Find answers. Ask questions.

07-N2016: Ứng dụng công nghệ seal định vị GPS trong công tác quản lý, giám sát hàng hóa chịu sự giám sát hải quan vận chuyển bằng container

{getToc} $title={Xem nhanh}

MỞ ĐẦU

1.Tính cấp thiết của đề tài

Thời gian qua ngành Hải quan đang ứng dụng Hệ thống thông quan điện tử trong việc tiếp nhận, xử lý thông tin và đăng ký tờ khai hải quan. Theo đó, về cơ bản người khai hải quan được làm thủ tục hải quan tại nơi thuận lợi nhất. Năm 2016, có 9,97 triệu tờ khai xuất nhập khẩu đã được đăng ký (tăng 17,2 % so với năm 2015), trong đó một phần không nhỏ là hàng hóa chịu sự giám sát hải quan vận chuyển bằng container chịu sự giám sát hải quan gồm: hàng chuyển cửa khẩu (gia công, nhập nguyên liệu để sản xuất hàng xuất khẩu), hàng tạm nhập - tái xuất và hàng quá cảnh. Tính trong 03 năm (từ 2010 - 2012), tổng số tờ khai xuất khẩu, nhập khẩu vận chuyển chịu sự giám sát hải quan là 542.035 tờ khai với tổng số lượt được vận chuyển là 1.052.614 container. Hầu hết các hoạt động được thực hiện tại các Cục Hải quan có địa bàn chung biên giới, cửa khẩu đường bộ với Trung Quốc, Lào và Cam Pu Chia (Quảng Ninh, Hải Phòng, Lạng Sơn, Cao Bằng, Tây Ninh, Quảng Trị, Vũng Tàu).

Lượng hàng hóa được vận chuyển bằng container lớn và tăng nhanh hàng năm nhưng phương thức kiểm tra, giám sát chỉ được thực hiện bởi công chức hải quan tại điểm đầu (nơi hàng hóa đi) và điểm cuối (nơi hàng hóa đến). Cơ quan hải quan sử dụng biên bản bàn giao bằng giấy hoặc điện tử để thông báo, hồi báo nhằm nắm bắt thông tin về tình trạng hàng hóa, trường hợp quá thời gian dự kiến ghi trên biên bản bàn giao hàng nhưng hàng hóa chưa đến địa điểm đích thì các đơn vị hải quan thông báo cho nhau, sử dụng các biện pháp để truy tìm.

Có thể nói cơ quan quản lý đã ủy quyền cho các chủ phương tiện trong việc vận chuyển và đảm bảo tính nguyên trạng của hàng hóa đang chịu sự giám sát hải quan. Nói cách khác, vai trò và trách nhiệm của cơ quan quản lý đối với hàng hóa thuộc diện phải giám sát chưa được thực hiện một cách đầy đủ. Thực tế, trong 03 năm (2010 - 2012) có 135 vụ việc vi phạm được phát hiện liên quan đến hàng hóa vận chuyển chịu sự giám sát hải quan, tập trung vào các mặt hàng tạm nhập tái xuất (lốp ô tô đã qua sử dụng, gỗ, thiết bị điện tử…).

Từ thực trạng quản lý trên cho thấy cần phải xây dựng và trang bị một mô hình quản lý mới, ứng dụng công nghệ và trang thiết bị hiện đại cho cơ quan hải quan nhằm thực hiện đúng chức năng, vai trò quản lý nhà nước, đồng thời nắm bắt mọi sự di chuyển của phương tiện chuyên chở hàng hóa đang chịu sự giám sát hải quan.Việc ứng dụng công nghệ GPS trong các bài toán quản lý phương tiện giao thông đối với vận chuyển hàng hoá bằng container đã được áp dụng trên thế giới và đây là một dịch vụ mang lại giá trị gia tăng cao dựa trên công nghệ viễn thông và công nghệ thông tin. Đối với ngành Hải quan, ứng dụng công nghệ GPS trong hoạt động quản lý, giám sát đối với hàng hóa chuyển cửa khẩu, tạm nhập - tái xuất, quá cảnh vận chuyển bằng container sẽ đem lại hiệu quả cao, phù hợp với tiến trình hiện đại hóa Hải quan với phương thức quản lý, giám sát hải quan hiện đại.

Trên tinh thần đó, Cục Giám sát quản lý đã xây dựng Đề tài khoa học: "Ứng dụng công nghệ Seal định vị GPS trong công tác quản lý, giám sát hàng hóa chịu sự giám sát hải quan vận chuyển bằng container".

2. Tình hình nghiên cứu

Công nghệ GPS đã được Hoa Kỳ ứng dụng năm 1978, từ đó đến nay đã được các nước phát triển đưa vào nghiên cứu ứng dụng vào nhiều lĩnh vực khác nhau như giám sát phương tiện vận tải, hàng hóa và con người. Ở Việt Nam, các hãng vận tải hành khách đưa công nghệ giám sát bằng GPS vào hoạt động nhằm nắm bắt rõ thời gian, hành trình di chuyển của phương tiện phục vụ công tác quản lý. Đối với lĩnh vực công, Bộ Giao thông đã ứng dụng công nghệ GPS vào quản lý phương tiện vận tải, theo đó đối với các loại phương tiện có trọng tải chuyên chở từ 1,5 tấn trở lên được yêu cầu lắp đặt hệ thống giám sát hành trình. Trong lĩnh vực hải quan, việc giám sát hàng hóa chỉ mới được thực hiện tại điểm đi và điểm đến, chưa có đề tài nào nghiên cứu áp dụng việc giám sát hành trình của phương tiện vận tải chở hàng hóa đang chịu sự giám sát hải quan một cách toàn diện.

3. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu

3.1. Thời gian, số liệu để nghiên cứu Đề tài:

- Về chính sách: từ năm áp dụng Luật Hải quan 2014 đến nay;

- Về số liệu thống kê, phân tích: từ năm 2010 - đến nay.

3.2. Phạm vi nghiên cứu:

Có nhiều phương thức vận chuyển hàng hóa bằng container như đường biển, đường không, đường bộ, đường sông, đường sắt. Tuy nhiên, đề tài này nghiên cứu hàng hóa chịu sự giám sát hải quan vận chuyển bằng container qua đường bộ tại 11 Cục Hải quan tỉnh, thành phố phát sinh lớn đối với các loại hình tạm nhập tái xuất, hàng chuyển cửa khẩu, hàng quá cảnh (Hải Phòng, Hà Nội, Quảng Ninh, Lạng Sơn, Cao Bằng, Đà Nẵng, Quảng Bình, Quảng Trị, Bà Rịa-Vũng Tàu, TP.Hồ Chí Minh, Tây Ninh).

3.3. Đối tượng nghiên cứu:

- Văn bản quy phạm pháp luật hiện hành liên quan đến loại hình tạm nhập tái xuất, hàng chuyển cửa khẩu, hàng quá cảnh.

- Các công nghệ giám sát phổ biến đối với phương tiện vận tải.

- Thực tế quản lý Hải quan đối với công tác giám sát các loại hình tạm nhập tái xuất, hàng chuyển cửa khẩu, hàng quá cảnh.

4. Mục đích và nhiệm vụ

- Đề tài khoa học sẽ kiến nghị các biện pháp, cơ chế quản lý nhằm ngăn chặn các hành vi gian lận thương mại nhưng vẫn đảm bảo hài hoà với hoạt động sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp, tạo thuận lợi tối đa và khuyến khích cho các doanh nghiệp chấp hành tốt pháp luật hải quan.

- Đề tài sẽ phân tích, đánh giá hiện trạng các bước của quy trình nghiệp vụ giám sát hiện hành, từ đó kiến nghị giải pháp ứng dụng công nghệ hiện đại vào công tác giám sát để cơ quan Hải quan chủ động trong công tác quản lý.

- Mục đích quản lý chính của cơ quan hải quan là nắm bắt kịp thời tình hình di chuyển của hàng hoá;

- Cảnh báo cho cơ quan quản lý trong trường hợp có dấu hiệu vi phạm như phương tiện chuyên chở đi sai tuyến đường, dừng đỗ quá lâu, mở niêm phong hải quan;

- Xác định nhu cầu cần trang bị thiết bị giám sát container cho các đơn vị;

- Xác định số lượng, chủng loại thiết bị giám sát container sẽ trang bị cho các đơn vị;

- Xây dựng mô hình quản lý hệ thống giám sát;

5. Phương pháp nghiên cứu

5.1. Phương pháp phân tích, so sánh:

Trên hệ thống các văn bản quy định, hướng dẫn đối với loại hình tạm nhập tái xuất, hàng chuyển cửa khẩu, hàng quá cảnh vận chuyển bằng container tại Cục Hải quan tỉnh, thành phố và của doanh nghiệp trong hoạt động thương mại, nhóm nghiên cứu sử dụng phương pháp phân tích, so sánh về chính sách, cơ chế quản lý và các số liệu thu thập khi khảo sát thực tế kết hợp với nghiên cứu phương pháp quản lý của Hải quan một số nước tiên tiến, từ đó đưa ra phương pháp quản lý mới vừa có tính tiên tiến, hiện đại nhưng phù hợp với tình hình thực tế của nước ta.

5.2. Phương pháp thống kê, quy nạp:

Trên cơ sở các số liệu thống kê về tình hình phát sinh tại Cục Hải quan các tỉnh, thành phố đối với hàng hóa tạm nhập tái xuất, hàng hóa chuyển cửa khẩu, hàng hóa quá cảnh, nhóm nghiên cứu kiến nghị ứng dụng công nghệ seal định vị GPS thí điểm tại một số địa bàn và mặt hàng trọng điểm, đồng thời ước lượng số trang thiết bị cần đầu tư khi triển khai mở rộng.

6. Sản phẩm đầu ra của Đề tài

- Khảo sát nhu cầu sử dụng hệ thống trong công tác giám sát của ngành.

- Phương án lựa chọn kỹ thuật, công nghệ, lựa chọn thiết bị phù hợp với nghiệp vụ giám sát của cơ quan Hải quan.

- So sánh các chỉ tiêu kinh tế kỹ thuật, các chỉ dẫn kỹ thuật phù hợp với yêu cầu của công tác giám sát.

- Các bản vẽ mô tả hệ thống.

- Kiến nghị giải pháp quản lý để triển khai Giai đoạn 1 thí điểm tại Cục Hải quan Hải Phòng, Hà Nội và Quảng Ninh;

- Kiến nghị giải pháp để triển khai rộng rãi, áp dụng cho toàn ngành.

7. Kết cầu của đề tài

Đề tài khoa học gồm 03 chương:

Chương 1. Tổng quan về hoạt động giám sát, các thiết bị giám sát

Chương 2. Thực trạng quản lý, giám sát hải quan đối với hàng hóa tạm nhập tái xuất, hàng chuyển cửa khẩu, hàng quá cảnh vận chuyển bằng container.

Chương 3. Kiến nghị giải pháp

Chương 1. TỔNG QUAN VỀ HOẠT ĐỘNG GIÁM SÁT, MỘT SỐ CÔNG NGHỆ GIÁM SÁT VÀ ĐỊNH HƯỚNG ỨNG DỤNG LỰA CHỌN CÔNG NGHỆ, THIẾT BỊ GIÁM SÁT TẠI VIỆT NAM

1.1. Hoạt động giám sát hải quan

1.1.1. Khái niệm giám sát hải quan

Theo quy định tại khoản 5 Điều 4 Luật Hải quan 2014 thì "giám sát hải quan là các biện pháp nghiệp vụ do cơ quan hải quan áp dụng để bảo đảm sự nguyên trạng của hàng hóa, sự tuân thủ quy định của pháp luật trong việc bảo quản, lưu giữ, xếp dỡ, vận chuyển, sử dụng hàng hóa, xuất cảnh, nhập cảnh, quá cảnh phương tiện vận tải đang thuộc đối tượng quản lý hải quan."

1.1.2. Nguyên tắc giám sát hải quan

Giám sát hải quan thực hiện theo Điều 16 Luật Hải quan, theo đó: "1. Hàng hóa, phương tiện vận tải phải được làm thủ tục hải quan, chịu sự kiểm tra, giám sát hải quan; vận chuyển đúng tuyến đường, đúng thời gian qua cửa khẩu hoặc các địa điểm khác theo quy định của pháp luật.

2. Kiểm tra, giám sát hải quan được thực hiện trên cơ sở áp dụng quản lý rủi ro nhằm bảo đảm hiệu quả, hiệu lực quản lý nhà nước về hải quan và tạo thuận lợi cho hoạt động xuất khẩu, nhập khẩu, xuất cảnh, nhập cảnh, quá cảnh."

1.1.3. Đối tượng, thời gian, phương thức giám sát hải quan

Điều 38 Luật Hải quan 2014 đã quy định cụ thể về đối tượng, thời gian, phương thức giám sát hải quan, theo đó:

"1. Đối tượng giám sát hải quan gồm hàng hóa, phương tiện vận tải, phương tiện vận tải nội địa vận chuyển hàng hóa đang chịu sự giám sát hải quan.

2. Giám sát hải quan được thực hiện bằng các phương thức:

a) Niêm phong hải quan;

b) Giám sát trực tiếp do công chức hải quan thực hiện;

c) Sử dụng phương tiện, thiết bị kỹ thuật.

3. Căn cứ kết quả phân tích, đánh giá rủi ro và các thông tin khác có liên quan đến đối tượng giám sát hải quan, cơ quan hải quan quyết định phương thức giám sát phù hợp. Trường hợp có dấu hiệu vi phạm pháp luật, cơ quan hải quan tiến hành kiểm tra thực tế hàng hóa.

4. Thời gian giám sát hải quan:

a) Hàng hóa nhập khẩu chịu sự giám sát hải quan từ khi tới địa bàn hoạt động hải quan đến khi được thông quan, giải phóng hàng hóa và đưa ra khỏi địa bàn hoạt động hải quan;

b) Hàng hóa xuất khẩu miễn kiểm tra thực tế hàng hóa chịu sự giám sát hải quan từ khi thông quan đến khi ra khỏi địa bàn hoạt động hải quan. Trường hợp phải kiểm tra thực tế, hàng hóa xuất khẩu chịu sự giám sát hải quan từ khi bắt đầu kiểm tra thực tế hàng hóa đến khi ra khỏi địa bàn hoạt động hải quan;

c) Hàng hóa quá cảnh chịu sự giám sát hải quan từ khi tới cửa khẩu nhập đầu tiên đến khi ra khỏi cửa khẩu xuất cuối cùng;

d) Thời gian giám sát hải quan đối với phương tiện vận tải thực hiện theo quy định tại Điều 68 của Luật này."

Điều 68 Luật Hải quan quy định về tuyến đường, thời gian chịu sự giám sát hải quan, cụ thể:

Phương tiện vận tải thương mại nước ngoài nhập cảnh, xuất cảnh, quá cảnh phải di chuyển theo đúng tuyến đường quy định, chịu sự giám sát hải quan từ khi đến địa bàn hoạt động hải quan, quá trình di chuyển cho đến khi ra khỏi lãnh thổ Việt Nam.

Phương tiện vận tải thương mại Việt Nam nhập cảnh chịu sự giám sát hải quan từ khi tới địa bàn hoạt động hải quan cho đến khi toàn bộ hàng hóa nhập khẩu chuyên chở trên phương tiện vận tải được dỡ hết khỏi phương tiện để làm thủ tục nhập khẩu.

Phương tiện vận tải thương mại Việt Nam xuất cảnh chịu sự giám sát hải quan từ khi bắt đầu xếp hàng hóa xuất khẩu cho đến khi ra khỏi lãnh thổ Việt Nam.

Phương tiện vận tải không nhằm mục đích thương mại nhập cảnh, xuất cảnh, quá cảnh chịu sự kiểm tra, giám sát hải quan khi làm thủ tục hải quan tại cửa khẩu nhập cảnh, xuất cảnh hoặc địa điểm khác theo quy định của pháp luật.

1.1.4. Trách nhiệm của cơ quan hải quan trong hoạt động giám sát hải quan

Điều 39 Luật Hải quan quy định trách nhiệm của cơ quan hải quan trong hoạt động giám sát hải quan:

"1. Thực hiện các phương thức giám sát phù hợp tạo thuận lợi cho hoạt động xuất khẩu, nhập khẩu, xuất cảnh, nhập cảnh, quá cảnh và bảo đảm quản lý hải quan đối với hàng hóa theo quy định của Luật này.

2. Sử dụng phương tiện, thiết bị kỹ thuật bảo đảm giám sát hải quan theo quy định của Luật này.

3. Hướng dẫn, kiểm tra việc tuân thủ các quy định về giám sát hải quan của người khai hải quan, doanh nghiệp kinh doanh cảng, kho, bãi, cơ sở sản xuất hàng hóa xuất khẩu và các bên có liên quan."

1.1.5. Trách nhiệm của người khai hải quan, người chỉ huy hoặc người điều khiển phương tiện vận tải trong hoạt động giám sát hải quan

Điều 40 Luật Hải quan quy định người khai hải quan, người chỉ huy hoặc người điều khiển phương tiện vận tải có trách nhiệm:

"1. Chấp hành và tạo điều kiện để cơ quan hải quan thực hiện giám sát hải quan theo quy định của Luật này.

2. Bảo đảm nguyên trạng hàng hóa và niêm phong hải quan; vận chuyển hàng hóa theo đúng tuyến đường, lộ trình, thời gian được cơ quan hải quan chấp nhận. Trường hợp hàng hóa bị mất, thất lạc hoặc hư hỏng thì người khai hải quan phải chịu trách nhiệm theo quy định của pháp luật.

3. Sử dụng hàng hóa đúng mục đích khai báo với cơ quan hải quan.

4. Sử dụng phương tiện vận chuyển hàng hóa đủ điều kiện theo quy định để cơ quan hải quan áp dụng các phương thức giám sát hải quan phù hợp.

5. Xuất trình hồ sơ và hàng hóa cho cơ quan hải quan kiểm tra khi được yêu cầu.

6. Trong trường hợp bất khả kháng mà không bảo đảm được nguyên trạng hàng hóa, niêm phong hải quan hoặc không vận chuyển hàng hóa theo đúng tuyến đường, lộ trình, thời gian thì sau khi áp dụng các biện pháp cần thiết để hạn chế và ngăn ngừa tổn thất xảy ra phải thông báo ngay với cơ quan hải quan để xử lý; trường hợp không thể thông báo ngay với cơ quan hải quan thì tùy theo địa bàn thích hợp thông báo với cơ quan công an, bộ đội biên phòng, cảnh sát biển để xác nhận."

1.2. Tính pháp lý của việc sử dụng thiết bị kỹ thuật, công nghệ trong công tác giám sát hải quan

1.2.1. Quy định tại Luật Hải quan

Khoản 2 Điều 38 và khoản 2 Điều 39 Luật Hải quan 2014 đã quy định cụ thể về phương thức giám sát hải quan, theo đó, công chức hải quan được sử dụng các thiết bị, phương tiện để thực hiện công tác giám sát hải quan bằng các phương thức:

- Niêm phong hải quan;

- Giám sát trực tiếp do công chức hải quan thực hiện;

- Sử dụng phương tiện, thiết bị kỹ thuật.

- Căn cứ kết quả phân tích, đánh giá rủi ro và các thông tin khác có liên quan đến đối tượng giám sát hải quan, cơ quan hải quan quyết định phương thức giám sát phù hợp. Trường hợp có dấu hiệu vi phạm pháp luật, cơ quan hải quan tiến hành kiểm tra thực tế hàng hóa

1.2.2. Văn bản dưới Luật

Thông tư 38/2015/TT-BTC hướng dẫn biện pháp giám sát chủ yếu đối với hàng hóa và phương tiện vận tải bằng phương thức hải quan nơi đi niêm phong, bàn giao hàng hóa cho người vận chuyển, hải quan nơi đến kiểm tra tình trạng niêm phong. Trường hợp có nghi vấn về việc vi phạm pháp luật (mất niêm phong, dấu hiệu cạy phá seal niêm phong, thời gian đi không đúng với thời gian đã đăng ký…) thì tiến hành kiểm tra thực tế hàng hóa, phối hợp với các cơ quan chức năng để xử lý vi phạm nếu có.

1.3. Một số công nghệ giám sát hiện đại

1.3.1. Giám sát bằng công nghệ GPS

1.3.1.1. Lịch sử phát triển công nghệ GPS

Hệ thống định vị toàn cầu (Global Positioning System - GPS) là hệ thống bao gồm các vệ tinh bay trên quỹ đạo, thu thập thông tin toàn cầu và được xử lý bởi các trạm điều khiển trên mặt đất. Ngày nay, hệ thống này được ứng dụng khá rộng rãi trên rất nhiều thiết bị cầm tay hoặc di động: điện thoại di động, hệ thống dẫn đường cho xe hơi, thiết bị định vị cầm tay, thiết bị đo đạc, vẽ bản đồ…

1. 3.1.2. Nguyên lý hoạt động

Vị trí của 1 điểm trên mặt đất sẽ là tham chiếu so với vị trí của các vệ tinh và trung tâm tín hiệu trung gian mặt đất. Nói cách khác: Vị trí của một điểm sẽ được tính toán dựa trên khoảng cách từ điểm đó đến các vệ tinh và đến các trung tâm mặt đất. Khoảng cách này được đo bằng phương pháp rất đơn giản, đó là:

Quãng đường = Vận Tốc x Thời Gian

Trong đó:

- Vận tốc là vận tốc truyền tín hiệu (sóng),

- Thời gian đo bằng đồng hồ nguyên tử có độ chính xác cực cao.

1.3.1.3. Ứng dụng công nghệ GPS

Một mô hình cơ bản của hệ thống giám sát vận tải ứng dụng công nghệ GPS bao gồm các thành phần:

-Thiết bị định vị GPS (là một thiết bị thu GPS) là thiết bị đầu cuối của hệ thống, được gắn vào phương tiện, hàng hóa sẽ nhận tín hiệu từ vệ tinh để xác định được tọa độ hiện tại của phương tiện.

1.3.1.4. Các ứng dụng phổ biến của công nghệ GPS trong thực tiễn

- Định vị vị trí.

- Đo lường, xây dựng bản đồ.

- Định hướng, dẫn đường cho phương tiện như máy bay, ô tô,…

- Giám sát hành trình phương tiện.

1. 3.2. Giám sát bằng công nghệ RFID

1.3.2. 1. RFID là gì ?

RFID là một phương pháp nhận dạng bằng sóng vô tuyến tự động dựa trên việc lưu trữ dữ liệu từ xa, sử dụng thiết bị thẻ RFID và một đầu đọc RFID.

1. 3.2.2. Nguyên tắc hoạt động của RFID

Trước hết, kỹ thuật RFID cần một thiết bị là thẻ thông minh. Thẻ RFID có kích thước rất nhỏ, dùng để gắn lên vật thể cần quản lý như hàng hóa, người, phương tiện vận tải. Thẻ RFID chứa các chip silicon và các anten cho phép nhận lệnh và đáp ứng lại bằng tần số vô tuyến RF từ một RFID phát đáp. Tín hiệu được ghi vào thẻ và được đọc không phụ thuộc vào hướng của thẻ mà chỉ cần thẻ đó nằm trong vùng phủ sóng của thiết bị là được.

Khi một thẻ RFID tiến đến gần một thiết bị đọc ghi thẻ, quá trình trao đổi dữ liệu giữa thẻ và thiết bị đọc ghi thẻ bắt đầu. Trong quá trình này, thiết bị có thể đọc ghi thông tin trên thẻ, sau khi kết thúc quá trình trao đổi dữ liệu, tag đó được chỉ thị không tiếp nhận thêm thông tin gì nữa cho đến khi được lọt vào vùng phủ sóng tiếp theo.

1.3.3. Ứng dụng của RFID trong đời sống

- Kiểm soát công nhân ra vào khu vực cảng: công nghệ RFID đảm bảo rằng chỉ có những người có nhiệm vụ mới được phép ra vào khu vực làm hàng của cảng nhằm giảm thiếu khả năng bị mất hàng hoặc bị lấy nhầm hàng.

- Đảm bảo an ninh cho container;

- Nhận dạng và xác định vị trí container

- Truy xuất vị trí

- Truy xuất các hoạt động

1.3.4. So sánh giải pháp định vị sử dụng công nghệ GPS và RFID

Bảng so sánh công nghệ GPS và RFID

Chỉ tiêu

GPS

RFID

Ưu điểm

- Luôn đáp ứng tính sẵn sàng

- Phạm vi rộng

- Độ chính xác cao

- Tương đối chính xác

Nhược

- Phụ thuộc vào tín hiệu GSM để gửi dữ liệu về trung tâm nên có khả năng mất sóng.

- Phụ thuộc vào điều kiện môi trường, dễ bị ảnh hưởng nếu thiết bị nằm trong vùng đồi

núi, nhiều cây lớn.

- Cần hệ thống anten

- Phạm vi hẹp

- Đầu tư lớn nếu triển khai trên diện rộng, cần có kế hoạch quy hoạch tổng thể.

1.4. Ứng dụng công nghệ RFID và GPS trong thực tiễn quản lý hải quan một số nước

1.4.1. Phillipins:

Cuối năm 1996, Phillipins đã ứng dụng công nghệ GPS để giám sát hàng hóa và theo dõi hành trình phương tiện vận tải chở hàng từ cảng về Asia Terminals Inc ICD Calamba. Ứng dụng trên được đánh giá là thành công trong việc dễ thực hiện, dễ khai thác dữ liệu, cảnh báo đi sai tuyến đường, đảm bảo an toàn, an ninh và được sử dụng trong thời gian dài.

1.4.2. Thái Lan:

Thái Lan sử dụng công nghệ RFID từ năm 2007 do Công ty Western Digital thực hiện thử nghiệm. Tính năng nổi bật của công nghệ RFID là xác định vị trí của phương tiện vận tải chính xác nên được áp dụng thử nghiệm hiệu quả trong 04 năm.

1.4.3. Singapore:

Do đầu tư các trạm thu phát sóng ứng dụng công nghệ RFID một cách đồng bộ nên công tác kiểm tra, giám sát hành trình phương tiện vận tải của Singapore rất hiện đại. Đối với phương tiện vận tải, họ có thể kiểm soát từng phương tiện đi trên mỗi tuyến đường theo thời gian nhằm hạn chế tối đa phương tiện cá nhân cũng như nắm bắt được thông tin về phương tiện đó tại nhiều thời điểm khác nhau.

1.4.4. Đài Loan:

Hơn 90% lượng hàng hóa xuất nhập khẩu của Đài Loan đều đi qua cảng Cao Hùng, cảng này đóng vai trò như đầu mối (Hub) trung chuyển hàng hóa qua khu vực Châu Á, Úc, Châu Âu và Mỹ, là một trong 6 cảng có lưu lượng hàng hóa lớn nhất thế giới. Đài Loan đã đầu tư một hệ thống RFID gồm 20 làn kiểm soát phương tiện tự động tại cảng Cao Hùng và các trạm trong nội địa.

1.5. Đánh giá tính khả thi áp dụng công nghệ tại Việt Nam

Thứ nhất, yêu cầu về hạ tầng không cao như RFID. Hệ thống định vị GPS có thể sử dụng miễn phí, chỉ yêu cầu về hệ thống máy chủ và hệ thống mạng GSM. Tuy nhiên đây cũng chính là điểm hạn chế của GPS khi phụ thuộc vào đường truyền GSM. Chất lượng sóng đôi khi không ổn định và sẽ có những vùng không được phủ sóng GSM.

1.6. Đánh giá về tính năng kỹ thuật cần có đối với thiết bị giám sát GPS áp dụng cho nghiệp vụ Hải quan

- Cảnh báo khi seal bị phá huỷ hay container bị mở: việc cảnh báo về trung tâm sẽ giúp người quản lý nhận biết tức thời các vi phạm và có các hành động kịp thời để xử lý.

- Tại một thời điểm bất kỳ, có thể biết ngay được xe chở container chuyển cửa khẩu đang ở vị trí nào trên hành trình: chức năng này nhằm xác định xem xe container có đang đi đúng tuyến đường hay không, giúp quản lý xe chặt chẽ hơn.

- Theo dõi được lộ trình của xe container và có những thông tin cảnh báo ngay cho lực lượng hải quan giám sát khi xe đi sai lộ trình, sai thời gian, dừng đỗ quá thời gian cho phép: thông báo ngay lập tức và tự động hoàn toàn giúp giảm thiểu sự quản lý của con người, nâng cao hiệu quả quản lý.

- Ghi và lưu trữ mọi thông tin về lộ trình, thời gian, vận tốc, vị trí dừng đỗ của xe container khi chuyển cửa khẩu: việc lưu trữ thông tin như vậy sẽ là hỗ trợ rất lớn cho việc tra cứu sau này của Ngành, các thông tin có thể được đưa ra làm bằng chứng cho các vụ vi phạm.

- Phải có khả năng chống chịu được với nước, bụi bẩn, nhiệt độ ngoài trời: vì các container trong quá trình vận chuyển thường tiếp xúc trực tiếp với môi trường ngoài trời, nên thiết bị cần được thiết kế với tiêu chuẩn IP67 (nên có).

- Thiết bị phải nhỏ gọn, dễ dàng lắp đặt, tháo gỡ đối với chuyên viên Hải quan, tuy nhiên vẫn phải đảm bảo tính an ninh: thiết bị nhỏ gọn góp phần giúp các chuyển viên Hải quan có thể dễ dàng hơn trong việc mang vác, lắp đặt thiết bị ở nhiều địa hình khác nhau.

- Thời lượng sử dụng pin dài, đáp ứng được những chuyến đi kéo dài (có thể lên tới 5 - 7 ngày, thạm chí hơn thế): do có nhiều chuyến đi đường dài nên dung lượng pin lớn, thời lượng pin dài luôn trở thành ưu tiên hàng đầu khi lựa chọn thiết bị.

- Theo thống kế số liệu về các mặt hàng của các Cục hải quan các Tỉnh/Thành phố cung cấp, công ty tư vấn chúng tôi tư vấn nên để thiết bị 5 phút cập nhập vị trí của các container 1 lần với mục đích tiết kiệm pin cho thiết bị giám sát nhưng vẫn xác định chính xác được vị trí của container.

1.7. Điều kiện áp dụng công nghệ GPS

Hoạt động của GPS có thể bị ảnh hưởng bởi các yếu tố sau:

- Khi các vệ tinh ở quá gần nhau, chúng sẽ khiến cho việc xác định một vị trí chính xác trở nên khó khăn hơn.

- Vì tín hiệu radio đi từ vệ tinh xuyên qua tầng điện ly và tầng đối lưu, tốc độ cần thiết để tín hiệu truyền tới thiết bị nhận sẽ bị chậm đi. Hệ thống GPS có dự phòng điều đó bằng cách tính thêm khoảng thời gian chậm trễ trung bình, nhưng cũng không được hoàn toàn chính xác.

- Chướng ngại lớn như các dãy núi hay các toà nhà cao tầng cũng làm cho thông tin bị sai lệch.

- Giữa thiết bị nhận (nhất là của người dùng cá nhân) với vệ tinh (có thể không hoàn toàn trùng khớp về mặt thời gian, và các vệ tinh đôi khi chạy lệch khỏi quỹ đạo.

1.8. Đánh giá một số loại thiết bị giám sát container

Trên thị trường có rất nhiều loại thiết bị định vị GPS với giá thành, tính năng khác nhau, phục vụ cho những yêu cầu khác nhau.

1.8.1. Thiết bị định vị cầm tay:

Được sử dụng nhiều trong đo đạc, định vị vị trí hiện tại. ứng dụng cho các đơn vị hoạt động trong lĩnh vực viễn thông.

- Các thiết bị định vị GPS cầm tay hiện nay thường được trang bị màn hình hiển thị LCD.

- Do thiết bị là loại cầm tay, không cần gửi dữ liệu về trung tâm giám sát, vì vậy không được trang bị module GSM, không SIM card.

- Có khả năng chịu nước.

- Độ nhạy thu sóng vệ tinh khá tốt.

- Một số loại được trang bị thẻ nhớ, bộ nhớ trong giúp việc lưu lại ví trí.

- Độ chính xác cao ( dưới 50 mét).

- Anten thu sóng tích hợp trong thiết bị.

- Sử dụng nguồn điện là pin (thời gian sử dụng trong bình khoảng 25 giờ - đối với loại sử dụng màn hình LCD 65.000 màu.)

1.8.2. Thiết bị định vị gắn trong cửa container

Thiết bị giám sát container được thiết kế chuyên dụng, sử dụng các cảm biến khi hoạt động:

- Cảm biến ánh sáng: phát hiện cửa container có bị mở hay không.

- Nút bấm: khi đóng, nút bấm này được giữ ở trạng thái đóng.

- Cảm biến Touch sensor: phát hiện thiết bị đã được gắn vào container hay chưa.

Hoạt động:

- Thiết bị được gắn bên trong cánh cửa của container.

- Khi đóng cửa container, cảm biến cửa (door sensor được kích hoạt), khi đó cảm biến sáng nằm phía trong của cánh cửa.

- Cơ chế phát hiện mở cửa của thiết bị bao gồm cảm biến sáng (khi thay đổi về ánh sáng) và cảm biến cửa (khi mở cửa, nút bấm cửa sẽ ngắt).

1.8.3. Thiết bị định vị gắn ngoài cửa container dạng dây móc

Thiết bị giám sát container dạng dây móc là thiết bị có nhiều ưu điểm với thiết kế chuyên dụng:

- Vỏ thiết bị được thiết kế bằng hợp kim thép chịu nước theo tiêu chuẩn IP-67.

Có thể hoạt động được trong điều kiện ngoài trời: nắng, mưa, nhiệt độ cao.

- Có nam châm giúp thiết bị được cố định vào cửa container, đảm bảo không bị rơi khỏi cửa container khi phương tiện di chuyển trên đoạn đường xấu, nhiều ổ gà…

- Thiết bị sử dụng dây móc (đồng thời là cảm biến mở cửa: bất kỳ khi nào dây bị tháo, hoặc đứt, tín hiệu cảnh báo được gửi về trung tâm giám sát), quấn quanh tay nắm cửa container. Ngoài cảm biến mở, thiết bị có cảm biến chuyển mạch, phát hiện thiết bị có gắn vào của container hay không.

1.8.4. Thiết bị định vị gắn ngoài cửa container dạng khóa

Thiết bị là một khóa cơ có chất lượng và độ an toàn cao. Khi khóa bị mở bất thường thì sẽ có báo động theo thời gian thực về trung tâm quản lý. Các báo cáo về trạng thái của khóa được gửi về trung tâm theo một tần suất được quy định trước.

Thiết bị giúp ngăn chặn hành vi trộm cặp của cả nhân viên lẫn kẻ xâm nhập bên ngoài, nếu cần thiết, nó hỗ trợ khóa chính nó lại trong việc định vị - nếu nó bị đánh cắp hoặc đặt không đúng vị trí.

Thiết bị được thiết kế dễ dàng cho việc sử dụng, chỉ cần cài đặt một cách đơn giản thì chiếc khóa này đi vào hoạt động: sử dụng thiết bị để khóa cánh cửa container.

Thiết bị làm việc mà không cần nguồn cung cấp từ bên ngoài, giúp tối ưu hóa giải pháp bảo vệ các vị trí từ xa như là các cơ sở hạ tầng, nguồn, các trạm chuyển tiếp, cơ sở quân đội, hàng hóa cá nhân.

Thiết bị này rất hữu ích cho việc giám sát container. Cửa container luôn được khóa trong toàn bộ thời gian của chuyến đi. Thiết bị theo dõi Container trong suốt chuyến đi của nó, gửi cảnh báo khi có bất kỳ hành động mở cửa không được xác thực. Chúng ta có thể kiểm soát toàn bộ thời gian.

1.8.5. Định hướng và lựa chọn thiết bị giám sát tại Việt Nam

Từ phân tích các ưu nhược điểm, đặc tính kỹ thuật của từng thiết bị giám sát cho thấy mỗi loại đều có những tính năng nổi trội. Tuy nhiên, để đáp ứng mục tiêu của công tác giám sát hải quan (là giám sát mọi hành trình của chuyến đi, phản ánh tình trạng container tại mọi thời điểm), điều kiện địa hình, nguồn lực đầu tư hiện có, nhóm nghiên cứu nhận thấy thiết bị giám sát container dạng dây móc phù hợp với các yêu cầu đối với việc giám sát hàng hóa vận chuyển bằng container tại Việt Nam hiện nay.

Chương 2. THỰC TRẠNG QUẢN LÝ, GIÁM SÁT HẢI QUAN ĐỐI VỚI HÀNG HÓA TẠM NHẬP TÁI XUẤT, HÀNG CHUYỂN CỬA KHẨU, HÀNG QUÁ CẢNH

2.1. Tổng quan vận chuyển hàng hóa bằng container tại Việt Nam

Tùy từng loại hình hàng hóa mà các doanh nghiệp lựa chọn loại container khác nhau (loại thông thường - vận chuyển hàng hóa đóng kiện, loại bảo ôn - vận chuyển hàng lạnh, loại đặc biệt - phục vụ cho các mục đích chuyên dụng), tuy nhiên theo tiêu chuẩn ISO, có 5 loại container thông dụng:

- Chiều dài 20 (6,1m),

- Chiều dài 40 (12,2m),

- Chiều dài 45 (13,7m),

- Chiều dài 48 (14,6m),

- Chiều dài 53 (16,2m) ft,

2.2. Quản lý hàng kinh doanh tạm nhập - tái xuất, quá cảnh, chuyển cửa khẩu.

2.2 .1. Hàng hóa kinh doanh tạm nhập - tái xuất

2.2.1.1. Thủ tục Hải quan đối với hàng kinh doanh tạm nhập - tái xuất

Tạm nhập tái xuất hàng hoá là việc hàng hoá được đưa từ nước ngoài hoặc từ các khu vực đặc biệt nằm trên lãnh thổ Việt Nam được coi là khu vực hải quan riêng theo quy định của pháp luật vào Việt Nam, có làm thủ tục nhập khẩu vào Việt Nam và làm thủ tục xuất khẩu chính hàng hoá đó ra khỏi Việt Nam.

Chính sách quản lý đối với hàng hoá kinh doanh tạm nhập tái xuất được thực hiện theo quy định tại Điều 29 Luật Thương mại năm 2005, Điều 48Luật Hải quan, Điều 11, 12 Nghị định số 187/2013/NĐ-CP ngày 20/11/2013, Điều 48 Nghị định 08/2015/NĐ-CP ngày 21/1/2015 của Chính phủ và Điều 82, 83 và 84 Thông tư số 38/2015/TT-BTC ngày 25/3/2015 của Bộ Tài chính.

2.2.1.2. Số liệu hàng kinh doanh tạm nhập - tái xuất từ năm 2010 - 2012

Tổng kim ngạch TN-TX của các mặt hàng kinh doanh tạm nhập tái xuất từ năm 2010 đến năm 2012, không phân biệt từng mặt hàng TN-TX.

2.2.1.3. Địa bàn hoạt động trọng điểm

  1. P hía Bắc (trọng điểm)

Hàng kinh doanh tạm nhập tái xuất ở phía Bắc là địa bàn trọng điểm của cả nước, chủ yếu được làm thủ tục tạm nhập tại Cục Hải quan TP. Hải Phòng sau đó tái xuất qua các cửa khẩu thuộc địa bản quản lý của Cục Hải quan tỉnh Quảng Ninh, Cục Hải quan tỉnh Lạng Sơn, Cục Hải quan tỉnh Cao Bằng.

Mặt hàng tạm nhập tái xuất ở các tỉnh phía Bắc chủ yếu là hàng thực phẩm đông lạnh; phụ tùng ôtô các loại đã qua sử dụng; ôtô nguyên chiếc đã qua sử dụng; sản phẩm công nghệ thông tin đã qua sử dụng, rượu, thuốc lá điếu…

  1. P hía Nam

Hàng kinh doanh tạm nhập tái xuất ở phía Nam chủ yếu là mặt hàng xăng dầu được làm thủ tục tạm nhập tại Cục Hải quan TP. Hồ Chí Minh (Chi cục Hải quan cảng Sài Gòn khu vực 3) sau đó tái xuất qua các cửa khẩu thuộc địa bản quản lý của Cục Hải quan tỉnh An Giang, Cục Hải quan tỉnh Đồng Tháp.

Mặt hàng tạm nhập tái xuất ở các tỉnh phía Nam chủ yếu là xăng dầu kinh doanh tạm nhập tái xuất; sắt thép, rượu các loại…

  1. Miền Trung

Hàng kinh doanh tạm nhập tái xuất ở miền Trung chủ yếu được làm thủ tục tạm nhập tại Cục Hải quan TP. Hồ Chí Minh, Cục Hải quan tỉnh Lạng Sơn sau đó tái xuất qua các cửa khẩu thuộc địa bản quản lý của Cục Hải quan tỉnh Quảng Trị, Cục Hải quan tỉnh Hà Tĩnh; tạm nhập tại Quảng Trị - tái xuất qua Quảng Ninh, Lào Cai.

Mặt hàng gỗ thường tạm nhập qua các cửa khẩu thuộc các tỉnh biên giới giáp với Lào và Campuchia sau đó tái xuất qua các cửa khẩu đường biển như Hải Phòng, Đà Nẵng, Thành phố Hồ Chí Minh…

2.2 .2. Hàng hóa chuyển cửa khẩu

2.2.2.1. Thủ tục hải quan đối với hàng hóa chuyển cửa khẩu

Hàng hoá chuyển cửa khẩu là hàng hoá xuất khẩu, nhập khẩu đang chịu sự kiểm tra, giám sát hải quan, được vận chuyển từ địa điểm làm thủ tục hải quan ngoài cửa khẩu, địa điểm kiểm tra hàng hóa ở nội địa, khu phi thuế quan đến cửa khẩu xuất và ngược lại.

Địa bàn hoạt động trọng điểm

Dựa vào bảng số liệu tổng hợp số lượng container qua 03 năm thu thập số liệu cho thấy, loại hình hàng hóa chuyển cửa khẩu hiện nay tập trung tại các địa bàn như: Hải Phòng-Hà Nội; TP.Hồ Chí Minh-Bình Dương, TP.Hồ Chí Minh-Đồng Nai (03 tuyến đường chiếm đa số), ngoài ra một số tỉnh khác như: Quảng Trị, Bà Rịa -Vũng Tàu, Tây Ninh , Quảng Ninh và Lạng Sơn.

2.2 .3. Hàng hóa quá cảnh

2.2.3.1. Thủ tục hải quan đối với hàng hóa quá cảnh

Quá cảnh là việc chuyển hàng hóa, phương tiện vận tải từ một nước qua cửa khẩu vào lãnh thổ Việt Nam đến một nước khác hoặc trở về nước đó.

a) Các loại hình hàng hóa được phép quá cảnh lãnh thổ Việt Nam:

- Các loại hàng hóa thuộc sở hữu của tổ chức, cá nhân nước ngoài, trừ các loại vũ khí, đạn dược, vật liệu nổ và các loại hàng hóa có độ nguy hiểm cao và hàng hóa thuộc danh mục cấm kinh doanh, cấm xuất khẩu, tạm ngừng xuất khẩu, hàng hóa cấm nhập khẩu, tạm ngừng nhập khẩu, được quá cảnh lãnh thổ Việt Nam (nếu điều ước quốc tế mà Việt nam tham gia không có quy định khác).

- Hàng hóa là các loại vũ khí, đạn dược, vật liệu nổ và các loại hàng hóa có độ nguy hiểm cao chỉ được quá cảnh lãnh thổ Việt Nam sau khi được Thủ tướng Chính phủ cho phép.

- Hàng hóa thuộc Danh mục hàng hóa cấm kinh doanh, cấm xuất khẩu, tạm ngừng xuất khẩu, hàng hóa cấm nhập khẩu, tạm ngừng nhập khẩu được phép quá cảnh lãnh thổ Việt Nam sau khi được Bộ Công thương (hoặc đơn vị được Bộ Công thương uỷ quyền) cho phép, trừ trường hợp các điều ước quốc tế mà Việt Nam gia nhập có quy định khác thì thực hiện theo các quy định của điều ước quốc tế đó (Danh mục hàng hóa này do Thủ tướng Chính phủ quy định).

- Hàng hoá quá cảnh phải được làm thủ tục hải quan tại cửa khẩu nhập đầu tiên và cửa khẩu xuất cuối cùng; phải chịu sự giám sát hải quan trong quá trình vận chuyển trên lãnh thổ Việt Nam.

- Hàng hoá quá cảnh không qua lãnh thổ đất liền, quá cảnh có lưu kho trong khu vực cửa khẩu không phải xin giấy phép quá cảnh.

- Việc kiểm tra hàng hoá quá cảnh chỉ áp dụng trong trường hợp có dấu hiệu vi phạm pháp luật.

Hàng hoá quá cảnh chỉ được bán tại Việt Nam khi được cơ quan nhà nước có thẩm quyền của Việt Nam cho phép và phải được làm thủ tục hải quan như đối với hàng hoá nhập khẩu.

b) Thủ tục hải quan đối với hàng hóa quá cảnh:

- Thủ tục hải quan đối với hàng hóa quá cảnh phải được thực hiện tại trụ sở hải quan cửa khẩu nhập đầu tiên và cửa khẩu xuất cuối cùng.

- Hồ sơ hải quan đối với hàng hóa quá cảnh:

- Trách nhiệm của người khai hải quan:

+ Vận chuyển hàng hóa theo đúng tuyến đường, cửa khẩu, thời hạn quy định (Tuyến đường vận chuyển hàng hóa quá cảnh theo quy định của Bộ trưởng Bộ Giao thông vận tải);

+ Đảm bảo niêm phong hải quan, đảm bảo nguyên trạng hàng hóa đối với trường hợp không thể niêm phong từ cửa khẩu nơi hàng hóa nhập cảnh đến cửa khẩu nơi hàng hóa xuất cảnh.

- Trách nhiệm của Chi cục Hải quan cửa khẩu nhập:

+ Tiếp nhận và xử lý hồ sơ hải quan theo trình tự trên;

+ Thực hiện niêm phong hải quan đối với phương tiện chứa hàng hóa quá cảnh;

+ Bố trí công chức hải quan giám sát trực tiếp hàng hóa quá cảnh đối với trường hợp là vũ khí, đạn dược, vật liệu nổ và hàng hóa có độ nguy hiểm cao.

- Trách nhiệm của Chi cục Hải quan cửa khẩu xuất:

+ Kiểm tra các thông tin về tờ khai vận chuyển trên hệ thống dữ liệu của cơ quan hải quan;

+ Kiểm tra chứng từ quá cảnh đã có xác nhận của Chi cục Hải quan cửa khẩu nhập đối với trường hợp quá cảnh theo quy định tại các Hiệp định về quá cảnh hàng hóa giữa Việt Nam và các nước có chung đường biên giới;

+ Kiểm tra tình trạng niêm phong hải quan hoặc nguyên trạng hàng hóa để làm thủ tục xuất cảnh.

- Giám sát hải quan đối với hàng quá cảnh

Trong trường hợp bất khả kháng mà không bảo đảm được nguyên trạng hàng hóa, niêm phong hải quan hoặc không vận chuyển hàng hóa theo đúng tuyến đường, thời gian thì người khai hải quan, sau khi áp dụng các biện pháp cần thiết để hạn chế và ngăn ngừa tổn thất xảy ra phải thông báo ngay với cơ quan hải quan để xử lý; trường hợp không thể thông báo ngay với cơ quan hải quan thì tùy theo địa bàn thích hợp thông báo với cơ quan công an, bộ đội biên phòng, cảnh sát biển để xác nhận và xử lý theo quy định của pháp luật.

2.2.3.2. Số liệu hàng quá cảnh từ năm 2010 - 2012

Hàng hóa quá cảnh tại 07 Cục HẢi quan tỉnh, thành phố Lạng Sơn, Hải Phòng, Quảng Bình, Quảng trị, Cũng Tàu, tây Ninh trong 03 năm là 22.167 tờ khai, 25.026 container

2.2.3.3. Địa bàn hoạt động trọng điểm

Miền bắc: Hàng hóa quá cảnh tại miền bắc tập trung chủ yếu tại Cục Hải quan Lạng Sơn, với cửa khẩu quốc tế Hữu Nghị. Đặc biệt, trong năm 2012, số lượng container hàng quá cảnh tăng đột biến với 5120 container. Tuyến đường vận chuyển chủ yếu xuất phát từ cửa khẩu Hữu Nghị đi các tỉnh miền trung như: cửa khẩu Cha Lo (Quảng Bình), Lao Bảo (Quảng Trị) hay Cầu Treo (Hà Tĩnh). Ngoài ra Hải Phòng cũng là nơi có lượng hàng quá cảnh tương đối lớn.

Miền Trung: Số lượng hàng quá cảnh tập trung tại Quảng Bình và Quảng Trị với các cửa khẩu Lao Bảo (Quảng Trị) và Cha Lo (Quảng Bình). Năm 2012, số lượng container hàng quá cảnh của Quảng Bình tăng đột biến với 3667 container. Tuyến đường vận chuyển chủ yếu là đi tới các cửa khẩu như: Hữu Nghị (Lạng Sơn), Cảng Hải Phòng hay Vũng Áng (Hà Tĩnh).

Miền Nam: Tây Ninh là đơn vị có số lượng hàng quá cảnh tập trung nhiều nhất, và tăng đều qua các năm ( 2010: 3562 container. Năm 2011: 4220 container và năm 2012: 6578 container. Tuyến đường vận chuyển duy nhất đó là từ hai cửa khẩu Xa Mát và Mộc Bài tới cảng Cát Lái (TP. Hồ Chí Minh).

2.3. Các vấn đề phát sinh trong hình thức kinh doanh tạm nhập - tái xuất, quá cảnh, chuyển cửa khẩu.

Thông tư 38/2015/TT-BTC về các trường hợp phải niêm phong hải quan:

- Hàng hóa quá cảnh qua lãnh thổ Việt Nam, trừ trường hợp quy định tại điểm b.1 khoản này;

- Hàng hoá xuất khẩu phải kiểm tra thực tế được vận chuyển từ địa điểm làm thủ tục hải quan ngoài cửa khẩu, địa điểm kiểm tra hàng hóa ở nội địa hoặc kho hàng không kéo dài đến cửa khẩu xuất, kho ngoại quan, kho CFS, cảng xuất khẩu, nhập khẩu hàng hóa được thành lập trong nội địa;

- Hàng hoá nhập khẩu được vận chuyển từ cửa khẩu nhập đến địa điểm làm thủ tục hải quan ngoài cửa khẩu, địa điểm kiểm tra hàng hóa ở nội địa để kiểm tra thực tế hàng hóa;

- Hàng hóa từ nước ngoài nhập khẩu vào Việt Nam đến cửa khẩu nhập, nhưng được người vận tải tiếp tục vận chuyển đến cảng đích ghi trên vận tải đơn hoặc kho hàng không kéo dài;

- Hàng hóa từ nước ngoài được vận chuyển từ cửa khẩu nhập về kho ngoại quan, khu phi thuế quan trong khu kinh tế cửa khẩu, kho CFS, cửa hàng miễn thuế và ngược lại;

- Hàng hóa kinh doanh tạm nhập tái xuất.

Đối với các trường hợp phải niêm phong hải quan, người khai hải quan có trách nhiệm xuất trình hàng hóa cho cơ quan hải quan nơi quản lý địa điểm lưu giữ hàng hóa để thực hiện việc niêm phong trước khi đưa hàng qua khu vực giám sát.

Chương 3. GIẢI PHÁP

Trong các Quy trình nghiệp vụ quản lý Hải quan đối với hàng hóa chuyển cửa khẩu, quá cảnh, tạm nhập-tái xuất thì khâu giám sát hàng hóa trong quá trình vận chuyển và lưu giữ trong nội địa là khâu có nhiều rủi ro vì nhiều nguyên nhân, một trong những nguyên nhân đó là kỹ thuật giám sát còn chưa đáp ứng được yêu cầu phát triển của hoạt động xuất nhập khẩu, yêu cầu của hiện đại hoá hải quan.

Để giảm thiểu các rủi ro xảy ra với hàng hóa tạm nhập - tái xuất, quá cảnh, chuyển cửa khẩu vận chuyển bằng container khi vận chuyển trên đường, chống lại được những vụ trộm hàng, rút hàng, đánh tráo hàng… nhằm trốn thuế của doanh nghiệp cần áp dụng biện pháp có thể:

- Cảnh báo khi seal bị phá huỷ hay container bị mở;

- Tại một thời điểm bất kỳ, có thể biết ngay được xe chở container chuyển cửa khẩu đang ở vị trí nào trên hành trình;

- Theo dõi được lộ trình của xe container và có những thông tin cảnh báo ngay cho lực lượng hải quan giám sát khi xe đi sai lộ trình, sai thời gian, dừng đỗ quá thời gian cho phép;

- Ghi và lưu trữ mọi thông tin về lộ trình, thời gian, vận tốc, vị trí dừng đỗ của xe container khi di chuyển.

3.1. Nguyên tắc lựa chọn giải pháp

 Quy trình, cơ cấu tổ chức bộ máy, nguồn lực phù hợp với kiến trúc, thiết kế hạ tầng công nghệ mạng, bảo mật và lưu trữ hiện có của TCHQ.

 Việc ứng dụng công nghệ seal định vị GPS phải hợp pháp, hợp quy và phù hợp với xu hướng cải cách hiện đại hóa ngành hải quan.

 Phần mềm quản lý có thể nâng cấp, mở rộng trong tương lai.

 Đáp ứng được các yêu cầu về công tác quản lý, điều hành.

 Chi phí đầu tư ban đầu, chi phí khai thác, vận hành, bảo dưỡng phù hợp.

 Phương án kỹ thuật - công nghệ được lựa chọn đồng thời với phương

án kinh tế, sao cho công tác đầu tư có hiệu quả nhất, không lãng phí vốn, đảm bảo giá thành phù hợp với thị trường.

 Bảo đảm tính tổng thể của hệ thống:

 Cấu hình linh hoạt, đầy đủ cho các tính năng kỹ thuật cần thiết.

 Đảm bảo tính hiện đại của toàn hệ thống (không bị lạc hậu).

 Phù hợp với quy mô đầu tư của dự án.

 Đảm bảo độ an toàn thông tin.

 Đảm bảo về tốc độ xử lý, truy nhập, .v.v...

3.2. Nguyên tắc kiến nghị

Giải pháp cần phải bảo đảm các yếu tố sau:

 Phù hợp xu hướng cải cách thủ tục hải quan, hiện đại hóa trang thiết bị, phương thức giám sát của ngành.

 Tính thống nhất của hệ thống công nghệ thông tin, cụ thể:

  • Thống nhất về vận hành, khai thác và quản lý.
  • Thống nhất về các chương trình phần mềm, xử lý, điều khiển.

Hệ thống có thể tiếp tục phát triển, nâng cấp về mặt cấu trúc cũng

như kỹ thuật khi có nhu cầu tăng cao,

có khả năng mở rộng về quy mô.

3.3. Quy trình, cơ cấu tổ chức, phân cấp của hệ thống giám sát

3.3.1. Quy trình nghiệp vụ, cơ cấu tổ chức

3.3. 1.1. Trung tâm giám sát tại Tổng Cục Hải Quan

Trung tâm giám sát tại TCHQ là một bộ phận nằm trong Trung tâm chỉ huy (hoặc là bộ phận nằm trong 01 phòng nghiệp vụ của Cục GSQL) có các nhiệm vụ cụ thể như sau:

- Quản lý hệ thống máy chủ, hệ thống cơ dữ liệu, đảm bảo hệ thống hoạt động liên tục 24h/7 ngày;

- Định kỳ kiểm tra xác suất hoặc đột xuất trên hệ thống các container gắn seal định vị GPS đang hoạt động tại các chi cục hải quan cửa khẩu trên cả nước;

- Theo dõi trực tuyến hành trình của container có gắn seal định vị GPS khi có sự chỉ đạo trực tiếp của lãnh đạo TCHQ;

- Theo dõi các cảnh báo của hệ thống đồng thời gửi cho các đơn vị liên quan: tình hình xử lý các cảnh báo ở chi cục hải quan cửa khẩu và cục Hải quan tỉnh, thành phố; trường hợp thuộc thẩm quyền của TCHQ thì đề xuất, báo cáo Lãnh đạo Tổng cục để xử lý;

- Tổ chức kiểm tra trực tiếp tình hình hoạt động của các trung tâm giám sát ở Cục Hải quan tỉnh, thành phố và chi cục Hải quan cửa khẩu;

- Định kỳ, tổng hợp báo cáo Lãnh đạo Tổng cục về tình hình sử dụng và hoạt động của các seal định vị GPS tại các chi cục hải quan cửa khẩu

3.3. 1.2. Trung tâm giám sát tại Cục Hải quan Tỉnh, thành phố

- Có công chức chuyên trách thực hiện việc quản lý, kiểm tra, theo dõi hoạt động quản lý, giám sát hàng hóa chuyển cửa khẩu, tạm nhập- tái xuất, quá cảnh vận chuyển bằng container có gắn seal định vị GPS tại các chi cục Hải quan cửa khẩu thuộc sự quản lý của Cục Hải quan tỉnh, thành phố thông qua truy cập hệ thống bằng Internet hoặc hệ thống mạng nội bộ của Hải quan;

- Tiếp nhận các thông tin cảnh báo từ hệ thống, chỉ đạo các chi cục hải quan xử lý các cảnh báo theo thẩm quyền. trường hợp vượt thẩm quyền, báo cáo Lãnh đạo Tổng cục xin ý kiến chỉ đạo;

- Định kỳ tổng hợp báo cáo Lãnh đạo Tổng cục về tình hình sử dụng và hoạt động của seal định vị GPS tại các chi cục Hải quan.

3.3. 1.3. Trung tâm giám sát tại các chi cục Hải quan cửa khẩu

Trung tâm giám sát tại các chi cục Hải quan cửa khẩu nằm trong văn phòng đội giám sát và có các nhiệm vụ sau:

a) Chi cục Hải quan cửa khẩu đi

Ngoài việc thực hiện các quy trình nghiệp vụ về quản lý, giám sát hải quan đối với hàng hóa chuyển cửa khẩu, tạm nhập - tái xuất hoặc quá cảnh tại chi cục cửa khẩu đi thì công chức hải quan (tại khu vực cửa khẩu do đội giám sát thực hiện; tại khu vực ngoài cửa khẩu sẽ do đội kiểm hóa thực hiện) phải thực hiện những nhiệm vụ sau:

- Căn cứ vào sự phân loại của hệ thống quản lý rủi ro hoặc sự chỉ đạo của lãnh đạo hải quan các cấp để xác định rõ các container cần gắn seal định vị GPS;

- Gắn và kích hoạt hoạt động của seal định vị GPS;

- Truy cập hệ thống quản lý seal định vị GPS qua Internet hoặc hệ thống mạng nội bộ của Hải quan để kiểm tra và xác nhận trên hệ thống về hoạt động của seal; nhập thông tin về số hiệu container, số tờ khai, thông tin về hành trình vận chuyển, cửa khẩu đi, cửa khẩu đến, thời gian đi, thời gian đến, họ, tên và số điện thoại của công chức hải quan giám sát trực tuyến gửi cho hệ thống máy chủ;

- Ghi lại số điện thoại người khai hải quan

- Ghi đầy đủ các thông tin trong Biên bản bàn giao đối với từng loại hình TN-TX hoặc chuyển cửa khẩu (đối với hàng quá cảnh thì sử dụng Biên bản bàn giao đối với loại hình chuyển cửa khẩu) theo quy định, đối với cột: số seal hải quan thì ghi rõ: seal định vị GPS, số, ký hiệu, mã hiệu;

- Giám sát trực tiếp trên hệ thống hoặc qua tin nhắn SMS trong suốt quá trình vận chuyển việc chấp hành bảo đảm nguyên trạng của hàng hóa, quy định vận chuyển đúng tuyến đường, đúng thời gian của hàng hóa chuyển cửa khẩu, tạm nhập - tái xuất, quá cảnh; trường hợp không thể kết nối trực tuyến và giám sát trực tuyến được thì phải xác định ngay nguyên nhân (mất sóng, seal định vị GPS không hoạt động…), báo cáo Lãnh đạo Chi cục có phương án xử lý ngay;

- Tiếp nhận các thông tin cảnh báo từ hệ thống và đề xuất với lãnh đạo Chi cục về biện pháp xử lý;

- Định kỳ báo cáo lãnh đạo Cục về tình hình hoạt động và sử dụng seal định vị GPS tại chi cục.

- Hết ca trực bàn giao danh sách các lô hàng đang theo dõi cho ca trực tiếp theo. Theo danh sách đó, ca trực tiếp theo phải có trách nhiệm tiếp tục theo dõi việc vận chuyển các lô hàng trên hệ thống.

- Đội giám sát phải có người phụ trách bảo trì thiết bị seal, chịu trách nhiệm kiểm tra pin, sạc đầy pin, kiểm tra hỏng hóc ở mức cơ bản (ví dụ như khả năng gửi dữ liệu về hệ thống; vỏ bảo vệ có nguyên vẹn không; …) của seal trước khi đưa vào sử dụng. Có thể thực hiện một số sửa chữa cơ bản như thay thế vỏ, thay thế cáp, pin khi cần thiết.

- Vẫn thực hiện gắn seal chì đồng thời giám sát việc xe container xuất bến để gắn seal định vị GPS.

b) Chi cục Hải quan cửa khẩu đến

Ngoài việc thực hiện các quy trình nghiệp vụ về quản lý, giám sát hải quan đối với hàng hóa chuyển cửa khẩu, tạm nhập - tái xuất hoặc quá cảnh tại chi cục cửa khẩu đến thì công chức hải quan phải thực hiện nhiệm vụ sau:

- Kiểm tra tình trạng seal định vị GPS, nếu tình trạng seal còn nguyên vẹn, đang hoạt động thì tiến hành ngắt hoạt động của seal (khi đó seal sẽ phát tín hiệu kết thúc về hệ thống, hệ thống sẽ tổng hợp và gửi các thông tin liên quan cho chi cục hải quan cửa khẩu đi, cửa khẩu đến và lưu lại trong hệ thống), tháo seal định vị GPS và lưu giữ theo quy định;

- Truy cập hệ thống quản lý seal định vị GPS qua internet hoặc hệ thống mạng nội bộ của hải quan để xác nhận container có gắn seal định vị GPS đã đến nơi. In báo cáo tóm tắt kết quả theo dõi cho hệ thống để lưu hồ sơ hải quan.

- Tại các cửa khẩu chỉ nhận xe container đến, đội giám sát có trách nhiệm thu thập seal, ngắt kết nối, đóng gói và niêm phong gửi trả về cửa khẩu đi theo chu kỳ định trước ví dụ là từ 3-5 ngày gửi về một lần.

3.3.2. Mô hình phân cấp

Hệ thống được thiết kế theo mô hình 03 cấp tương đương với 3 cấp quản lý của ngành Hải Quan hiện tại:

 Cấp Tổng cục Hải quan

 Cấp Cục Hải quan Tỉnh, thành phố

 Cấp Chi cục Hải quan trực thuộc Tỉnh, thành phố

3.3.3. Xử lý vi phạm khi có cảnh báo vi phạm

- Công chức giám sát trực tuyến có nhiệm vụ thông báo với lái xe và chủ hàng hóa để làm rõ thông tin của việc cảnh báo. Nội dung trao đổi sẽ được ghi âm hoặc ghi nhận vào hệ thống để làm cơ sở xử lý tiếp theo.

- Trường hợp thông tin giải trình của lái xe và chủ hàng hóa không phù hợp, có dấu hiệu nghi vấn thì công chức giám sát trực tuyến báo cáo lãnh đạo chi cục phụ trách để xử lý, thông báo lãnh đạo Đội kiểm soát, phối hợp với đội giám sát cơ động đến ngay hiện trường để kiểm tra.

- Trường hợp địa điểm cảnh báo ngoài địa bàn quản lý của Cục Hải quan tỉnh, TP thì lãnh đạo cục Hải quan phải thông báo ngay bằng điện thoại cho cục ĐTCBL và thông báo cho cục Hải quan tỉnh, TP gần địa điểm cảnh báo nhất để yêu cầu phối hợp, kiểm tra.

- Trường hợp kiểm tra phát hiện vi phạm thì lập biên bản để xử lý theo quy định.

3.3.4. Trách nhiệm kiểm tra seal theo địa bàn

Trong phạm vi cấp Cục: là cục hải quan địa phương (đội kiểm soát, Phòng CBL&XLVP) hoặc cục ĐTCBL khi cần thiết.

Trong phạm vi cấp Tổng cục (Chi cục đi và đến thuộc 2 Cục khác nhau): là Cục ĐTCBL (hoặc một số trường hợp cần thiết có thể ủy quyền cho Cục hải quan có hàng đi hoặc Cục hải quan có hàng đến).

3.4. Kiến nghị về mô hình công nghệ thông tin kết nối hệ thống

M ô hình kết nối hệ thống hoàn thiện sau 2 giai đoạn

3.5. Thuyết minh giải pháp

- Giai đoạn 1: triển khai thí điểm hệ thống tại một số chi Cục/Cục Hải quan miền Bắc. Giai đoạn này sẽ triển khai hệ thống phần cứng và phần mềm ở những bước cơ bản nhất. Hệ thống phần cứng sẽ được hoàn thiện những cấu phần cơ bản nhất đủ để khởi tạo các dịch vụ và chạy phần mềm.

- Giai đoạn 2: triển khai hệ thống diện rộng trên cả nước. Sau khi đã có đánh giá về hiệu quả của hệ thống ở giai đoạn 1, giai đoạn 2 sẽ là bước hoàn thiện hệ thống cả về phần cứng và phần mềm.

3.6. Giai đoạn 1 - Triển khai thí điểm hàng tạm nhập tái xuất và hàng chuyển cửa khẩu

3.6.1. Kiến nghị mô hình

3.6.1.1. Trung tâm giám sát tại Tổng Cục Hải Quan

Do đây là giai đoạn thử nghiệm, nên hệ thống phần cứng sẽ được triển khai ở những cấu phần cơ bản chưa mang tính chất nâng cao và dự phòng lớn. Tuy nhiên giai đoạn này hệ thống sẽ được thiết kế với hai server chạy song song nhằm mang lại tính sẵn sàng cao. Hai server sẽ được triển khai chạy các dịch vụ của phần ứng dụng và database cùng lúc mà không cần tách biệt.

3. 6.1.2. Tại Cục/chi Cục Hải quan Thành phố Hải Phòng - Quảng Ninh, Hà Nội

Cục và các chi Cục Hải quan Hải phòng - Quảng Ninh, Hà Nội sẽ được triển khai hệ thống theo như mô hình trên. Phục vụ cho việc kiểm tra, giám sát các lô hàng của các chi cục thuộc sự quản lý của Cục. Các thông tin của việc giám sát được truyền từ Trung tâm giám sát đặt tại Tổng cục Hải quan về Cục Hải quan Hải Phòng và các chi cục Hải quan địa phương.

3.6.2. Triển khai thí điểm

3.6.2.1. Số lượng Cục Hải quan

Hiện nay, trên cả nước có 34 Cục Hải quan tỉnh, thành phố, trong đó, lượng hàng hóa tạm nhập - tái xuất, chuyển cửa khẩu, quá cảnh tập trung tại 11 cục Hải quan sau:

Miền Bắc (05 cục Hải quan tỉnh, thành phố):

o Cục Hải quan thành phố Hải Phòng

o Cục Hải quan thành phố Hà Nội

o Cục Hải quan tỉnh Quảng Ninh

o Cục Hải quan tỉnh Lạng Sơn

o Cục Hải quan tỉnh Cao Bằng

Miền Trung (03 cục Hải quan tỉnh, thành phố):

o Cục Hải quan tỉnh Quảng Bình.

o Cục Hải quan tỉnh Quảng Trị.

o Cục Hải quan thành phố Đà Nẵng.

- Miền Nam (03 cục Hải quan tỉnh, thành phố):

o Cục Hải quan thành phố Hồ Chí Minh.

o Cục Hải quan tỉnh Tây Ninh.

o Cục Hải quan tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu.

3.6.2.3. Mô hình chung

Trung tâm giám sát đặt tại Tổng cục Hải quan: Có hệ thống máy chủ, hệ thống cơ sở dữ liệu về bản đồ Việt Nam và phần mềm quản lý, hoạt động 24 giờ/7 ngày. Có các chức năng chính là tự động tiếp nhận các dữ liệu Seal định vị GPS, xử lý và xác định hướng di chuyển, tuyến đường, vị trí và tốc độ hiện tại; cảnh báo khi hướng di chuyển sai hoặc có vị trí sai với lộ trình định trước; Cảnh báo khi thời gian dừng đỗ quá thời gian cho phép hoặc mở container bất hợp pháp. Tự động gửi các thông tin cảnh báo cho các trung tâm cấp Cục, Chi cục và các đơn vị nghiệp vụ hải quan được phân quyền. Theo dõi và mô phỏng lại lộ trình di chuyển container. Thống kê quãng đường container đã di chuyển, lưu các thông tin trên hệ thống và xem lại khi cần thiết.

3.6.2.4. Số lượng thiết bị triển khai

- Thời gian triển khai thí điểm: bắt đầu từ 25 tháng 01 năm 2016.

Địa điểm triển khai thực tế: hệ thống được triển khai tại 03 địa phương bao gồm: Hà Nội (Tổng cục Hải quan, Cục Hải quan Hà Nội, Chi cục Hải quan Bắc Hà Nội), Hải Phòng (Cục Hải quan Hải Phòng, Chi cục Hải quan Hải Phòng Khu vực III), Quảng Ninh (Cục Hải quan Quảng Ninh, Chi cục Hải quan Móng Cái).

3.6.2.5. Hoạt động của hệ thống

Mỗi đơn vị được trang bị các trang thiết bị như trên, được lắp đặt đường truyền internet riêng, tách biệt với hệ thống mạng nội bộ của Tổng cục Hải quan.

3.6.2.6. Kết quả thí điểm :

Cơ sở của báo cáo dựa trên dữ liệu thực tế được lưu trên máy chủ Hệ thống giám sát hàng hóa chịu sự giám sát hải quan, đặt tại Trung tâm dữ liệu TCHQ.

Mặc dù đạt được mục tiêu và yêu cầu quản lý, khi triển khai mở rộng cần lưu ý đến việc phân định rõ lại trách nhiệm của Cục Giám sát quản lý với Cục Điều tra chống buôn lậu trong công tác quản lý và Cục Hải quan với Chi cục Hải quan, một số quy định chưa phù hợp như yêu cầu người khai hải quan đăng ký giám sát hàng hóa bằng seal định vị GPS vào container. Việc gắn seal định vị GPS phục vụ quản lý, kiểm soát của cơ quan hải quan cần áp dụng các tiêu chí quản lý rủi ro để thực hiện.

3.7. Giai đoạn 2 - Triển khai toàn diện

3.7.1. Kiến nghị mô hình quản lý

3.7.1.1.Trung tâm giám sát tại Tổng Cục Hải Quan

Đây là giai đoạn đưa hệ thống vào áp dụng đối với toàn bộ các mặt hàng tạm nhập - tái xuất, quá cảnh và chuyển cửa khẩu trên cả nước. Do phải trang bị nhiều thiết bị GPS hơn nên lượng dữ liệu đổ về trung tâm là rất lớn do đó hệ thống cần được nâng cấp thêm hệ thống lưu trữ dữ liệu nhằm đáp ứng được nhu cầu lữu trữ với số lượng dữ liệu lớn, giúp hệ thống được hoàn chỉnh để hoạt động được ổn định và lâu dài.

3. 7.1.2. Tại Cục/chi Cục Hải quan Tỉnh, thành phố trên toàn quốc

Mô hình triển khai tại các Cục và chi Cục Hải quan Tỉnh và Thành phố trên toàn quốc sẽ được áp dụng tương như như Cục và chi Cục Hải Quan thành phố Hải Phòng.

3. 7.1.3. Băng thông kết nối

Giai đoạn này là giai đoạn cuối cùng để đưa hệ thống vào sử dụng thực tế. Hệ thống đã được đầu tư hoàn thiện cả về phần cứng và phần mềm do đó có độ ổn định cao và có khả năng sẵn sàng lớn nên giai đoạn này có thể triển khai chạy trong mạng nội bộ của ngành được.

3. 7.1.4. Chức năng phần mềm

Giai đoạn này là giai đoạn đưa hệ thống vào chạy thực tế và triển khai rộng rãi trên toàn quốc áp dụng cho cả 3 loại hình hàng hóa là tạm nhập - tái xuất, quá cảnh chuyển cửa khẩu nên phần mềm cần phải được hoàn thiện các chức năng nâng cao như chức năng báo cáo; chức năng liên kết với hệ thống cơ sở dữ liệu của Hải quan để truy suất các thông tin cần thiết phục vụ tìm kiếm như số liệu container, số liệu tờ khai, số liệu seal; tạo ra các số liệu về chuyến xe; chức năng quản lý phân quyền v.v... . Do nhận định đây là giai đoạn hết sức quan trọng nên chúng tôi đề xuất phải có thời gian đệm để lập trình và thử nghiệm hoàn chỉnh phần mềm trước khi đưa vào triển khai thực tế.

3.7.2. Kiến nghị về phần mềm giám sát

3. 7.2.1. Tổng quát

Dựa vào kinh nghiệm triển khai thực tế nhiều dự án phần mềm công nghệ thông tin chúng tôi đề xuất việc thiết kế phần mềm cho hệ thống giám sát container sử dụng thiết bị giám sát GPS như sau:

Mô tả tiến trình dịch vụ trong lớp service layer

3.7.3. Kiến nghị thiết bị cho hệ thống

3.7.3.1. Máy chủ

Cấu hình đề nghị cho máy chủ

Operating system:

Windows server 2008/ Redhat

Processor:

Intel Xeon Processor E5-2665 8C 2.4GHz

Memory

Standard memory:

32GB (4x8GB, 2Rx4, 1.5V) DDR3 1600MHz

Storage

Internal drive:

4x 500 GB 7.2 K 6Gbps SAS 2.5" HDD

Storage controller:

RAID: 1,0,10,5

Optical drive:

SATA SuperMulti DVD writer

Display and graphics

Graphics:

Intel® HD Graphics

Communication features

Network interface: 10/100/1000

3.7.4. Phạm vi triển khai

Phạm vi: áp dụng cho 11 Cục Hải quan tỉnh, Thành phố đã nêu.

Loại hình hàng hóa áp dụng: 03 loại hình hàng hóa (tạm nhập - tái xuất, chuyển cửa khẩu, quá cảnh).

3. 7.5. Số lượng thiết bị triển khai

Trong thời gian thực hiện giai đoạn 1, trung bình hàng năm số lượng container hàng năm phải giám sát hải quan tại 03 Cục Hải quan Hải Phòng, Hà Nội, Quảng Ninh là 210.169 container. Tuy nhiên, số lượng seal đưa vào sử dụng để gắn cho 328 container (0,16% tổng lượng cần phải giám sát) là 150 chiếc. Số lượng seal thực hiện thí điểm chỉ chiếm 50% số lượng container cần giám sát do tính trung bình mỗi một seal được quay vòng 02 lần trong thời gian thực hiện thí điểm.

3.7.6. Yêu cầu đối với hệ thống giám sát tại giai đoạn triển khai rộng rãi

Đây là giai đoạn hoàn thiện toàn bộ hệ thống, vì vậy, ngoài các tính năng tại giai đoạn thí điểm, hệ thống ở giai đoạn này cấp đáp ứng đầy đủ các yêu cầu phục vụ cho nghiệp vụ giám sát của ngành Hải quan.

Kết luận

Với mong muốn thay đổi phương thức giám sát theo hướng ứng dụng công nghệ hiện đại và áp dụng nguyên tắc quản lý rủi ro để góp phần giúp cơ quan hải quan quản lý ngày càng chuyên nghiệp và hiệu quả, nhóm nghiên cứu đã phân tích, đánh giá và kiến nghị các giải pháp theo từng giai đoạn khác nhau nhằm tối ưu hoá nguồn lực đầu tư. Mặc dù đã áp dụng thí điểm thành công tại 03 Cục Hải quan TP.Hà Nội, Hải Phòng và Quảng Ninh, tuy nhiên, do thời gian, nguồn lực và năng lực có hạn, chúng tôi mong được các đơn vị góp ý thêm để đề tài sớm được triển khai mở rộng đối với tất cả loại hình vận chuyển chịu sự giám sát hải quan và tại tất cả các Cục Hải quan tỉnh, thành phố./.

Văn bản gốc