3605/TCHQ-CCHĐH ngày 30/08/2022 Trả lời kiến nghị của doanh nghiệp thuộc Liên minh Diễn đàn doanh nghiệp Việt Nam (VBF)
3605/TCHQ-CCHĐH ngày 30/08/2022
Kính gửi: Liên minh Diễn đàn Doanh nghiệp Việt Nam (VBF).
Nhằm triển khai các hoạt động hỗ trợ doanh nghiệp năm 2022 và trong khuôn khổ hợp tác với Liên minh Diễn đàn doanh nghiệp Việt Nam (VBF), Tổng cục Hải quan đã tiến hành hỗ trợ, giải đáp các vướng mắc kiến nghị của các doanh nghiệp thành viên VBF thông qua nhiều hình thức khác nhau. Thực hiện chỉ đạo của Bộ Tài chính và trên cơ sở các đề xuất, Tổng cục Hải quan xin kính chuyển các nội dung trả lời vướng mắc kiến nghị của VBF có liên quan đến lĩnh vực hải quan gồm nội dung số: 18, 23, 24, 25, 26, 36, 37, 38 tại văn bản số 2147/VPCP-QHQT ngày 07/4/2022 và văn bản số 283/TB-BTC ngày 28/4/2022 (Nội dung cụ thể theo phụ lục đính kèm).
Trân trọng!
PHỤ LỤC
STT |
Nhóm vấn đề |
Tóm tắt nội dung vướng mắc |
Khuyến nghị |
Hiệp hội/Nhóm công tác |
Nội dung trả lời |
1. |
(Vướng mắc số 18) |
Năm 2020, thực hiện Chỉ thị 11 của Thủ tướng Chính phủ (Chỉ thị 11/2020/CT-TTg ngày 4 tháng 3 năm 2020 của Thủ tướng Chính phủ về các nhiệm vụ, giải pháp cấp bách tháo gỡ khó khăn cho sản xuất và bảo đảm phúc lợi xã hội trong điều kiện đại dịch COVID-19), hầu hết các Cuộc Kiểm tra Sau Thông quan (PCA) được thực hiện tại văn phòng của người nộp thuế đã bị hoãn lại. Đồng thời, chúng tôi nhận thấy sự gia tăng số lượng kiểm tra tại chỗ thực hiện tại các điểm biên giới và sự tích cực trong việc thực hiện các kiểm tra đó từ các Cơ quan hải quan. Đặc biệt lưu ý là tần suất tham vấn giá do cơ quan Hải quan thực hiện ngày càng nhiều để xác định sự phù hợp của trị giá khai báo đối với hàng hóa nhập khẩu vào Việt Nam. Trong quá trình tham vấn giá đó, Cơ quan hải quan thường sẽ tham khảo cơ sở dữ liệu về giá trị của riêng họ được sử dụng để thách thức tính xác thực của các giá trị do nhà nhập khẩu khai báo. |
Chúng tôi muốn đưa ra các khuyến nghị sau: √ Để các cán bộ Hải quan, người tiến hành tham vấn giá, nắm rõ lý do hợp lý đằng sau các giá trị trên cơ sở dữ liệu, và ủy quyền cho họ tiết lộ thông tin đó cho nhà nhập khẩu để tạo điều kiện cho quá trình tham vấn giá minh bạch và hiệu quả hơn. √ Tiến hành nhiều hoạt động xúc tiến hơn để khuyến khích các công ty áp dụng chương trình “tư vấn giá một lần cho nhiều lần sử dụng’’ bao gồm hướng dẫn chi tiết việc thực hiện. √ Đảm bảo rằng quá trình tham vấn giá sẽ có hiệu lực trong khoảng thời gian 12 tháng với điều kiện các giá trị đã khai báo trong khoảng thời gian 12 tháng không vượt ra ngoài ngưỡng có thể chấp nhận được (ví dụ +/- 5% tổng giá trị hải quan), thì không cần tham vấn thêm về giá. |
Hiệp hội Doanh nghiệp Châu Âu. |
- Thứ nhất, trong giai đoạn vừa qua (2019-2022), cơ quan hải quan không có chủ trương tăng cường kiểm tra và tham vấn trị giá hải quan trong khi làm thủ tục hải quan đối với hàng hóa xuất khẩu, nhập khẩu. Ngược lại, Tổng cục Hải quan đã nỗ lực áp dụng kỹ thuật quản lý rủi ro để tập trung kiểm tra các mặt hàng có rủi ro cao về trị giá hải quan, từ đó giảm số lượng tờ khai hải quan phải kiểm tra trị giá trong thông quan. Thực tế đã ghi nhận, từ năm 2019 đến nay, số lượng tờ khai phải kiểm tra, tham vấn trị giá hải quan đã giảm đáng kể. - Thứ hai, để tạo thuận lợi cho doanh nghiệp thực hiện các thủ tục kiểm tra trị giá hải quan trong thông quan, Tổng cục Hải quan đã có văn bản hướng dẫn các Cục Hải quan tỉnh, thành phố tiến hành tham vấn trị giá trong điều kiện có dịch bệnh, và tiếp nhận các thông tin mà người khai hải quan xuất trình để chứng minh về tính chính xác, trung thực của trị giá kê khai. - Thứ ba, Tổng cục Hải quan đã ban hành hướng dẫn, và khuyến khích các doanh nghiệp thực hiện thủ tục tham vấn một lần, sử dụng kết quả tham vấn nhiều lần, qua đó làm giảm áp lực kiểm tra cho cơ quan hải quan và người khai hải quan, về thời gian hiệu lực của văn bản thông báo áp dụng kết quả tham vấn nhiều lần, Tổng cục Hải quan ghi nhận ý kiến của Hiêp hội để tiếp tục hoàn thiện chương trình này. |
2. |
Xác nhận mã HS nhanh chóng cho các doanh nghiệp Hàn Quốc (Vướng mắc số 23) |
Khó khăn nhất đối với các công ty Hàn Quốc trong việc thông quan hàng hóa xuất nhập khẩu là việc xác định mã HS và các khác biệt ý kiến với cơ quan hải quan có thẩm quyền. Đặc biệt, các công ty Hàn Quốc gặp khó khăn trong các tình huống sau. • Trường hợp mã HS do cơ quan hải quan phân loại là thông tin không được tiết lộ, và không tham khảo kết quả. • Trường hợp một mặt hàng nhưng lại được phân loại nhiều mã HS, khi này phải chọn 1 mã HS duy nhất • Hướng dẫn làm thủ tục và hồ sơ xin mã HS với cơ quan hải quan. |
Hiệp hội Doanh nghiệp Hàn Quốc |
1- Về ý kiến Mã HS do cơ quan hải quan phân loại là thông tin không tiết lộ và không thể tham khảo kết quả. Tổng cục Hải quan cập nhật các Thông báo kết quả phân loại hàng hóa, Thông báo kết quả xác định trước mã số, công văn hướng dẫn phân loại hàng hóa trên website hải quan và hoàn toàn công khai đến cộng đồng Doanh nghiệp. 2- Trường hợp một mặt hàng nhưng phân loại vào nhiều mã số HS. Theo nguyên tắc phân loại hàng hóa nêu tại Điều 4 Thông tư số 14/2015/TT-BTC ngày 30/1/2015 của Bộ Tài chính thì một mặt hàng chỉ có một mã số duy nhất theo Danh mục hàng hóa xuất khẩu, nhập khẩu Việt Nam (tuân thủ đúng theo công ước HS của tổ chức hải quan thế giới WCO). Tuy nhiên, trên thực tế hiện nay có một số mặt hàng mới, công nghệ mới, tích hợp nhiều công dụng, nhiều thành phần... chưa được định danh hoặc chưa có quy định cụ thể tiêu chí để phân biệt nên có nhiều quan điểm phân loại khác nhau, người khai hải quan tự kê khai, tự chịu trách nhiệm về mã số hàng hóa, cơ quan hải quan kiểm tra xác suất đối với các tờ khai luồng 2, luồng 3 nên dẫn đến tình trạng cùng một mặt hàng có thể được kê khai, áp dụng nhiều mã số hàng hóa khác nhau. Để giải quyết vấn đề này, Tổng cục Hải quan tích cực phối hợp với các nước đàm phán xây dựng Danh mục HS, Danh mục Biểu thuế ASEAN, đưa các mặt hàng dễ lẫn, khó phân loại vào Danh mục với các tiêu chí phân biệt rõ ràng để thực hiện thống nhất. Đồng thời, xây dựng, nâng cấp cơ sở dữ liệu quản lý tập trung để tra cứu, thống nhất trong thực hiện phân loại giữa các Cục Hải quan tỉnh, thành phố đồng thời phối hợp VCCI tổ chức các buổi tập huấn, hướng dẫn Doanh nghiệp xác định mã số hàng hóa. 3- Hướng dẫn làm thủ tục và hồ sơ xin mã HS với hải quan. Trường hợp Doanh nghiệp có nhu cầu xác định trước mã số hàng hóa thì nộp hồ sơ xác định trước mã số đến Tổng cục Hải quan. Hồ sơ xác định trước được quy định tại Điều 1 Thông tư số 39/2018/TT-BTC ngày 20/4/2018 sửa đổi, bổ sung một số Điều tại Thông tư số 38/2015/TT-BTC ngày 25/3/2015 của Bộ trưởng Bộ Tài chính quy định về thủ tục hải quan; kiểm tra, giám sát hải quan; thuế xuất khẩu, thuế nhập khẩu và quản lý thuế đối với hàng hóa xuất khẩu, nhập khẩu. |
|
3. |
Về vấn đề Thuế chống bán phá giá, thuế tự vệ và hoàn thuế (Vướng mắc số 24) |
• Đối với các sản phẩm có áp dụng các biện pháp bảo hộ thương mại, phải nộp Giấy chứng nhận xuất xứ tại thời điểm nhập khẩu. Nếu không nộp giấy chứng nhận xuất xứ tại thời điểm nhập khẩu thì sẽ phải chịu thuế chống bán phá giá hoặc thuế tự vệ. • Tuy nhiên, vấn đề là, trong trường hợp doanh nghiệp không nộp được giấy chứng nhận xuất xứ tại thời điểm nhập khẩu nhưng sau đó đã nộp bổ sung thì vẫn không được hoàn lại số tiền thuế chống bán phá giá hoặc thuế tự vệ đã nộp tại thời điểm nhập khẩu. • Trên thực tế, có một trường hợp đã báo cáo với KOTRA liên quan đến việc thuế chống bán phá giá đối với các sản phẩm nhôm sản xuất tại Trung Quốc đã được đánh vào các sản phẩm nhập khẩu từ Hàn Quốc. |
Do đó, chúng tôi kiến nghị xây dựng văn bản luật để có thể hoàn thuế chống bán phá giá hoặc thuế tự vệ đã nộp khi chưa nộp được giấy chứng nhận xuất xứ tại thời điểm nhập khẩu nhưng sau đó đã nộp bổ sung đối với các sản phẩm có áp dụng biện pháp bảo hộ thương mại. |
Hiệp hội Doanh nghiệp Hàn Quốc |
Căn cứ khoản 5, khoản 6, khoản 7 Điều 4 Luật Thuế xuất khẩu, thuế nhập khẩu số 107/2016/QH13. Căn cứ Điều 4, Điều 7 Thông tư số 38/2018/TT-BTC ngày 20/4/2018 của Bộ Tài chính quy định về khai chứng từ chứng nhận xuất xứ hàng hóa và thời điểm nộp chứng từ chứng nhận xuất xứ hàng hóa quy định hàng hóa thuộc diện Việt Nam thông báo đang ở trong thời điểm áp dụng thuế chống bán phá giá, thuế chống trợ cấp, các biện pháp tự vệ thì người khai hải quan nộp C/O tại thời điểm làm thủ tục hải quan. Trường hợp người khai hải quan không nộp chứng từ chứng nhận xuất xứ hàng hóa theo quy định thì hàng hóa phải áp dụng thuế chống bán phá giá hoặc thuế chống trợ cấp hoặc thuế tự vệ và được thông quan theo quy định. Về kiến nghị thời điểm nộp C/O làm cơ sở áp dụng chính sách thuế nhập khẩu bổ sung thuế tự vệ, chống bán phá giá: - Căn cứ quy định tại Điều 4 Thông tư số 38/2018/TT-BTC của Bộ Tài chính ngày 20/4/2018 thì hàng hóa thuộc diện Việt Nam thông báo đang ở trong thời điểm áp dụng thuế chống bán phá giá, thuế chống trợ cấp, các biện pháp tự vệ, biện pháp hạn ngạch thuế quan, biện pháp hạn chế số lượng, để xác định hàng hóa không thuộc diện áp dụng các thuế này, người khai hải quan nộp cho cơ quan hải quan: 01 bản chính C/O tại thời điểm làm thủ tục hải quan. Về kiến nghị của doanh nghiệp: Tổng cục HQ ( Cục Giám sát) sẽ xem xét, nghiên cứu trong quá trình soạn thảo Thông tư thay thế các Thông tư số 38/2018/TT-BTC , Thông tư số 62/2019/TT-BTC , Thông tư số 47/2020/TT-BTC và Thông tư số 07/2021/TT-BTC . |
4. |
Đề nghị chia sẻ thông tin về các trường hợp liên quan đến xác minh xuất xứ theo hiệp định thương mại tự do Việt Nam-Châu Âu (Vướng mắc số 25) |
Kể từ khi ký FTA với EU vào năm 2010, Hàn Quốc đã thường xuyên nhận được các yêu cầu xác minh xuất xứ từ hải quan EU. Năm 2022 là năm thứ 3 kể từ khi EV FTA được kí kết, do đó dự kiến số vụ yêu cầu xác minh xuất xứ sẽ tăng tương tự như của Hàn Quốc |
Do nhiều công ty Hàn quốc đang thực hiện xuất khẩu hàng dệt may và sản phẩm điện tử sang EU, nên để các doanh nghiệp Hàn Quốc có thể chuẩn bị trước trong trường hợp hải quan của EU yêu cầu xác minh, chúng tôi xin đề nghị được chia sẻ thông tin về các trường hợp liên quan đến xác minh xuất xứ của EU |
Hiệp hội Doanh nghiệp Hàn Quốc |
Căn cứ khoản b điểm 10 Điều 9 Thông tư số 11/2020/TT-BCT của Bộ Công Thương quy định "Hàn Quốc và Việt Nam cùng thực hiện và thông báo tới Liên minh châu Âu việc tuân thủ quy tắc cộng gộp xuất xứ và hợp tác hành chính để đảm bảo việc thực hiện EVFTA", và Bộ Công Thương là đơn vị chủ trì ký kết hợp tác hành chính trong quy định này. |
5. |
Xác định thuế hồi tố đối với hàng hóa nhập khẩu của nhà thầu, nhà thầu phụ nhằm mục đích xây dựng nhà xưởng, văn phòng của doanh nghiệp EPE (Vướng mắc số 26) |
• Luật thuế xuất nhập khẩu và thuế giá trị gia tăng quy định không đánh thuế hải quan và thuế GTGT đối với hàng hóa nhập khẩu từ nước ngoài vào khu phi thuế quan. Theo đó, Bộ Tài chính và Tổng cục Thuế đã công nhận miễn thuế bằng văn bản đối với vật liệu xây dựng do ‘nhà thầu’ hoặc ‘nhà thầu phụ’ nhập khẩu để xây dựng nhà máy của các công ty EPE. • Căn cứ pháp lý để miễn thuế cho Doanh nghiệp chế xuất: Khoản 2 điều 2 và mục C, khoản 4 điều 2 Luật thuế xuất nhập khẩu số 107/2016/QH13 và khoản 20 điều 5 Luật thuế giá trị gia tăng số 13/2008/QH12 • Công văn công nhận miễn thuế nhập khẩu vật liệu xây dựng nhập khẩu theo hợp đồng phụ, thầu phụ của doanh nghiệp EPE: 12366/BTC-TCHQ (Bộ Tài chính), 271/BTC-TCHQ (Bộ Tài chính), 1697/BTC-TCHQ (Bộ Tài chính)), 5832/TCHQ-TXNK (Tổng cục Hải quan), 6010/TCHQ-TXNK (Tổng cục Hải quan), 768/TCHQ-TXNK (Tổng cục Hải quan), v.v. • Tuy nhiên, đến tháng 8/2021, cơ quan hải quan quyết định áp thuế hồi tố đối với nhà thầu phụ thông qua công văn số 4199/TCHQ-TXNK. Nhưng việc áp thuế hồi tố này không chính đáng, đi ngược với các văn bản đã ban hành trước đây. |
• Theo đó, đề nghị thông báo rõ về việc sẽ không bị truy thu thuế đối với hàng hóa nhập khẩu miễn thuế đáp ứng đủ các yêu cầu theo công văn của Bộ Tài chính và Tổng cục Hải quan ban hành trước tháng 8/2021. |
Hiệp hội Doanh nghiệp Hàn Quốc |
Ngày 27/8/2021, Tổng cục Hải quan có công văn số 4199/TCHQ-TXNK gửi các Cục Hải quan tỉnh, thành phố về chính sách thuế đối với hàng hóa do nhà thầu nhập khẩu từ nước ngoài để xây dựng nhà xưởng, văn phòng làm việc, lắp đặt thiết bị cho doanh nghiệp trong khu phi thuế quan. Đề nghị doanh nghiệp căn cứ quy định pháp luật, hướng dẫn tại công văn số 4199/TCHQ-TXNK , đối chiếu hồ sơ nhập khẩu thực tế và tài liệu có liên quan để thực hiện theo đúng quy định. Trường hợp vướng mắc, đề nghị doanh nghiệp liên hệ với cơ quan hải quan nơi đăng ký tờ khai để được hướng dẫn cụ thể. |
6. |
Bất cập liên quan đến loại hình nhập khẩu nguyên liệu của doanh nghiệp sản xuất (Vướng mắc số 36) |
- Theo quy định hải quan, doanh nghiệp gia công, sản xuất hàng hóa xuất khẩu khai báo mã loại hình nhập khẩu và áp dụng chính sách thuế nhập khẩu theo mục đích sử dụng nguyên liệu nhập khẩu. Cụ thể là nếu nguyên liệu nhập khẩu được sử dụng cho mục đích gia công, sản xuất hàng hóa để xuất khẩu thì nguyên liệu đó được miễn thuế nhập khẩu, còn nếu nguyên liệu được sử dụng cho mục đích khác thì người nhập khẩu phải nộp thuế nhập khẩu và các loại thuế khác (nếu có) cho cơ quan hải quan tại thời điểm nhập khẩu. - Việc xác minh mục đích sử dụng và khai báo mã loại hình nhập khẩu phải được thực hiện ngay tại thời điểm nhập khẩu để kê khai phù hợp cho cơ quan hải quan. - Quy định trên là hợp lý trong phần lớn các tình huống nhập khẩu, tuy nhiên sẽ phát sinh vướng mắc với một số các doanh nghiệp sản xuất nhất là những doanh nghiệp sản xuất có lượng nguyên liệu nhập khẩu lớn, trong đó vừa có lượng nguyên liệu nhập khẩu phục vụ sản xuất hàng xuất khẩu, lượng nguyên liệu nhập khẩu phục vụ hoạt động bảo hành, lượng nguyên liệu nhập khẩu rồi sau đó phải thanh lý bằng hình thức tái xuất do quá hạn lưu kho hoặc do dư thừa, không có nhu cầu sử dụng,v.v... |
Kiến nghị Bộ Tài chính, Tổng cục hải quan xem xét cho phép Doanh nghiệp được khai báo cho tất cả các lô nguyên liệu nhập khẩu rồi sẽ được xuất khẩu (dù là xuất khẩu sau khi chuyển hóa thành sản phẩm hay tái xuất khẩu) theo mục đích phục vụ sản xuất. Sau đó, nếu doanh nghiệp tái xuất nguyên liệu do thanh lý hoặc tái xuất bán nguyên liệu cho đối tác nước ngoài thì doanh nghiệp sẽ khai báo tờ khai tái xuất với cơ quan hải quan. Như vậy, về bản chất thì sẽ không gây ra thiệt hại cho ngân sách (vì nếu doanh nghiệp phải nộp thuế nhập khẩu từ đầu thì tái xuất nguyên liệu, doanh nghiệp cũng sẽ làm thủ tục xin hoàn lại tiền thuế đã nộp) nhưng lại tạo thuận lợi rất lớn cho các doanh nghiệp, giảm thiểu gánh nặng về thủ tục và dòng tiền. |
NCT Thuế & Hải quan |
Căn cứ Luật Hải quan số 54/2014/QH13, Luật Thuế xuất khẩu, thuế nhập khẩu số 107/2016/QH13, Nghị định số 34/2016/NĐ-CP ngày 01/9/2016, Nghị định số 18/2021/NĐ-CP ngày 11/3/2021 của Chính phủ, Thông tư số 39/2015/TT-BTC ngày 25/3/2015 của Bộ Tài chính, Tổng cục Hải quan đã có công văn số 3634/TCHQ-TXNK ngày 19/7/2021 hướng dẫn về chính sách thuế đối với hàng hóa của doanh nghiệp nội địa thuê doanh nghiệp chế xuất gia công. Đề nghị doanh nghiệp nghiên cứu nội dung công văn số 3634/TCHQ-TXNK nêu trên, đối chiếu với tình hình thực tế sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp để thực hiện. |
7. |
Bất cập liên quan đến loại hình nhập khẩu nguyên liệu của doanh nghiệp sản xuất (Vướng mắc số 37) |
- Theo quy định hải quan, doanh nghiệp gia công, sản xuất hàng hóa xuất khẩu khai báo mã loại hình nhập khẩu và áp dụng chính sách thuế nhập khẩu theo mục đích sử dụng nguyên liệu nhập khẩu. Cụ thể là nếu nguyên liệu nhập khẩu được sử dụng cho mục đích gia công, sản xuất hàng hóa để xuất khẩu thì nguyên liệu đó được miễn thuế nhập khẩu, còn nếu nguyên liệu được sử dụng cho mục đích khác thì người nhập khẩu phải nộp thuế nhập khẩu và các loại thuế khác (nếu có) cho cơ quan hải quan tại thời điểm nhập khẩu. - Việc xác định mục đích sử dụng và khai báo mã loại hình nhập khẩu phải được thực hiện ngay tại thời điểm nhập khẩu để kê khai phù hợp cho cơ quan hải quan. - Quy định trên là hợp lý trong phần lớn các tình huống nhập khẩu, tuy nhiên số phát sinh vướng mắc với một số các doanh nghiệp sản xuất, nhất là những doanh nghiệp sản xuất có lượng nguyên liệu nhập khẩu lớn, trong đó vừa có lượng nguyên liệu nhập khẩu phục vụ sản xuất hàng xuất khẩu, lượng nguyên liệu nhập khẩu phục vụ hoạt động bảo hành, lượng nguyên liệu nhập khẩu rồi sau đó phải thanh lý bằng hình thức tái xuất do quá hạn lưu kho hoặc do dư thừa, không có nhu cầu sử dụng, v.v... - Sẽ rất phức tạp và tạo ra gánh nặng về nhân sự, thời gian, hệ thống nếu doanh nghiệp sản xuất phải xác định cụ thể mục đích sử dụng/mục đích xuất khẩu chính xác của từng lô nguyên liệu nhập khẩu tại thời điểm nhập khẩu để khai báo mã loại hình nhập khẩu tương ứng cho cơ quan hải quan. Các loại nguyên liệu giống nhau, có cùng bản chất sẽ được doanh nghiệp nhập kho và quản lý trên hệ thống quản trị theo mã nguyên liệu (SKU code, part number, material code) chứ doanh nghiệp không quản lý nguyên liệu theo mục đích xuất khẩu trên hệ thống (tức là xuất khẩu sau khi được sản xuất, xuất khẩu do thanh lý, xuất khẩu phục vụ hoạt động bảo hành). - Nếu phải xây dựng hệ thống và bố trí nhân sự để quản lý, theo dõi toàn bộ các lô hàng nguyên liệu nhập khẩu theo mục đích xuất khẩu thì sẽ rất phức tạp và tốn kém chi phí, thời gian. |
Kiến nghị Bộ Tài chính, Tổng cục Hải quan xem xét cho phép doanh nghiệp được khai báo cho tất cả các lô nguyên liệu nhập khẩu rồi sẽ được xuất khẩu (dù là xuất khẩu sau khi chuyển hóa thành sản phẩm hay tái xuất khẩu) theo mục đích phục vụ sản xuất. Sau đó, nếu doanh nghiệp tái xuất nguyên liệu do thanh lý hoặc tái xuất nguyên liệu phục vụ hoạt động bảo hành hoặc tái xuất bán nguyên liệu cho đối tác nước ngoài thì doanh nghiệp sẽ khai báo tờ khai tái xuất với cơ quan hải quan. Như vậy, về bản chất thì sẽ không gây ra thiệt hại cho ngân sách (vì nếu doanh nghiệp phải nộp thuế nhập khẩu từ đầu thì khi tái xuất nguyên liệu, doanh nghiệp cũng sẽ làm thủ tục xin hoàn lại tiền thuế đã nộp) nhưng lại tạo thuận lợi rất lớn cho các doanh nghiệp, giảm thiểu gánh nặng về thủ tục và dòng tiền. |
NCT Thuế & Hải quan |
- Về việc kê khai mã loại hình: - Khoản 1 Điều 29 Luật Hải quan số 54/2014/QH13 ngày 23/6/2014 quy định khai hải quan như sau: Người khai hải quan phải khai đầy đủ, chính xác, rõ ràng các tiêu chí thông tin tờ khai hải quan. - Khoản 2 Điều 17 Luật Quản lý thuế số 38/2019/QH14 ngày 13/6/2019 quy định về trách nhiệm của người nộp thuế như sau: :“2. Khai thuế chính xác, trung thực, đầy đủ và nộp hồ sơ thuế đúng thời hạn; chịu trách nhiệm trước pháp luật về tính chính xác, trung thực, đầy đủ của hồ sơ thuế". - Điểm b khoản 1 Điều 18 Thông tư số 38/2015/TT-BTC ngày 25/3/2015 của Bộ Tài chính quy định nguyên tắc khai hải quan như sau: "Hàng hóa xuất khẩu, nhập khẩu theo các loại hình khác nhau thì phải khai trên tờ khai hàng hóa xuất khẩu, nhập khẩu khác nhau theo từng loại hình tương ứng". Căn cứ quy định nêu trên, doanh nghiệp phải kê khai đầy đủ, chính xác, rõ ràng các tiêu chí thông tin trên tờ khai hải quan; hàng hóa xuất khẩu, nhập khẩu theo các loại hình khác nhau thì doanh nghiệp phải khai trên tờ khai hàng hóa xuất khẩu, nhập khẩu khác nhau theo từng loại hình tương ứng. Do đó, nội dung kiến nghị cho phép doanh nghiệp được khai báo tất cả các lô hàng theo hình thức nguyên liệu nhập khẩu sẽ được xuất khẩu mà không quan tâm đến mục đích sử dụng, chính sách thuế của hàng hóa nhập khẩu là chưa phù hợp với văn bản pháp luật hiện hành nêu trên. Vì vậy, đề nghị doanh nghiệp căn cứ tình hình thực tế, đối chiếu với quy định nêu trên để thực hiện khai hải quan đảm bảo đúng với mục đích hàng hóa nhập khẩu. - Về chính sách thuế: Căn cứ khoản 6, khoản 7 Điều 16 Luật Thuế xuất khẩu, thuế nhập khẩu số 107/2016/QH13 quy định nguyên liệu, vật tư, linh kiện nhập khẩu để gia công, sản xuất sản phẩm xuất khẩu được miễn thuế. Căn cứ tại khoản 5 Điều 25 Nghị định số 08/2015/NĐ-CP được sửa đổi, bổ sung tại khoản 12 Điều 1 Nghị định số 59/2018/NĐ-CP quy định đối với hàng hóa là nguyên liệu, vật tư, linh kiện nhập khẩu để gia công, sản xuất hàng hóa xuất khẩu đã giải phóng hàng hoặc thông quan nhưng sau đó thay đổi mục đích sử dụng, chuyển tiêu thụ nội địa thì phải khai tờ khai hải quan mới. Chính sách quản lý hàng hóa xuất khẩu, nhập khẩu; chính sách thuế đối với hàng hóa xuất khẩu, nhập khẩu thực hiện tại thời điểm đăng ký tờ khai hải quan mới trừ trường hợp đã thực hiện đầy đủ chính sách quản lý hàng hóa xuất khẩu, nhập khẩu tại thời điểm đăng ký tờ khai ban đầu. Căn cứ Điều 21 Thông tư số 38/2015/TT-BTC được sửa đổi, bổ sung tại khoản 10 Điều 1 Thông tư số 39/2018/TT-BTC quy định việc chuyển tiêu thụ nội địa hoặc thay đổi mục đích sử dụng hàng hóa đã làm thủ tục xuất khẩu, nhập khẩu chỉ được thực hiện sau khi người khai hải quan hoàn thành thủ tục hải quan đối với tờ khai hải quan mới. Hàng hóa thay đổi mục đích sử dụng hoặc chuyển tiêu thụ nội địa, người nộp thuế phải kê khai, nộp đủ tiền thuế, tiền phạt (nếu có) theo quy định. Căn cứ quy định nêu trên, trường hợp hàng hóa là nguyên liệu, vật tư, linh kiện nhập khẩu để gia công, sản xuất hàng hóa xuất khẩu đã giải phóng hàng hoặc thông quan nhưng sau đó thay đổi mục đích sử dụng, chuyển tiêu thụ nội địa thì phải khai tờ khai hải quan mới. Người nộp thuế phải kê khai, nộp đủ tiền thuế, tiền phạt (nếu có) theo quy định. |
8. |
Vướng mắc trong áp dụng chính sách hải quan và thực hiện Nghị định 18/2021/NĐ-CP (Vướng mắc số 38) |
Đối với các doanh nghiệp được áp dụng quy định của doanh nghiệp chế xuất (“DNCX”) được quy định trong giấy chứng nhận đăng ký đầu tư trước thời điểm Nghị định 18 có hiệu lực: Trong giai đoạn từ khi thành lập đến trước khi đi vào hoạt động và trước khi Nghị định 18 có hiệu lực, doanh nghiệp đã mua máy móc từ các nhà cung cấp nội địa để phục vụ cho việc xây dựng nhà xưởng. Tuy nhiên, cơ quan hải quan địa phương chưa cho phép nhà cung cấp nội địa và và DNCX làm thủ tục hải quan đối với hạng mục máy móc thiết bị mua nội địa này vì lý do trong giai đoạn xây dựng cơ bản, DNCX chưa đáp ứng được các điều kiện về kiểm tra, giám sát hải quan. Do vậy, DNCX đã tiến hành nhận hàng hóa từ nhà cung cấp nội địa, lấy hóa đơn GTGT thuế suất 0% và thanh toán theo quy định tại Hợp đồng giữa hai bên mà chưa có Tờ khai hải quan theo yêu cầu tại Khoản 2 Điều 9 Thông tư 219/2013/TT-BTC về thuế GTGT. Theo Khoản 10, Điều 1 Nghị định 18, DNCX được phép áp dụng chính sách thuế đối với khu phi thuế quan kể từ thời điểm là doanh nghiệp chế xuất nêu tại giấy chứng nhận đăng ký đầu tư (“GCNĐKĐT”). Tuy nhiên, giao dịch mua bán hàng giữa DNCX và nhà cung cấp nội địa do thực hiện trước khi Nghị định 18 được ban hành nên cơ quan hải quan đã không cho phép làm tờ khai hải quan cho máy móc thiết bị cung cấp cho DNCX. Tinh thần của Nghị định 18 là cho các DNCX được áp dụng quy chế của DNCX kể từ khi được cấp GCNĐKĐT, mặc dù vậy, đối với trường hợp thực tiễn trên đây thì lại rất vướng mắc do việc cung cấp hàng hóa đã diễn ra trước khi Nghị định 18 được ban hành và có hiệu lực. Việc DNCX không được cho phép kê khai hải quan đối với hàng hóa mua từ doanh nghiệp nội địa cho mục đích xây dựng nhà xưởng trước khi Nghị định 18 có hiệu lực là vấn đề gây vướng mắc trong việc áp dụng quy chế của DNCX trong giai đoạn đầu tư, dẫn đến việc doanh nghiệp thiếu hồ sơ cần thiết (tờ khai hải quan) theo yêu cầu của pháp luật thuế và có thể bị áp dụng 10% thuế GTGT, trong khi quy định về quản lý thuế lại chưa có quy chế hoàn đối với trường hợp này của DNCX, gây ảnh hưởng và khó khăn cho doanh nghiệp, đặc biệt trong bối cảnh tác động của dịch Covid-19. |
NCT Thuế & Hải quan |
Căn cứ quy định tại khoản 4 Điều 29 Luật Hải quan, Điều 20 Thông tư số 38/2015/TT-BTC ngày 25/3/2015 của Bộ Tài chính (đã được sửa đổi, bổ sung tại khoản 9 Điều 1 Thông tư số 39/2018/TT-BTC ngày 20/4/2018) về khai bổ sung hồ sơ hải quan. Trường hợp doanh nghiệp đã mua hàng hóa từ các doanh nghiệp nội địa nhưng không làm thủ tục hải quan tại thời điểm mua bán hàng hóa thì không thuộc trường hợp được kê khai bổ sung theo quy định nêu trên. Do đó, đề nghị của doanh nghiệp được đăng ký tờ khai bổ sung đối với hàng hóa đã mua trong nội địa tại thời điểm doanh nghiệp chưa được hưởng chính sách thuế của khu phi thuế quan là không có cơ sở pháp lý. |