 2,5 tỷ, 2,1 tỷ và 2 tỷ USD cho các năm 2011, 2012 và 2013 tương ứng. Tốc độ giảm trung bình kim ngạch NK của giai đoạn 2011-2013 là 10%, tương ứng giảm thu NSNN khoảng 12,48 tr USD/năm (tương đương khoảng 268,32 tỷ đồng).

1.4.5. Hiệp định ASEAN - Nhật Bản:

Bắt đầu thực hiện từ năm 2008 và Việt Nam cam kết xóa bỏ thuế quan đối với 62,2% số dòng thuế trong vòng 10 năm, trong đó xóa bỏ thuế quan ngay khi Hiệp định có hiệu lực đối với 26,3% dòng thuế và xóa bỏ thuế quan sau 10 năm thực hiện Hiệp định đối với 33,8% (năm 2018). Vào năm 2023 và 2024 cam kết xóa bỏ 25,7% và 0,7% số dòng thuế tương ứng. Như vậy, vào cuối lộ trình (năm 2025) số dòng thuế được xóa bỏ thuế quan chiếm 88,6% số dòng thuế trong toàn Biểu cam kết.

Với KNNK trung bình giai đoạn 2011-2013 là 11,2 tỷ USD, chiếm khoảng 9,6% tổng KNNK của Việt Nam thì ước tính mức độ thu ngân sách nhà nước giảm trung bình khoảng 4,2 triệu USD/năm (tương đương khoảng 90,3 tỷ đồng) so với năm trước liền kề.

1.4.6. Hiệp định Việt Nam - Nhật Bản:

Được ký kết năm 2008. Việt Nam cam kết xóa bỏ thuế quan đối với 75,2% số dòng thuế trong vòng 10 năm, trong đó xóa bỏ thuế quan ngay khi Hiệp định có hiệu lực đối với 27,5% dòng thuế và xóa bỏ thuế quan sau 10 năm thực hiện Hiệp định (năm 2019) đối với 40,3% dòng thuế. Vào năm 2021, 2024 và 2025 Việt Nam cam kết xóa bỏ 0,1%, 14,9% và 0,8% số dòng thuế tương ứng. Như vậy, trong cả lộ trình thực hiện giảm thuế, số dòng thuế được xóa bỏ thuế quan chiếm khoảng 91% số dòng thuế trong toàn Biểu cam kết.

1.4.7. Hiệp định ASEAN - Ấn Độ:

Việt Nam bắt đầu tham gia từ năm 2009. Năm 2010 bắt dầu thực hiện cắt giảm thuế (thuế suất trung bình cả Biểu là 15,04%). Đến năm 2014 sẽ có khoảng 12,28% số dòng thuế có mức thuế suất 0%. Đến năm 2018, Việt Nam cam kết cắt giảm thuế 60,71% số dòng thuế về 0% (thuế suất trung bình cả biểu 8.05%), năm 2021 thực hiện cắt giảm 22,74% số dòng còn lại (thuế suất trung bình cả biểu 7.08%) xuống 0%. Năm 2024 thực hiện cắt giảm thuế danh mục nhạy cảm cao và kết thúc lộ trình cắt giảm thuế (thuế suất trung bình cả Biểu là 6,96%).

Kim ngạch nhập khẩu từ Ấn Độ bình quân giai đoạn 2011-2013: 2,46 tỷ USD/năm, chiếm khoảng 2,2% tổng KNNK của Việt Nam. Tốc độ tăng trưởng kim ngạch nhập khẩu của Việt Nam từ Ấn Độ trung bình khoảng 20%/năm cho giai đoạn 2010-2013, theo đó mức độ tăng thu ngân sách nhà nước trung bình cho cả giai đoạn là 15,06% /năm (tương đương khoảng 3 - 4 triệu USD/năm, 64,5 - 86 tỷ đồng).

1.4.8. Hiệp định Việt Nam - Chi Lê :

Tham gia ký kết năm 2011. Đến năm 2020, Việt Nam vẫn chỉ cam kết xóa bỏ thuế đối với khoảng 33% số dòng thuế. Việt Nam cam kết sẽ xóa bỏ thuế quan đối với 83,89% số dòng thuế trong vòng 10 năm kể từ khi Hiệp định có hiệu lực và xóa bỏ thêm đối với 4,66% số dòng thuế trong vòng 15 năm kể từ khi Hiệp định có hiệu lực. Các dòng thuế còn lại chỉ giảm đến một mức nào đó hoặc giữ nguyên tại thời điểm thuế MFN năm 2009 hoặc loại trừ không cam kết của Việt Nam chiếm khoảng 384 mặt hàng, chiếm 4,02% số dòng thuế của Việt Nam.

1.4.9. Hiệp định TPP, RCEP (Asean 6), ASEAN - EU, Việt Nam - Liên minh thuế quan (Nga, Belarus, Kazakhstan), Việt Nam - EU .

Hai Hiệp định FTA thế hệ mới là Việt Nam - EU và TPP đặt ra yêu cầu tương đối cao trong việc tự do hóa thương mại. Việc thực hiện 2 hiệp định này sẽ có tác động lớn hơn các hiệp định thương mại mà Việt Nam đã ký kết. Vì vậy, trong thời gian tới Biểu thuế XNK cần được hoàn thiện phù hợp với xu hướng cải cách chính sách thuế trên thế giới hiện nay cũng như với lộ trình tự do hóa thương mại mà Việt Nam đã cam kết thực hiện với hai Hiệp định FTA này.

1.5. Xu hướng hoàn thiện Biểu thuế XNK

1.5.1. Tiêu chí hoàn thiện

Theo quan điểm chính thống đang được thừa nhận rộng rãi hiện nay ở nước ta, thì có nhiều tiêu chí để xác định mức độ hoàn thiện của một hệ thống pháp luật, nhưng các tiêu chí về tính toàn diện, tính đồng bộ, tính phù hợp và trình độ kỹ thuật pháp lý của hệ thống pháp luật là các tiêu chí cơ bản. Trong đó, tiêu chí về tính toàn diện là cơ sở để định lượng sự đầy đủ và sự bao quát; tính đồng bộ là cơ sở để xác định sự thống nhất; tính phù hợp là cơ sở để đánh giá sự tương quan giữa trình độ của hệ thống pháp luật vớí trình độ phát triển của thực tiễn; trình độ kỹ thuật pháp lý là cơ sở để đánh giá khả năng làm luật.

1.5.2. Khái quát quá trình phát triển và xu hướng hoàn thiện Biểu thuế XNK trên thế giới

Thuế XNK được hình thành từ rất sớm, từ thế kỷ XVI-XVII trước Công nguyên, Tân vương triều Ai Cập cổ đại đã biết thu một loại thuế (tiền thân của thuế quan ngày nay, Việt Nam gọi là thuế XNK) khi các thương gia vận chuyển hàng hoá qua lãnh địa của họ. Do xác định được tầm quan trọng của thuế quan, nên hầu hết các Nhà nước thời kỳ cổ đại (At-xi-ry cổ đại, Hy Lạp cổ đại, La Mã cổ đại...), các Nhà nước phong kiến đều thu loại thuế này. Tuy nhiên, những quy định về thuế XNK ở những thời kỳ này còn rất đơn giản.

Chuyển sang giai đoạn tư bản chủ nghĩa, việc sử dụng thuế XNK đã có sự thay đổi lớn. Vào thời kỳ đầu, loại thuế này được sử dụng rộng rãi ở Anh và Pháp. Nhưng sau đó, quan điểm của chủ nghĩa tự do hoá thương mại đã dần chiếm ưu thế. Kết quả của khuynh hướng này là năm 1860 Anh và Pháp đã ký kết Hiệp định thương mại tự do, trong đó giảm đáng kể mức thuế quan giữa 2 nước.

Tuy nhiên, cùng với sự phát triển của khoa học kỹ thuật và sự ra đời của hệ thống tiền tệ thế giới, nền kinh tế thế giới dần ổn định và có bước phát triển nhanh chóng đặc biệt là sự ổn định trong buôn bán quốc tế. Trong xu thế đó, để tạo môi trường thông thoáng cho hoạt động buôn bán quốc tế, xu hướng bảo hộ bằng thuế XNK đã dần dần được nới lỏng mà thay vào đó là chủ nghĩa tự do hoá thương mại.

CHƯƠNG 2

THỰC TRẠNG BIỂU THUẾ XUẤT NHẬP KHẨU, QUAN ĐIỂM, MỤC TIÊU VÀ YÊU CẦU HOÀN THIỆN BIỂU THUẾ XUẤT NHẬP KHẨU

2.1. Đánh giá tình hình thực hiện Biểu thuế XNK

2.1.1. Một số tồn tại, hạn chế

Thứ nhất, Việt Nam đã gia nhập WTO được 8 năm và ký kết 12 Hiệp định thương mại tự do (FTA)....

Thứ hai, Theo Điều 4 AHTN về nghĩa vụ của các quốc gia thành viên, thì các quốc gia phải tuân thủ HS; áp dụng AHTN cấp độ 8 chữ số đối với tất cả các giao dịch thương mại cho mục đích thuế quan, thu thập số liệu thống kê và các mục đích khác; và có thể phân nhóm thêm AHTN trên cấp độ 8 chữ số cho mục đích thống kê hoặc phi thuế quan. Trường hợp muốn loại bỏ bớt một phân nhóm ASEAN thì phải được sự nhất trí của các quốc gia thành viên.

Thứ ba , Danh mục Biểu thuế XK không liệt kê cụ thể tất cả các mặt hàng chịu thuế XK theo Danh mục hàng hóa XNK Việt Nam phần nào là một bất lợi cho Việt Nam trong việc không mở rộng diện mặt hàng chịu thuế XK khi xây dựng phương án đàm phán về thuế XK trong các Hiệp định thương mại như TPP, EU.

Thứ tư, Số lượng mức thuế suất thuế XK còn nhiều, đòi hỏi công tác quản lý thu thuế phải chặt chẽ hơn để đảm bảo thu đúng, thu đủ thuế của các mặt hàng.

Thứ năm, Mã số hàng hóa của Biểu thuế NK ưu đãi đặc biệt chưa thống nhất với Biểu thuế NK ưu đãi ( có Biểu thuế NK ưu đãi đặc biệt có mã hóa cấp độ 8 chữ số như Biểu thuế NK ưu đãi nhưng có Biểu thuế NK ưu đãi đặc biệt có mã hóa cấp độ 12 chữ số, có Biểu thuế NK ưu đãi đặc biệt có mã hóa cấp độ 10 chữ số) , làm phức tạp biểu thuế, khó so sánh, áp dụng.

Thứ sáu, Vẫn còn có những mặt hàng có cùng bản chất, cấu tạo, công dụng, có tính năng kỹ thuật tương tự, trình độ sản xuất trong nước tương tự nhau nhưng Biểu thuế XNK lại quy định mức thuế suất thuế NK khác nhau.

Thứ bảy , mức thuế suất thuế XNK của một số mặt hàng chưa hợp lý hoặc chưa đảm bảo nguyên tắc thuế XK tăng dần từ thành phẩm đến nguyên liệu thô; thuế NK của một số nặt hàng chưa bảo đảm nguyên tắc mức thuế NK giảm dần từ thành phẩm đến nguyên liệu thô, gây khó khăn cho sản xuất trong nước.

Thứ tám , Tính pháp lý của các quy định về quản lý thuế của Biểu thuế XNK đã dần được hình thành và ngày càng được chú trọng hơn so với trước. Tuy nhiên, các tiêu chí giải thích cho các mặt hàng cần giải thích chưa phân biệt được hàng hóa một cách chuẩn xác và rõ ràng nhất trong khi khoảng cách giữa các mức thuế của các dòng thuế dễ lẫn quá xa nhau, chưa thống nhất việc đánh mã số hàng hóa giữa các Biểu thuế NK, GTGT,TTĐB; nên chưa tạo điều kiện thuận lợi cho việc thực hiện thống nhất việc phân loại, tính thuế, hạn chế và ngăn ngừa hành vi vi phạm.

Thứ chín, Phương thức xây dựng biểu thuế XNK chưa hợp lý; thẩm quyền, nguyên tắc ban hành Biểu thuế, thuế suất cần được sửa đổi theo đúng quy định của Luật thuế XNK 2016 vừa mới được Quốc hội ban hành.

Về mức thuế tuyệt đối, hỗn hợp

Luật thuế XNK 2005 quy định: Uỷ ban thường vụ Quốc hội (UBTVQH) ban hành khung thuế suất thuế XK, khung thuế suất thuế NK ưu đãi. Chính phủ quy định thuế NK thông thường, nhưng không quá 70% so với thuế suất NK ưu đãi của từng mặt hàng tương ứng. Thủ tướng Chính phủ (TTCP) quy định về thuế tuyệt đối ( bao gồm cả thuế XK, thuế NK). Bộ trưởng Bộ Tài chính quy định thuế suất thuế XK, thuế suất thuế NK ưu đãi, thuế suất thuế NKưu đãi đặc biệt.

Nhưng Luật thuế XNK 2016 đã sửa đổi nội dung này theo hướng:

- Quốc hội quy định khung thuế suất thuế XK ban hành kèm theo Luật.

- UBTVQH sửa đổi, bổ sung khung thuế suất thuế XK ban hành kèm theo Luật.

- Chính phủ quy định Biểu thuế XK Biểu thuế XK ưu đãi; Biểu thuế NK ưu đãi; Biểu thuế NK ưu đãi đặc biệt; Danh mục hàng hóa và mức thuế tuyệt đối, thuế hỗn hợp, thuế NK ngoài hạn ngạch thuế quan. Thuế suất thông thường được quy định bằng 150% thuế suất ưu đãi của từng mặt hàng tương ứng.

Trường hợp mức thuế suất NK ưu đãi bằng 0%, TTCP căn cứ quy
định tại Điều 10 của Luật này để quyết định việc áp dụng mức thuế suất thông
thường.

Về nguyên tắc ban hành biểu thuế, thuế suất

Luật thuế XNK 2005 quy định nguyên tắc quy định mức thuế suất thuế XK, thuế NK là

(i) Phù hợp với danh mục nhóm hàng chịu thuế và trong phạm vi khung thuế suất do Uỷ ban thường vụ Quốc hội ban hành;

(ii) Góp phần bảo đảm nguồn thu ngân sách nhà nước và bình ổn thị trường;

(iii) Bảo hộ sản xuất trong nước có chọn lọc, có điều kiện, có thời hạn phù hợp với điều ước quốc tế mà Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam là thành viên.

Nhưng Luật thuế XNK 2016 quy định nguyên tắc ban hành biểu thuế, thuế suất là:

(i) Khuyến khích nhập khẩu nguyên liệu, vật liệu, ưu tiên loại trong nước chưa đáp ứng nhu cầu; chú trọng phát triển lĩnh vực công nghệ cao, công nghệ nguồn, tiết kiệm năng lượng, bảo vệ môi trường.

(ii) Phù hợp với định hướng phát triển kinh tế - xã hội của Nhà nước và các cam kết về thuế xuất khẩu, thuế nhập khẩu trong các điều ước quốc tế mà CHXHCN Việt Nam là thành viên;

(iii) Góp phần bình ổn thị trường và nguồn thu ngân sách nhà nước.

(iv) Đơn giản, minh bạch, tạo thuận lợi cho người nộp thuế và thực hiện cải cách thủ tục hành chính về thuế.

(v) Áp dụng thống nhất mức thuế suất đối với hàng hóa có cùng bản chất, cấu tạo, công dụng, có tính năng kỹ thuật tương tự; thuế suất thuế nhập khẩu giảm dần từ thành phẩm đến nguyên liệu thụ; thuế suất thuế xuất khẩu tăng dần từ thành phẩm đến nguyên liệu thụ.

Về mức thuế suất thuế XNK :

Căn cứ quy định của Luật thuế XNK 2005, các văn bản quy định về Biểu thuế XNK hiện hành bao gồm: Văn bản quy định về thuế tuyệt đối, thuế hỗn hợp: Văn bản quy định về thuế XK: Văn bản quy định về thuế NK ưu đãi (MFN): Văn bản quy định về thuế NK thông thường: Văn bản quy định về thuế NKngoài hạn ngạch thuế quan: Văn bản quy định về thuế NK ưu đãi đặc biệt (các Biểu thuế NK FTA): Về Biểu thuế XK ưu đãi.

2.2. Nguyên nhân

2.2.1. Thuận lợi

- Hệ thống văn bản pháp quy về công tác phân loại hàng hoá, xác định mức thuế được xây dựng đồng bộ từ Nghị định, Thông tư, Quyết định, Quy trình, cơ bản tuân thủ các cam kết quốc tế mà Việt Nam đã ký kết hoặc tham gia đã tạo hành lang pháp lý cho hoạt động khai báo, kiểm tra, xác định mã số, mức thuế đối với hàng hoá XNK;

- Xu hướng đẩy mạnh cải cách hành chính, hiện đại hoá đã có việc cải cách thủ tục hành chính, ứng dụng công nghệ thông tin trong công tác phân loại hàng hóa ngày càng được coi trọng thể hiện thông qua việc mở rộng thông quan điện tử, thực hiện khai báo từ xa, tăng cường xây dựng hệ thống cơ sở dữ liệu....

- Cơ quan hải quan và cộng đồng doanh nghiệp đã có kinh nghiệm trong việc áp dụng Công ước Hài hoà mô tả và mã hóa hàng hóa (HS) từ năm 1992 đến nay.

2.2.2. Khó khăn

- Công ước Hài hoà mô tả và mã hóa hàng hóa là một văn bản mang tính kỹ thuật cao nhưng được triển khai trong điều kiện nền kinh tế đang trong giai đoạn hội nhập, hệ thống pháp luật chưa đầy đủ, không đồng bộ, hay thay đổi, chưa minh bạch và chưa chặt chẽ.

- Cơ quan Hải quan áp dụng kỹ thuật Quản lý rủi ro, người nộp thuế tự khai, tự tính, tự chịu trách nhiệm về việc khai báo của mình. Để tự khai, tự tính, tự nộp, người nộp thuế phải am hiểu các quy định về phân loại hàng hoá nhưng do phân loại là một việc khó, người nộp thuế lại chưa được trang bị đầy đủ các kiến thức về phân loại, đặc biệt, ý thức chấp hành pháp luật của một bộ phận doanh nghiệp chưa cao, chưa tự giác khai báo đúng mã số, mức thuế của hàng hoá XNK; Gian lận thương mại có xu hướng gia tăng dưới các hình thức và mức độ ngày càng tinh vi, phức tạp, do đó dẫn đến việc phân loại không thống nhất, khiếu nại, khiếu kiện kéo dài.

- Các công cụ hỗ trợ công tác phân loại hàng hoá, áp dụng mức thuế của doanh nghiệp như Chú giải nhóm HS, Danh mục Bảng chữ cái của WCO, tuyển tập ý kiến của WCO trong công tác phân loại chưa được ban hành công khai; công tác kiểm tra sau thông quan, công tác điều tra chống buôn lậu, công tác quản lý rủi ro còn mới và chưa đồng bộ.

- Cơ chế phối hợp tham gia giữa các đơn vị tham mưu trong Bộ Tài chính ngày càng được đẩy mạnh và chú trọng nhưng trong một số trường hợp do hạn chế về thông tin, thời gian trong điều kiện chức năng nhiệm vụ tham mưu xây dựng Biểu thuế XNK, đàm phán AHTN và Danh mục hàng hóa XNK VN chưa thống nhất một đầu mối nên việc đánh giá, đề xuất chi tiết tên hàng hóa và mức thuế suất thuế NK của Biểu thuế XNK chưa đảm bảo tính cân đối giữa các cam kết để tạo ra lợi ích cao nhất cho Việt Nam.

- Cơ cấu tổ chức, bộ máy thường xuyên có sự thay đổi, phân tán. Tình trạng chồng chéo, thiếu tính thống nhất trong việc chỉ đạo, hướng dẫn, hoạt động kiểm tra vẫn còn tồn tại ở các cấp, đơn vị.

- Việc chỉ đạo, hướng dẫn công tác phân loại hàng hoá, áp dụng mức thuế của Tổng cục hải quan vẫn thường xuất phát từ các yêu cầu nghiệp vụ cụ thể của từng đơn vị, chưa dựa trên một cách tiếp cận tổng thể, thống nhất mang tính chỉ đạo chung hàng ngày.

- Chức năng, nhiệm vụ của Chi cục quá nặng nề (vừa làm thủ tục, vừa thực hiện thông quan), lực lượng mỏng, kỹ năng chuyên sâu chưa cao.

- Việc bố trí, sắp xếp cán bộ làm công tác phân loại hàng hoá, xác định mức thuế còn chưa phù hợp với trình độ chuyên môn.

- Cục Hải quan các Tỉnh, Thành phố chưa thực hiện hết trách nhiệm kiểm tra, giám sát, chưa thường xuyên rà soát để phát hiện việc phân loại chưa thống nhất trong cùng địa bàn quản lý; tình trạng cùng một mặt hàng nhưng phân loại, áp mã số tính thuế khác nhau vẫn chưa được khắc phục, sau nhiều năm mới kiểm tra, phát hiện, truy thu dẫn đến các hệ quả không tốt cho cả doanh nghiệp và cơ quan hải quan.

- Chi cục chưa nhạy bén để kịp thời phát hiện sai sót, mâu thuẫn trong quá trình làm thủ tục hải quan, việc xử lý nhiều khi mang tính thụ động, cứng nhắc.

- Theo quy trình thủ tục hải quan hiện hành, không còn cán bộ chuyên trách làm công tác phân loại ở cấp Chi cục (công chức bước 2), đây thực sự là một trở ngại đối với công tác phân loại khi mà hiện nay việc làm thủ tục, phân loại hàng hóa chỉ được thực hiện đầu tiên và trực tiếp ở cấp Chi cục.

- Bộ Tài chính, Tổng cục Hải quan đã dành nhiều sự quan tâm cho công tác phân loại hàng hoá, nhưng do có sự thay đổi về cơ cấu tổ chức, tư tưởng một số cán bộ lãnh đạo, công chức còn thụ động với công việc, còn mang nặng yếu tố chủ quan, áp đặt, chưa thực sự tận tâm, chưa nắm chắc và triển khai, thực hiện đầy đủ các quy định, quy trình về phân loại hàng hóa nên công tác phân loại hàng hóa chưa đáp ứng yêu cầu đề ra.

- Công tác đào tạo, tuyên truyền, hướng dẫn kỹ năng phân loại hàng hoá, áp dụng mức thuế cho cán bộ trong ngành hải quan, cho các cơ quan khác có liên quan và cộng đồng doanh nghiệp chưa thật sự hiệu quả, bài bản;

- Hệ thống kiểm soát hoạt động kinh tế của quốc gia còn chưa đáp ứng được yêu cầu quản lý việc phối hợp giữa các Bộ, Ngành trong công tác quản lý còn rời rạc, mang tính cục bộ.

- Kim ngạch XNK không ngừng gia tăng, chủng loại, mẫu mã hàng hóa ngày càng phong phú, đa dạng trong khi các nguồn lực của cơ quan hải quan còn nhiều hạn chế (cơ sở hạ tầng, phương tiện kiểm tra, kiểm soát, biên chế,…).

- Vấn đề trách nhiệm và chế độ khen thưởng, kỷ luật chưa rõ ràng, chưa thể chế hoá trách nhiệm ở từng cấp đơn vị; chưa khen thưởng kịp thời đối với những đơn vị, cá nhân làm tốt cũng như việc xử lý nghiêm đối với cá nhân vi phạm.

- Chưa có sự phối hợp đồng bộ và có hiệu quả giữa khâu trong thông quan và khâu sau thông quan trong việc cung cấp thông tin để kiểm tra, xác minh làm rõ các nghi vấn trong xác định tên hàng, mã số và mức thuế của hàng hoá.

- Chưa thực hiện tốt việc trao đổi, kết nối và phản hồi các thông tin giữa các bộ phận nghiệp vụ, phân tích phân loại, kiểm tra sau thông quan, điều tra chống buôn lậu từ Chi cục đến Tổng cục để chủ động phòng ngừa, hạn chế và ngăn chặn các hiện tượng gian lận có thể xảy ra, nhất là với những nhóm hàng nhạy cảm, dễ lẫn, có cấu tạo phức tạp, có nguy cơ gian lận thương mại cao.v.v.

2.3. Quan điểm về hoàn thiện Biểu thuế XNK ở nước ta hiện nay

Một là, đổi mới công tác xây dựng pháp luật thuế, trong đó có Biểu thuế XNK phải đặt trong tổng thể chung của chương trình cải cách và hiện đại hoá ngành hải quan, ngành tài chính, cải cách nền hành chính nhà nước nhằm phát huy được sức mạnh của cả hệ thống cơ quan hải quan, hệ thống tài chính, hỗ trợ tốt quá trình cải cách hệ thống chính sách thuế, quản lý hải quan, quản lý kho bạc nhà nước, hệ thống tin học của toàn ngành tài chính và các ngành có liên quan, phù hợp với mục tiêu, yêu cầu hiện đại hóa hải quan.

Hai là, đổi mới công tác xây dựng pháp luật thuế, trong đó có Biểu thuế XNK phải đảm bảo phù hợp với cải cách hệ thống chính sách thuế.

Ba là, đổi mới công tác xây dựng pháp luật thuế, trong đó có Biểu thuế XNK phải đảm bảo góp phần ổn định nguồn thu đáp ứng nhu cầu chi tiêu của ngân sách

Bốn là, đổi mới công tác xây dựng pháp luật thuế, trong đó có Biểu thuế XNK phải có bước đi phù hợp theo các chương trình cụ thể, chi tiết với một lộ trình hợp lý; tránh dập khuôn máy móc kinh nghiệm nước ngoài, không quá bảo thủ với những kinh nghiệm quản lý thủ công của nền kinh tế bao cấp, chưa tự do hóa thương mại và mở cửa với bên ngoài; nhưng còn tránh chủ quan, nôn nóng.

Năm là, đổi mới công tác xây dựng pháp luật thuế, trong đó có Biểu thuế XNK phải đáp ứng yêu cầu hội nhập kinh tế quốc tế, phù hợp với các chuẩn mực và thông lệ quốc tế; ứng dụng mạnh mẽ công nghệ thông tin trong tất cả các khâu quản lý thuế, xây dựng cơ sở hệ thống dữ liệu liệu thông tin đầy đủ phục vụ cho quản lý thuế.

Sáu là, quan điểm xuyên suốt trong quá trình xây dựng Biểu thuế XNK là phải đổi mới nguyên tắc xây dựng Biểu thuế XNK phù hợp với tiến trình hội nhập kinh tế theo hướng ổn định, công khai, minh bạch.

2.4. Mục tiêu, yêu cầu hoàn thiện Biểu thuế XNK ở nước ta hiện nay.

- Mở rộng diện mặt hàng chịu thuế (thu hẹp diện mặt hàng có mức thuế suất 0%) để phát triển nguồn thu, bao quát các nguồn thu mới phát sinh; đảm bảo công bằng, bình đẳng về thuế giữa các đối tượng nộp thuế; tạo điều kiện cho người nộp thuế tăng tích tụ, phù hợp với thông lệ quốc tế. Thực hiện đơn giản hóa hệ thống chính sách ưu đãi thuế, việc thiết kế và tổ chức thực hiện các chính sách ưu đãi thuế được gắn chặt với các định hướng ưu tiên về phát triển ngành, lĩnh vực và địa bàn theo yêu cầu của quá trình phát triển kinh tế - xã hội của đất nước.

- Nâng cao hiệu lực, hiệu quả quản lý thuế, chống thất thoát, gian lận thuế; Tăng cường hiệu quả công tác phân loại hàng hóa; Tiếp tục rà soát, nghiên cứu bổ sung, sửa đổi các sắc thuế hiện hành đối với hàng NK trong khi phải thực hiện cắt giảm thuế NK để hạn chế giảm thu ngân sách (thuế giá trị gia tăng (GTGT), thuế tiêu thụ đặc biệt (TTĐB), thuế bảo vệ môi trường.

- Chủ động tính toán các phương án bảo đảm nguồn thu và cân đối ngân sách giai đoạn 2016 - 2020 do giá dầu có biến động giảm lớn khi giảm thuế nhập khẩu để thực hiện các cam kết trong các FTA; kiểm soát chặt chẽ việc hoàn thuế, đảm bảo hoàn thuế đóng đối tượng, chính sách pháp luật thuế của Nhà nước, tạo điều kiện thuận lợi cho người nộp thuế; Đẩy mạnh cải cách thủ tục hành chính và tháo gỡ khó khăn cho hoạt động sản xuất, kinh doanh.

- Hai Hiệp định FTA thế hệ mới là Việt Nam - EU và TPP đặt ra yêu cầu tương đối cao trong việc tự do hóa thương mại, việc thực hiện 2 hiệp định này sẽ có tác động lớn hơn các hiệp định thương mại mà Việt Nam đó ký kết.

- Tạo nền tảng pháp luật thực hiện Chiến lược phát triển kinh tế xã hội và Chiến lược cải cách hệ thống thuế, hiện đại hóa quản lý thuế đối với hàng hóa XNK; sửa đổi bổ sung góp phần phục vụ chiến lược hội nhập kinh tế quốc tế, phù hợp với các cam kết quốc tế mà Việt Nam là thành viên và chuẩn bị cơ sở pháp luật để phục vụ hội nhập sâu, rộng hơn trong giai đoạn tới.

2.5. Dự kiến kết quả đạt được qua việc thực hiện mục tiêu.

- Có hệ thống Biểu thuế XNK do Chính phủ ban hành đồng bộ phù hợp với chuẩn mực quốc tế và khu vực về Danh mục hàng hóa (mã số, mô tả tên hàng hóa); phù hợp với cam kết cắt giảm thuế theo các Hiệp định thương mại song phương và đa phương mà Việt Nam là thành viên;

- Góp phần bảo hộ và định hướng đầu tư sản xuất trong nước theo hướng chú trọng những ngành hàng có lợi thế cạnh tranh, theo đúng nguyên tắc xây dựng Biểu thuế XNK đã được quy định tại Luật thuế XNK 2016;

- Khắc phục cơ bản những tồn tại của Biểu thuế XNK hiện hành. Giúp người nộp thuế hiểu chính xác Biểu thuế XNK, thực hiện kê khai chính xác mã số, mức thuế XNK, hạch toán đầy đủ theo qui định, tự giác thực hiện đóng nghĩa vụ thuế của mình. Các tổ chức, cá nhân và mọi người dân, cộng đồng xã hội đều có nhận thức và có trách nhiệm thực hiện đúng quy định của Biểu thuế XNK;

- Hạn chế đến mức thấp nhất giảm thu NSNN trong điều kiện hội nhập kinh tế quốc tế.

- Tạo điều kiện thuận lợi cho ứng dụng công nghệ tin học trong quản lý thuế đáp ứng yêu cầu quản lý hải quan hiện đại.

CHƯƠNG 3 . GIẢI PHÁP HOÀN THIỆN BIỂU THUẾ XUẤT

NHẬP KHẨU Ở VIỆT NAM HIỆN NAY

3.1. Sửa đổi Biểu thuế XK

3.1.1. Kế thừa các quy định còn phù hợp

Tiếp tục kế thừa các quy định còn phù hợp của Biểu thuế XK hiện hành tại Thông tư số 182/2015/TT-BTC và Thông tư số 73/2016/TT-BTC ngày 20/5/2016 sửa đổi mức thuế XK đối với các mặt hàng có mô tả tên và mức thuế suất thuế XK phù hợp với Biểu khung thuế suất thuế XK ban hành kèm theo Luật thuế XNK 2016.

3.1.2. Quy định về tên hàng và mức thuế xuất khẩu

Để phù hợp với Luật thuế XNK 2016, đề nghị quy định tên hàng và mức thuế XK theo Biểu khung thuế suất thuế XK ban hành kèm theo Luật thuế XNK 2016. Cụ thể như sau:

+ đối với những mặt hàng XK không được nêu tên cụ thể tại Biểu thuế XK thì khi XK áp dụng được áp dụng mức thuế suất thuế XK là 0%.

+ các nhóm hàng hóa khác không có khung thuế XK được hiểu là không thuộc đối tượng chịu thuế XK và Chính phủ không có thẩm quyền quy định mức thuế suất thuế XK 0% đối với các nhóm hàng này.

Theo đó, đề nghị sửa Biểu thuế XK theo hướng chỉ quy định cụ thể mức thuế suất của tất cả các dòng thuế thuộc 211 nhóm hàng hóa theo khung thuế XK ban hành kèm theo Luật thuế XNK số 107/2016/QH13.

3.1.3. Về thuế NK tuyệt đối, thuế NK hỗn hợp

Hiện hành, thuế NK theo phương pháp tính thuế tuyệt đối, thuế hỗn hợp chỉ áp dụng đối với mặt hàng xe ô tô chở người từ 15 chỗ ngồi chở xuống đã qua sử dụng tại Quyết định số 36/2011/QĐ-TTg ngày 29/6/2011 và Quyết định số 24/2013/QĐ-TTg ngày 03/5/2013 của TTCP.

Chính sách thuế đối với xe ô tô đã qua sử dụng là phù hợp với thực tiễn, góp phần hạn chế NK loại xe cũ không khuyến khích sử dụng, góp phần tăng thu NSNN. Theo đó, nên trình Chính phủ cho phép tiếp tục duy trì mức thuế NK tuyệt đối đối với xe ô tô đã qua sử dụng như hiện hành.

3.1.4. Về thuế NK ngoài hạn ngạch thuế quan

Việt Nam cam kết trong WTO áp dụng thuế NK ngoài hạn ngạch thuế quan đối với 04 nhóm mặt hàng trứng; đường; Thuốc lá chưa chế biến, phế liệu lá thuốc lá và muối. Với mức thuế suất cam kết và thời điểm thực hiện cắt giảm cuối cùng khác nhau, quy định tại Thông tư số 111/2012/TT-BTC và Thông tư số 80/2014/TT-BTC.

3.2. Sửa đổi thuế suất thuế NK thông thường

Trình Thủ tướng Chính phủ quy định đối với các mặt hàng có mức thuế NK ưu đãi bằng 0% thì mức thuế NK thông thường là 3 hoặc 5%. Nếu sửa đổi theo hướng mức thuế suất thuế NK thông thường thống nhất là 5%, Biểu thuế suất thông thường gồm 3.009 dòng thuế và tính trên KNNK năm 2015 là 36 triệu USD, thì dự kiến tăng thu 1,8 triệu USD, tương đương 39,6 tỷ đồng (tỷ giá 22.000 VND/USD).

3. 3. Sửa đổi Biểu thuế NK ưu đãi.

3.3.1. Kế thừa các quy định hiện hành vẫn phù hợp với thực tế hiện nay cũng như trong thời gian tới.

a. Tiếp tục quy định Chương 98. Theo đó, Biểu thuế NK có kết cấu gồm 02 mục, như sau:

- Mục I: Quy định thuế suất thuế NK ưu đãi áp dụng đối với 97 chương theo danh mục hàng hóa XNK Việt Nam.

- Mục II: Chương 98 - Quy định mã hàng và mức thuế suất thuế nhập khẩu ưu đãi riêng đối với một số nhóm mặt hàng, mặt hàng đặc thù

b. Tiếp tục quy định mức thuế NK ưu đãi đối với các mặt hàng còn hợp lý; ví dụ như quy định mức thuế NK 0% cho mặt hàng máy gia công cơ khó thuộc các nhóm hàng từ 84.54 đến 84.63 .v.v.

3.3.2. Tiếp tục rà soát cam kết WTO để thực hiện cắt giảm theo cam kết

Để phù hợp với cam kết, hàng năm, Bộ Tài chính vẫn tiến hành rà soát cam kết WTO để thực hiện lộ trình cắt giảm thuế phù hợp. Đối với các năm 2017 trở đi, đề nghị thực hiện cắt giảm thuế NK MFN theo lộ trình giảm đều hàng năm từ mức thuế của năm gia nhập đến mức thuế của năm cam kết cuối cùng. Trước mắt, cắt giảm thuế của 13 dòng thuế còn lộ trình cắt giảm thuế NK MFN đến năm 2017 và 2019.

3.3.3. Rà soát sửa đổi mức thuế NK

Rà soát sửa đổi mức thuế NK của các mặt hàng hiện có bất hợp lý về mức thuế suất như đã nêu tại Chương 2, bảo đảm thực hiện nguyên tắc áp dụng thống nhất mức thuế suất thuế NK đối với hàng hóa có cùng bản chất, cấu tạo, công dụng, có tính năng kỹ thuật tương tự:

(1) Nhóm mặt hàng Sữa và các sản phẩm từ sữa :

(2) Mặt hàng "hương liệu thực phẩm":

(3) Mặt hàng "Chế phẩm từ sâm":

(4) Mặt hàng "vinyl clorua monomer (VCM)", mã số 9824.00.00 thuộc chương 98

(5) Mặt hàng "thuốc giảm đau"

(6) Mặt hàng "Phân bón NPK"

(7) Mặt hàng "ligin sulphonat"

(8) Mặt hàng "phụ gia cho dầu bôi trơn"

(9) Mặt hàng Axit stearic công nghiệp

(10) Mặt hàng Giấy kraft ở dạng cuộn có chiều rộng 209 mm, loại sử dụng làm bao gói cho Thái dynamit "

(11) Mặt hàng đá hoa (marble) thuộc nhóm 68.02

(12) Mặt hàng "nguyên liệu sợi thủy tinh dạng tấm"

(13) Mặt hàng "Fero - silic"

(14) Mặt hàng "Máy biến điện sử dụng điện môi láng"

(15) Mặt hàng "Bộ ngắt mạch tự động loại hộp đúc"

(16) Mặt hàng "nhà lắp ghép"

3.3.4. Về sửa đổi mức thuế suất thuế NK để bảo đảm nguyên tắc mức thuế NK giảm dần từ thành phẩm đến nguyên liệu thô

Để thực hiện được nguyên tắc này, nhóm tác giả đã rà soát Biểu thuế NK cho thấy về cơ bản trong một chương thuế suất của nguyên liệu đã thấp hơn thuế suất của bán thành phẩm và thấp hơn thuế suất của thành phẩm. Tuy nhiên, có nhiều trường hợp thành phẩm nguyên chiếc có mức cam kết bằng 0% thì cần phải quy định mức thuế suất theo mức cam kết hoặc trường hợp nguyên liệu đầu vào nhưng trong nước đã sản xuất đáp ứng đủ nhu cầu thì cần phải quy định mức thuế suất phù hợp để khuyến khích sản xuất trong nước. Do vậy mức thuế suất giữa nguyên liệu đầu vào và thành phẩm trong những trường hợp này cần xét thêm yếu tố phù hợp cam kết và trong nước đã sản xuất được.

3.3.5. Về một số thủ tục để quản lý thuế đối với một số mặt hàng thuộc Chương 98 :

Theo quy định tại điểm b khoản 3 mục I Chương 98 Thông tư số 182/2015/TT-BTC ngày 16/11/2015 về điều kiện áp dụng mức thuế suất thuế NK ưu đãi riêng và quyết toán, NK, sử dụng hàng hóa và một số Thông tư sửa đổi, bổ sung Thông tư số 182/2015/TT-BTC kể từ đầu năm 2016 đến nay thì hiện có 11 nhóm mặt hàng phải đăng ký danh mục hàng hóa NK và quy định báo cáo quyết toán, kiểm tra việc sử dụng hàng hóa có nội dung dẫn chiếu đến Thông tư số 38/2015/TT-BTC ngày 25/3/2015.

- Để hỗ trợ doanh nghiệp sản xuất lắp ráp xe trong nước, đảm bảo thực hiện nguyên tắc thuế suất linh kiện, phụ tùng, bán thành phẩm phải thấp hơn sản phẩm, vừa khuyến khích sản xuất, lắp ráp xe trong nước vừa không ảnh hưởng đến định hướng sản xuất, linh kiện phụ tùng xe ô tô, đề nghị:

+ Giảm thuế suất thuế NK ưu đãi của ô tô đầu kéo dạng CKD (mã hàng 8701.20.10) từ 5% xuống 0%;

+ Chi tiết tại Chương 98 mặt hàng bộ linh kiện rời đồng bộ và không đồng bộ của ô tô đầu kéo và sơ mi rơ-moóc để sản xuất, lắp ráp ô tô đầu kéo và sơ mi rơ-moóc và quy định mức thuế suất 0%;

+ Hướng dẫn rõ Chú giải và điều kiện, thủ tục áp dụng thuế suất thuế NK ưu đãi riêng tại chương 98 cho mặt hàng này.

- Đề nghị sửa đổi mức thuế suất thuế NK ưu đãi của các mặt hàng sau để phù hợp với Quyết định 229/QĐ-TTg ngày 4/2/2016 về cơ chế, chính sách thực hiện Chiến lược và Quy hoạch phát triển ngành công nghiệp ô tô Việt Nam.

- Sửa đổi thuế suất thuế NK ưu đãi 04 mặt hàng máy để sản xuất giấy hoặc bìa, mã số 8439.20.00 từ 2% lên 5%; bộ phận của máy giặt- mã số 8450.90.10 và 8450.90.20 từ 3% lên 5%. Máy xát vỏ cà phê, mã số 8438.80.11 từ 2% lên 5%, Máy sản xuất bia, mã số 8438.40.00 từ 3% lên 5% để thực hiện Chỉ thị số 494/CT-TTg ngày 20/4/2010 về việc sử dụng vật tư, hàng hóa sản xuất trong nước trong công tác đấu thầu các dự án đầu tư sử dụng vốn nhà nước.

- Chi tiết vào Chương 98 tên và mã hàng của tất cả các mặt hàng khung gầm đã gắn động cơ, có buồng lái với mã hàng tương ứng tại 97 Chương của tất cả các chủng loại xe tải nguyên chiếc cùng chủng loại (theo đúng quy định tại điểm 3 Chú giải đầu chương 72) đồng thời bổ sung thêm vào chú giải cho mặt hàng khung gầm đã gắn động cơ, có buồng lái (xe ô tô sát xi, có buồng lái) kê khai mã hàng hóa và áp dụng mức thuế suất thuế NK ưu đãi riêng ghi tại nhóm 98.36.

- Mục I, 97 Chương: Gồm 9.471 dòng thuế với số lượng 38 mức thuế suất, thuế suất trung bình 10,57% . Cụ thể mức thuế suất 0% (3.009 dòng thuế, chiếm 31,7%), mức 1% (29 dòng thuế), mức 2% (64 dòng thuế), mức 3% (559 dòng thuế), mức 5% (1.123 dòng thuế, chiếm 11,8%), mức 6% (78 dòng thuế), mức 7% (88 dòng), mức 8% (46 dòng thuế), mức 10% (845 dòng thuế, chiếm 8,9%), mức 12% (590 dòng), mức 13% (11 dòng), mức 14% (11 dòng), mức 15% (487 dòng), mức 17% (27 dòng), mức 18% (21 dòng), mức 20% (1.178 dòng, chiếm 12,4%), mức 22% (32 dòng), mức 23% (2 dòng), mức 25% (503 dòng), mức 27% (27 dòng), mức 28% (7 dòng), mức 30% (333 dòng), mức 32% (10 dòng), mức 33% (2 dòng), mức 35% (102 dòng), mức 37% (1 dòng), mức 38% (4 dòng), mức 40% (100 dòng), mức 45% (41 dòng), mức 47% (2 dòng), mức 50% (33 dòng), mức 55% (6 dòng), mức 58% (5 dòng), mức 60% (6 dòng), mức 70% (60 dòng), mức 75% (22 dòng), mức 100% (2 dòng), mức 135% (5 dòng).

- Mục II, Chương 98: Quy định đối với 40 nhóm, mặt hàng có mức thuế NK ưu đãi riêng.

- Tác động đến NSNN: Với phương án điều chỉnh mức thuế của Biểu thuế nhập khẩu ưu đãi (MFN) theo nội dung báo cáo nêu trên, dự kiến làm tăng thu NS về thuế nhập khẩu khoảng 743,5 tỷ đồng ( trong đó số tăng thu khoảng 774 tỷ đồng, số giảm thu khoảng 30,5 tỷ đồng ).

3.4. Sửa đổi Biểu thuế NK ưu đãi đặc biệt:

3.4.1. Về Danh mục:

Đề nghị thống nhất mô tả tên hàng và mã số hàng hóa như Biểu thuế NK ưu đãi- dựa trên HS 2017 và AHTN 2017 (hiện hành là HS2012 và AHTN 2012).

3.4.2. Về mức thuế suất:

Rà soát các cam kết với từng khu vực để lựa chọn kịch bản, xây dựng bước đi lộ trình thích hợp tận dụng tối đa các lợi thế, hạn chế các bất lợi do hội nhập đem lại.

KẾT LUẬN

Song song với việc sửa đổi Biểu thuế XNK, để Biểu thuế XNK phát huy tác dụng tích cực trên thực tế, cần thực hiện tốt các công việc sau đây:

Thứ nhất, rà soát để sửa các quy định về phân loại hàng hóa theo hướng: Bổ sung quy định về cách thức giải quyết đối với trường hợp hàng hóa có kết quả phân tích nhưng Trung tâm PTPL không kết luận được mã số của hàng hóa; Sửa đổi các điều kiện phân loại trước bảo đảm có thể phân loại trước các mặt hàng phức tạp, dễ lẫn, đa năng, công nghệ mới, hàng hoá của các ngành trọng điểm.

Thứ hai, quy định đầu mối làm nhiệm vụ hướng dẫn phân loại hàng hoá và xác định mức thuế đối với hàng hoá XNK là Cục thuế XNK (tại cấp Tổng cục), hoặc Phòng Nghiệp vụ (tại các Cục Hải quan tỉnh, thành phố). Xây dựng cơ chế tuyển dụng, đào tạo và sắp xếp, bố trí luân chuyển công tác đối với cán bộ, công chức làm công tác phân loại hàng hóa, áp dụng Biểu thuế theo hướng:

- Đa dạng hóa về chuyên ngành đào tạo của đối tượng được tuyển dụng làm công tác phân loại hàng hóa ngoài chuyên ngành luật, tài chính, như hóa chất, cơ khó, điện, điện tử, công nghệ môi trường, dệt may... để đáp ứng nhu cầu nhận biết về hàng hóa phục vụ cho công tác phân loại.

- Bố trí sắp xếp lại đội ngũ cán bộ, công chức làm công tác phân loại hàng hóa (cả 3 cấp) theo hướng có khả năng chuyên sâu và đủ về lượng để đáp ứng yêu cầu của công tác phân loại hàng hóa. Trong đó, chú trọng tổ chức đào tạo cán bộ chuyên sâu làm nòng cốt về công tác phân loại hàng hóa tại cấp Chi cục, xây dựng quy chế rõ ràng về việc lựa chọn, luân chuyển cán bộ làm công tác phân loại hàng hóa.

Thứ ba, Tăng cường hợp tác quốc tế để tranh thủ sự hỗ trợ đào tạo, chia sẻ kiến thức kinh nghiệm của Hải quan các nước. Qua đó phát triển đội ngũ chuyên gia có kỹ năng về phân loại hàng hóa;

Thứ tư, Cải tiến công tác đào tạo, tập huấn kiến thức nghiệp vụ về phân loại hàng hóa theo hướng hỗ trợ, phối hợp với các Trường Đại học có chuyên ngành thuế-hải quan để hoàn thiện giáo trình về phân loại hàng hóa. Hoàn thiện bài giảng chuyên sâu về phân loại hàng hóa của Trường hải quan Việt Nam. Đa dạng hóa các hoạt động đào tạo tập huấn: kết hợp giữa đào tạo kiến thức nền tảng với kiến thức chuyên sâu, giữa Tổng cục và các Cục Hải quan tỉnh, thành phố trong quá trình tổ chức thực hiện.

Thứ năm , Chuẩn hóa các tiêu chuẩn, điều kiện và cơ chế trách nhiệm của cán bộ, công chức trong từng cấp, đơn vị hải quan. Thành lập Hội đồng tư vấn về phân loại hàng hóa, xác định mức thuế tại cơ quan hải quan cấp Cục/Tổng cục theo đóng quy chế hoạt động của Hội đồng này trong thời gian sớm nhất.

Thứ sáu, Phát triển hệ thống thông tin dữ liệu. Đa dạng hóa định dạng thông tin trong hệ thống dữ liệu để có thông tin nhiều chiều về hàng hóa được phân loại. Phát triển các phần mềm ứng dụng để liên kết thông tin trong hệ thống dữ liệu tiến tới phục vụ cho việc phân loại hàng hóa tự động nhằm mục tiêu tạo thuận lợi cho khai báo hải quan, kiểm tra hải quan, đẩy nhanh tốc độ thông quan hàng hóa, giảm gánh nặng cho công tác kiểm tra sau thông quan. Nâng cấp đồng bộ cơ sở hạ tầng, công nghệ thông tin, khắc phục tình trạng tắc nghẽn, lỗi sự cố hệ thống, đồng thời đảm bảo việc truyền nhận và xử lý dữ liệu trực tuyến giữa các cấp, đơn vị hải quan. Đẩy nhanh tiến độ triển khai các dự án: xây dựng địa điểm kiểm tra tập trung; máy soi container, lắp đặt hệ thống camera và các công cụ, thiết bị kiểm tra, kiểm soát hải quan.

Thứ bảy, Tăng cường kiểm tra, hướng dẫn nghiệp vụ. Cơ quan hải quan các cấp cần xây dựng kế hoạch kiểm tra định kỳ hàng năm, hàng quý theo từng địa bàn trọng điểm nơi có nhiều hàng hóa thông quan, nơi có nhiều vướng mắc phát sinh trong công tác phân loại hàng hóa. Đồng thời với việc tổ chức kiểm tra định kỳ theo kế hoạch cần tổ chức kiểm tra đột xuất với những trường hợp qua công tác giải quyết vướng mắc thấy có thông tin bất thường về phân loại hàng hóa để kịp thời phát hiện, xử lý, khắc phục các thiếu sót.

Về hình thức, cơ quan hải quan các cấp vừa phải được cơ quan hải quan cấp trên kiểm tra, vừa phải chủ động tổ chức tự kiểm tra nội bộ có hiệu quả để đảm bảo phát hiện kịp thời các sai sót trong quá trình thực hiện công tác phân loại hàng hóa. Do đó cần rà soát, đánh giá lại công tác phúc tập tờ khai tại Chi cục Hải quan để tìm ra những bất cập và có biện pháp chấn chỉnh, nâng cao hiệu quả của công tác này. Kết hợp trao đổi, hướng dẫn nghiệp vụ về phân loại hàng hóa ngay trong quá trình thực hiện kiểm tra. Sau kiểm tra, phải có biện pháp xử lý đảm bảo vừa khắc phục được sai sót cụ thể, vừa rút ra được kinh nghiệm để tránh lặp lại sai sót đã phát hiện./.

Văn bản gốc