Chúng tôi có 1 tờ khai sau khi khai bổ sung AMA, dẫn đến tiền thuế NK và VAT tăng và bị tính tiền phạt chậm nộp, tuy nhiên vì tiền chậm nộp Doanh nghiệp tự tính, nên số tiền chúng tôi tự tính và đã nộp cao hơn số tiền theo dữ liệu Hải quan, hiện tại, trên web Tổng cục Hải quan, tờ khai này đang hiển thị trạng thái nợ trong hạn (chuyển quá hạn trong phạm vi 5 ngày), tổng nợ -173.000 vnd. Vậy, Công ty xin được hỏi có ảnh hưởng gì cho thủ tục khai báo hải quan sau này hay không? và chúng tôi cần làm gì để được xóa nợ trên hệ thống? Xin cảm ơn.
Nội dung tư vấn - hỗ trợ - trả lời
Đơn vị phụ trách
Văn bản liên quan
Trả lời câu hỏi của Công ty, Bộ phận tư vấn của Ban biên tập có ý kiến trao đổi như sau:
1. Về nghĩa vụ nộp thuế:
Tại Điều 124 Luật Quản lý thuế số 38/2014/QH14 quy định:
“Trường hợp bị cưỡng chế thi hành quyết định hành chính về quản lý thuế
1. Người nộp thuế có tiền thuế nợ quá 90 ngày kể từ ngày hết thời hạn nộp theo quy định.”
Căn cứ quy định trên, trường hợp Công ty đã hoàn thành nghĩa vụ nộp thuế thì không bị áp dụng các biện pháp cưỡng chế thi hành quyết định hành chính về quản lý thuế.
2. Về xử lý tiền thuế:
Căn cứ khoản 65 Điều 1 Thông tư 39/2018/TT-BTC ngày 20/4/2018 sửa đổi, bổ sung Điều 132 Thông tư 38/2015/TT-BTC ngày 25/3/2015 của Bộ Tài chính:
“2. Đối với việc hoàn trả tiền thuế, tiền chậm nộp, tiền phạt từ ngân sách nhà nước, trên cơ sở đề nghị của người nộp thuế cơ quan hải quan thực hiện kiểm tra, đối chiếu trên Hệ thống kế toán và xử lý như sau
a) Người nộp thuế không còn nợ tiền thuế, tiền chậm nộp, tiền phạt và các khoản phải nộp khác, bao gồm cả tiền phí, lệ phí còn nợ (trừ trường hợp tiền phí, lệ phí phát sinh của các tờ khai trong tháng đến ngày 10 của tháng tiếp theo):
a.1) Trường hợp người nộp thuế yêu cầu hoàn trả: cơ quan hải quan căn cứ quyết định hoàn tiền thuế, tiền chậm nộp, tiền phạt, lập Lệnh hoàn trả theo mẫu quy định tại Thông tư số 77/2017/TT-BTC ngày 28 tháng 7 năm 2017 của Bộ trưởng Bộ Tài chính hướng dẫn chế độ kế toán ngân sách nhà nước và hoạt động nghiệp vụ kho bạc nhà nước, gửi Kho bạc Nhà nước để thực hiện hoàn trả cho người nộp thuế;
a.2) Trường hợp người nộp thuế yêu cầu bù trừ vào số tiền thuế phải nộp của các tờ khai tiếp theo, cơ quan hải quan căn cứ quyết định hoàn và văn bản đề nghị của người nộp thuế lập chứng từ điều chỉnh khoản thu ngân sách nhà nước hoặc lệnh hoàn trả kiêm bù trừ NSNN gửi Kho bạc Nhà nước để thực hiện hoàn trả kiêm bù trừ với khoản phải nộp, trường hợp còn phải hoàn thực hiện theo quy định tại điểm a.1 khoàn này.
b) Người nộp thuế còn nợ tiền thuế, tiền chậm nộp, tiền phạt và các khoản phải nộp khác, bao gồm cả tiền phí, lệ phí còn nợ (trừ trường hợp tiền phí, lệ phí phát sinh của các tờ khai trong tháng đến ngày 10 của tháng tiếp theo) phải nộp ngân sách nhà nước:
b.1) Trường hợp người nộp thuế đề nghị bù trừ, cơ quan hải quan lập chứng từ điều chỉnh khoản thu ngân sách nhà nước hoặc Lệnh hoàn trả kiêm bù trừ theo mẫu quy định tại Thông tư số 77/2017/TT-BTC gửi Kho bạc Nhà nước để nộp ngân sách nhà nước thay cho người nộp thuế;
b.2) Trường hợp người nộp thuế không đề nghị bù trừ nhưng cơ quan hải quan phát hiện người nộp thuế còn nghĩa vụ phải nộp các khoản tiền thuế, tiền chậm nộp, tiền phạt, các khoản phải nộp khác, bao gồm cả tiền phí, lệ phí còn nợ: cơ quan hải quan thực hiện xử lý theo quy định tại điểm b.1 khoản này và thông báo cho người nộp thuế theo mẫu số 28/TBBT/TXNK Phụ lục VI ban hành kèm Thông tư này;
b.3) Trường hợp sau khi bù trừ nếu còn tiền thừa thì thực hiện hoàn trả cho người nộp thuế theo quy định điểm a.1 khoản này.”
Theo đó, đề nghị Công ty liên hệ với cơ quan hải quan nơi đăng ký tờ khai để xử lý tiền thuế nộp thừa theo quy định.
Công ty có thể tham khảo văn bản nêu trên tại mục VĂN BẢN PHÁP LUẬT trên Cổng thông tin điện tử Hải quan theo địa chỉ http://tongcuc.customs.gov.vn.
Bộ phận tư vấn của Ban biên tập thông báo để Công ty biết./.
Trân trọng!