Ngành, nghề đầu tư kinh doanh có điều kiện và điều kiện đầu tư kinh doanh thuộc lĩnh vực quản lý của Bộ Tài chính
Phụ lục I
DANH MỤC NGÀNH NGHỀ KINH DOANH CÓ ĐIỀU KIỆN THUỘC LĨNH VỰC QUẢN LÝ CỦA BỘ TÀI CHÍNH
STT |
Ngành, nghề kinh doanh có điều kiện |
Nhóm điều kiện kinh doanh |
Số lượng điều kiện |
Ghi chú |
1 |
Kinh doanh dịch vụ kế toán |
- Điều kiện cấp giấy chứng nhận đủ điều kiện kinh doanh dịch vụ kế toán. |
09 |
|
2 |
Kinh doanh dịch vụ kiểm toán |
- Điều kiện cấp giấy chứng nhận đủ điều kiện kinh doanh dịch vụ kiểm toán. |
21 |
|
3 |
Kinh doanh dịch vụ làm thủ tục về thuế |
- Điều kiện cấp giấy xác nhận đủ điều kiện kinh doanh dịch vụ làm thủ tục về thuế. |
02 |
|
4 |
Kinh doanh dịch vụ làm thủ tục hải quan |
- Điều kiện là đại lý làm thủ tục hải quan. |
03 |
|
5 |
Kinh doanh hàng miễn thuế |
- Điều kiện cấp giấy chứng nhận đủ điều kiện kinh doanh hàng miễn thuế. |
03 |
|
6 |
Kinh doanh kho ngoại quan, địa điểm thu gom hàng lẻ |
- Điều kiện công nhận kho ngoại quan, địa điểm thu gom hàng lẻ. |
06 |
|
7 |
Kinh doanh địa điểm làm thủ tục hải quan, tập kết, kiểm tra, giám sát hải quan |
- Điều kiện công nhận địa điểm làm thủ tục hải quan tại cảng cạn; địa điểm tập kết, kiểm tra, giám sát hàng hoá xuất khẩu, nhập khẩu tập trung; địa điểm chuyển phát nhanh, hàng bưu chính. - Điều kiện công nhận kho hàng không kéo dài; xác nhận kho xăng dầu đủ điều kiện kiểm tra, giám sát hải quan; công nhận kho bảo thuế; công nhận kho, bãi, địa điểm trong khu vực cảng hàng biển, cảng thuỷ nội địa, cảng hàng không quốc tế, ga đường sắt liên vận quốc tế đủ điều kiện tập kết, kiểm tra, giám sát hải quan |
17 |
|
8 |
Kinh doanh dịch vụ thẩm định giá |
Điều kiện cấp giấy chứng nhận đủ điều kiện kinh doanh dịch vụ thẩm định giá. |
07 |
|
9 |
Kinh doanh xổ số |
- Điều kiện đối với doanh nghiệp kinh doanh xổ số. - Điều kiện đối với đại lý xổ số |
04 |
|
10 |
Kinh doanh trò chơi điện tử có thưởng dành cho người nước ngoài |
- Điều kiện cấp giấy chứng nhận đủ điều kiện kinh doanh trò chơi điện tử có thường dành cho người nước ngoài. |
09 |
|
11 |
Kinh doanh dịch vụ xếp hạng tín nhiệm |
- Điều kiện kinh doanh dịch vụ xếp hạng tín nhiệm. |
14 |
|
12 |
Kinh doanh ca-si-nô (casino) |
- Điều kiện cấp giấy chứng nhận đăng ký đầu tư dự án khu dịch vụ, du lịch và vui chơi giải trí tổng hợp có casino. - Điều kiện cấp giấy chứng nhận đủ điều kiện kinh doanh casino. |
12 |
|
13 |
Kinh doanh đặt cược |
- Điều kiện cấp giấy chứng nhận đăng ký đầu tư dự án đầu tư trường đua ngựa, đua chó trong đó có hoạt động kinh doanh đặt cược đua ngựa, đua chó. - Điều kiện cấp giấy chứng nhận đủ điều kiện kinh doanh đặt cược đua ngựa, đặt cược đua chó. - Điều kiện để doanh nghiệp tổ chức thí điểm kinh doanh đặt cược bóng đá quốc tế. - Điều kiện cấp giấy chứng nhận đủ điều kiện kinh doanh đặt cược bóng đá quốc tế. |
15 |
|
14 |
Kinh doanh dịch vụ quản lý quỹ hưu trí tự nguyện |
- Điều kiện kinh doanh dịch vụ quản lý quỹ hưu trí tự nguyện. |
08 |
|
15 |
Kinh doanh chứng khoán |
- Điều kiện cấp giấy phép thành lập và hoạt động kinh doanh của công ty chứng khoán; công ty quản lý quỹ đầu tư chứng khoán; chi nhánh công ty chứng khoán, công ty quản lý quỹ nước ngoài tại Việt Nam. - Điều kiện cấp giấy chứng nhận đủ điều kiện kinh doanh chứng khoán phái sinh đối với công ty chứng khoán và công ty quản lý quỹ đầu tư chứng khoán. - Điều kiện đăng ký hoạt động của văn phòng đại diện công ty chứng khoán, công ty quản lý quỹ nước ngoài tại Việt Nam. - Điều kiện thành lập, bổ sung nghiệp vụ chi nhánh trong nước của công ty chứng khoán, công ty quản lý quỹ đầu tư chứng khoán; thành lập phòng giao dịch trong nước của công ty chứng khoán, văn phòng đại diện trong nước của công ty chứng khoán, công ty quản lý quỹ đầu tư chứng khoán; thành lập chi nhánh, công ty con, văn phòng đại diện tại nước ngoài của công ty chứng khoán, công ty quản lý quỹ đầu tư chứng khoán. - Điều kiện cung cấp dịch vụ cho khách hàng vay tiền mua chứng khoán để thực hiện giao dịch ký quỹ, ứng trước tiền bán chứng khoán; điều kiện cung cấp dịch vụ cho vay chứng khoán, dịch vụ giao dịch trong ngày; điều kiện được phối hợp với các tổ chức tín dụng cung cấp dịch vụ cho khách hàng vay tiền mua chứng khoán, ứng trước tiền bán chứng khoán. - Điều kiện cung cấp dịch vụ giao dịch chứng khoán trực tuyến của công ty chứng khoán. - Điều kiện đăng ký hoạt động đại lý phân phối chứng chỉ quỹ đại chúng. - Điều kiện hoạt động công ty đầu tư chứng khoán. |
84 |
|
16 |
Kinh doanh dịch vụ đăng ký, lưu ký, bù trừ và thanh toán chứng khoán của Tổng công ty lưu ký và bù trừ chứng khoán Việt Nam, tổ chức thị trường giao dịch chứng khoán niêm yết và các loại chứng khoán khác |
- Điều kiện đăng ký hoạt động lưu ký chứng khoán. - Điều kiện cung cấp dịch vụ bù trừ, thanh toán giao dịch chứng khoán. - Điều kiện cấp giấy chứng nhận đủ điều kiện cung cấp dịch vụ bù trừ, thanh toán giao dịch chứng khoán phái sinh đối với công ty chứng khoán, ngân hàng thương mại, chi nhánh ngân hàng nước ngoài. - Điều kiện lựa chọn làm ngân hàng thanh toán cung cấp dịch vụ thanh toán tiền cho các giao dịch chứng khoán trên hệ thống giao dịch chứng khoán. |
30 |
|
17 |
Kinh doanh bảo hiểm |
- Điều kiện chung cấp giấy phép thành lập và hoạt động của doanh nghiệp bảo hiểm, doanh nghiệp tái bảo hiểm. - Điều kiện của thành viên góp vốn thành lập của doanh nghiệp bảo hiểm, doanh nghiệp tái bảo hiểm dưới hình thức công ty trách nhiệm hữu hạn. - Điều kiện về cơ cấu cổ đông góp vốn thành lập doanh nghiệp bảo hiểm, doanh nghiệp tái bảo hiểm dưới hình thức công ty cổ phần - Điều kiện cấp giấy phép thành lập và hoạt động chi nhánh nước ngoài tại Việt Nam. - Điều kiện trước khi chính thức hoạt động. - Điều kiện, tiêu chuẩn đối với người quản lý, người kiểm soát của doanh nghiệp bảo hiểm, doanh nghiệp tái bảo hiểm, chi nhánh nước ngoài tại Việt Nam.- Điều kiện cấp giấy phép thành lập và hoạt động của tổ chức tương hỗ cung cấp bảo hiểm vi mô. - Điều kiện về tài chính để được cấp Giấy phép thành lập và hoạt động của doanh nghiệp bảo hiểm, doanh nghiệp tái bảo hiểm, chi nhánh nước ngoài tại Việt Nam - Điều kiện về vốn điều lệ tối thiểu |
68 |
|
18 |
Kinh doanh tái bảo hiểm |
|||
19 |
Môi giới bảo hiểm, hoạt động phụ trợ bảo hiểm |
- Điều kiện cấp giấy phép thành lập và hoạt động của doanh nghiệp môi giới bảo hiểm. - Điều kiện về nhân sự, vốn, tài chính của doanh nghiệp môi giới bảo hiểm. - Các điều kiện cung cấp dịch vụ bảo hiểm qua biên giới. - Điều kiện cung cấp dịch vụ phụ trợ bảo hiểm - Điều kiện cung cấp dịch vụ phụ trợ bảo hiểm qua biên giới |
46 |
|
20 |
Đại lý bảo hiểm |
Điều kiện hoạt động đại lý bảo hiểm |
05 |
|
Tổng số: 363 điều kiện |
Phụ lục II
DANH MỤC VĂN BẢN QPPL QUY ĐỊNH ĐIỀU KIỆN KINH DOANH
THUỘC LĨNH VỰC QUẢN LÝ CỦA BỘ TÀI CHÍNH
STT |
Tên văn bản QPPL quy định điều kiện kinh doanh thuộc lĩnh vực quản lý của Bộ Tài chính |
Ghi chú |
1. |
Luật Kế toán số 88/2015/QH13 |
|
2. |
Luật Kiểm toán độc lập số 67/2011/QH12 |
|
3. |
Luật Quản lý thuế số 38/2019/QH14 |
|
4. |
Luật Hải quan số 54/2014/QH13 |
|
5. |
Luật Chứng khoán số 54/2019/QH14 |
|
6. |
Luật Giá số 16/2023/QH15 |
|
7. |
Luật Kinh doanh bảo hiểm số 08/2022/QH15 |
|
8. |
Nghị định số 174/2016/NĐ-CP ngày 30/12/2016 của Chính phủ quy định chi tiết một số điều của Luật kế toán |
|
9. |
Nghị định số 151/2018/NĐ-CP ngày 07/11/2018 của Chính phủ sửa đổi, bổ sung một số Nghị định quy định về điều kiện đầu tư, kinh doanh thuộc phạm vi quản lý nhà nước của Bộ Tài chính |
|
10. |
Nghị định số 17/2012/NĐ-CP ngày 13/3/2012 của Chính phủ quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành một số điều của Luật kiểm toán độc lập |
|
11. |
Nghị định số 84/2016/NĐ-CP ngày 01/7/2016 của Chính phủ về tiêu chuẩn, điều kiện đối với kiểm toán viên hành nghề, tổ chức kiểm toán được chấp thuận kiểm toán cho đơn vị có lợi ích công chúng |
|
12. |
Nghị định 134/2020/NĐ-CP ngày 15/11/2020 của Chính phủ sửa đổi, bổ sung một số điều của Nghị định số 84/2016/NĐ-CP ngày 1/7/2016 của Chính phủ về tiều chuẩn, điều kiện đối với kiểm toán viên hành nghề, tổ chức kiểm toán được chấp thuận kiểm toán cho đơn vị có lợi ích công chúng |
|
13. |
Nghị định số 68/2016/NĐ-CP ngày 01/7/2016 của Chính phủ quy định về điều kiện kinh doanh hàng miễn thuế, kho bãi, địa điểm làm thủ tục hải quan, tập kết, kiểm tra, giám sát hải quan |
|
14. |
Nghị định số 67/2020/NĐ-CP ngày 15/6/2020 của Chính phủ sửa đổi, bổ sung một số điều của Nghị định số 68/2016/NĐ-CP ngày 01 tháng 7 năm 2016 của Chính phủ quy định về điều kiện kinh doanh hàng miễn thuế, kho bãi, địa điểm làm thủ tục hải quan, tập kết, kiểm tra, giám sát hải quan |
|
15. |
Nghị định số 155/2020/NĐ-CP ngày 31/12/2020 của Chính phủ quy định chi tiết thi hành một số điều của Luật Chứng khoán |
|
16. |
Nghị định số 158/2020/NĐ-CP ngày 31/12/2020 của Chính phủ về chứng khoán phái sinh và thị trường chứng khoán phái sinh |
|
17. |
Nghị định số 30/2007/NĐ-CP ngày 01/3/2007 của Chính phủ về kinh doanh xổ số |
|
18. |
Nghị định số 78/2012/NĐ-CP ngày 05/10/2012 của Chính phủ sửa đổi, bổ sung một số điều của Nghị định số 30/2007/NĐ-CP ngày 01 tháng 3 năm 2007 của Chính phủ về kinh doanh xổ số |
|
19. |
Nghị định số 121/2021/NĐ-CP ngày 27/12/2021 của Chính phủ về kinh doanh trò chơi điện tử có thưởng dành cho người nước ngoài |
|
20. |
Nghị định số 88/2014/NĐ-CP ngày 26/9/2014 của Chính phủ quy định về dịch vụ xếp hạng tín nhiệm |
|
21. |
Nghị định số 03/2017/NĐ-CP ngày 16/01/2017 của Chính phủ về kinh doanh casino |
|
22. |
Nghị định số 06/2017/NĐ-CP ngày 24/01/2017 của Chính phủ về kinh doanh đặt cược đua ngựa, đua chó và bóng đá quốc tế |
|
23. |
Nghị định số 88/2016/NĐ-CP ngày 01/7/2016 của Chính phủ về chương trình hưu trí bổ sung tự nguyện |
|
24. |
Nghị định số 21/2023/NĐ-CP ngày 05/5/2023 của Chính phủ quy định về bảo hiểm vi mô |
|
25. |
Nghị định số 46/2023/NĐ-CP ngày 01/7/2023 của Chính phủ quy định chi tiết thi hành một số điều của Luật Kinh doanh bảo hiểm. |
|
Tổng số: 25 văn bản |
Phụ lục III
DANH MỤC ĐIỀU KIỆN KINH DOANH THEO QUY ĐỊNH CỦA LUẬT ĐẦU TƯ
THUỘC LĨNH VỰC QUẢN LÝ CỦA BỘ TÀI CHÍNH
STT |
Ngành, nghề kinh doanh có điều kiện theo quy định của Luật Đầu tư |
Tên điều kiện kinh doanh |
Căn cứ áp dụng điều kiện kinh doanh |
|
1 |
Kinh doanh dịch vụ kế toán |
Điều kiện cấp giấy chứng nhận kinh doanh dịch vụ kế toán
|
1. Yêu cầu tài chính: Đối với Công ty TNHH: (1) 1.1. Tỷ lệ vốn góp của thành viên là tổ chức của công ty TNHH hai thành viên trở lên: Thành viên là tổ chức được góp tối đa 35% vốn điều lệ của công ty TNHH dịch vụ kế toán hai thành viên trở lên. Trường hợp có nhiều tổ chức góp vốn thì tổng tỷ lệ vốn góp của các tổ chức tối đa bằng 35% vốn điều lệ của công ty TNHH dịch vụ kế toán hai thành viên trở lên. (2) 1.2. Vốn góp của các kế toán viên hành nghề phải chiếm trên 50% vốn điều lệ của công ty. 2. Yêu cầu năng lực sản xuất: (3) Đáp ứng quy định về cấp phép kinh doanh 2.1. Đối với doanh nghiệp: Có giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp, giấy chứng nhận đăng ký đầu tư hoặc giấy tờ khác có giá trị tương đương theo quy định của pháp luật. 2.2. Đối với chi nhánh doanh nghiệp kinh doanh dịch vụ kế toán nước ngoài tại Việt Nam và doanh nghiệp kinh doanh dịch vụ kế toán nước ngoài cung cấp dịch vụ kế toán qua biên giới: Doanh nghiệp được phép cung cấp dịch vụ kế toán theo quy định của pháp luật của nước nơi doanh nghiệp kinh doanh dịch vụ kế toán nước ngoài đặt trụ sở chính. 3. Yêu cầu nhân lực: (4) 3.1. Có ít nhất hai thành viên hợp danh (nếu là công ty hợp danh)/hai thành viên góp vốn (nếu là công ty TNHH)/hai thành viên (nếu là công ty tư nhân hoặc chi nhánh doanh nghiệp kinh doanh dịch vụ kế toán nước ngoài tại Việt Nam) là kế toán viên hành nghề. (5) 3.2. Người đại diện theo pháp luật, giám đốc hoặc tổng giám đốc của công ty TNHH/công ty hợp danh/chi nhánh doanh nghiệp kinh doanh dịch vụ kế toán nước ngoài tại Việt Nam phải là kế toán viên hành nghề hoặc chủ doanh nghiệp tư nhân là kế toán viên hành nghề và đồng thời là giám đốc. (6) 3.3. Đối với công ty TNHH hai thành viên trở lên: Kế toán viên hành nghề không được đồng thời đăng ký hành nghề dịch vụ kế toán tại hai đơn vị kinh doanh dịch vụ kế toán trở lên trong cùng một thời gian. (7) 3.4. Giám đốc hoặc tổng giám đốc chi nhánh doanh nghiệp kinh doanh dịch vụ kế toán nước ngoài không được đồng thời giữ chức vụ quản lý, điều hành doanh nghiệp khác tại Việt Nam. (8) 3.5. Đối với với doanh nghiệp kinh doanh dịch vụ kế toán nước ngoài cung cấp dịch vụ kế toán qua biên giới: Có ít nhất 02 người được Bộ Tài chính Việt Nam cấp giấy chứng nhận đăng ký hành nghề dịch vụ kế toán, trong đó có người đại diện theo pháp luật của doanh nghiệp kinh doanh dịch vụ kế toán nước ngoài. 4. Yêu cầu tổ chức và quản lý: (9) Doanh nghiệp kinh doanh dịch vụ kế toán nước ngoài phải có văn bản gửi Bộ Tài chính bảo đảm chịu trách nhiệm về mọi nghĩa vụ và cam kết của chi nhánh tại Việt Nam. |
1. Khoản 1,2,3,4 Điều 60, khoản 1 Điều 65 Luật Kế toán số 88/2015/QH13. 2. Điều 26, 27, Điều 30 Nghị định số 174/2016/NĐ-CP ngày 30/12/2016 của Chính phủ. 3. Khoản 1 Điều 2 Nghị định số 151/2018/NĐ-CP ngày 07/11/2018 của Chính phủ. |
2 |
Kinh doanh dịch vụ kiểm toán |
Điều kiện cấp giấy chứng nhận đủ điều kiện kinh doanh dịch vụ kiểm toán
|
1. Yêu cầu tài chính: 1.1. Đối với công ty TNHH: (10) a. Bảo đảm vốn pháp định theo quy định của Chính phủ: Vốn pháp định là 5 tỷ đồng. Trong quá trình hoạt động, công ty TNHH phải luôn duy trì vốn chủ sở hữu trên bảng cân đối kế toán không thấp hơn mức vốn pháp định trên. (11) b. Phần vốn góp của thành viên là tổ chức không được vượt quá mức do Chính phủ quy định: Thành viên là tổ chức được góp tối đa 35% vốn điều lệ của công ty TNHH hai thành viên trở lên. Trường hợp có nhiều tổ chức góp vốn thì tổng số vốn góp của các tổ chức tối đa bằng 35% vốn điều lệ của công ty TNHH hai thành viên trở lên. (12) c. Vốn góp của các kiểm toán viên hành nghề phải chiếm trên 50% vốn điều lệ của công ty. 1.2. Đối với chi nhánh doanh nghiệp kiểm toán nước ngoài tại Việt Nam: Doanh nghiệp kiểm toán nước ngoài phải bảo đảm duy trì vốn không thấp hơn mức vốn pháp định theo quy định của Chính phủ như sau: (13) a. Có vốn chủ sở hữu trên bảng cân đối kế toán tại thời điểm kết thúc năm tài chính gần nhất với thời điểm đề nghị cấp giấy chứng nhận đủ điều kiện kinh doanh dịch vụ kiểm toán cho chi nhánh tối thiểu tương đương 500.000 (năm trăm nghìn) đô la Mỹ. (14) b. Vốn được cấp của chi nhánh doanh nghiệp kiểm toán nước ngoài tại Việt Nam không thấp hơn mức vốn pháp định đối với công ty TNHH quy định tại Điều 5 Nghị định số 17/2012/NĐ-CP (5 (năm) tỷ đồng Việt Nam). (15) c. Trong quá trình hoạt động, doanh nghiệp kiểm toán nước ngoài phải luôn duy trì vốn chủ sở hữu trên bảng cân đối kế toán và vốn được cấp của chi nhánh tại Việt Nam không thấp hơn mức vốn pháp định quy định tại khoản 1 Điều 8 Nghị định số 17/2012/NĐ-CP (tương đương 500.000 (năm trăm nghìn) đô la Mỹ). 1.3. Đối với doanh nghiệp kiểm toán nước ngoài được cung cấp dịch vụ kiểm toán qua biên giới: (16) a. Có vốn chủ sở hữu trên bảng cân đối kế toán tương đương 500.000 (năm trăm nghìn) đô la Mỹ vào cuối năm tài chính trước năm cung cấp dịch vụ kiểm toán qua biên giới tại Việt Nam. (17) b. Ký quỹ bắt buộc số tiền tương đương vốn pháp định là 5 (năm) tỷ đồng Việt Nam tại một ngân hàng thương mại hoạt động hợp pháp tại Việt Nam và có thư bảo lãnh thanh toán của ngân hàng này cam kết thanh toán trong trường hợp trách nhiệm của các hợp đồng kiểm toán cung cấp dịch vụ qua biên giới tại Việt Nam vượt quá mức ký quỹ bắt buộc. (18) 3.4. Đối với tổ chức kiểm toán được chấp thuận thực hiện kiểm toán cho đơn vị có lợi ích công chúng: Có vốn điều lệ hoặc vốn được cấp (đối với chi nhánh doanh nghiệp kiểm toán nước ngoài tại Việt Nam) từ 6 tỷ đồng trở lên và phải thường xuyên duy trì vốn chủ sở hữu trên bảng cân đối kế toán không thấp hơn 6 tỷ đồng. 2. Yêu cầu năng lực sản xuất: (19) 2.1. Đối với doanh nghiệp Việt Nam: Có giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh, giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp hoặc giấy chứng nhận đầu tư theo quy định của pháp luật. (20) 2.2. Đối với doanh nghiệp kiểm toán nước ngoài được cung cấp dịch vụ kiểm toán qua biên giới: Là doanh nghiệp kiểm toán có quốc tịch tại quốc gia thành viên của Tổ chức thương mại thế giới hoặc quốc gia có hiệp định với Việt Nam về việc cung cấp dịch vụ kiểm toán qua biên giới. (21) 2.3. Đối với chi nhánh doanh nghiệp kiểm toán nước ngoài tại Việt Nam và doanh nghiệp kiểm toán nước ngoài được cung cấp dịch vụ kiểm toán qua biên giới: Doanh nghiệp kiểm toán nước ngoài được phép cung cấp dịch vụ kiểm toán độc lập theo quy định của pháp luật của nước nơi doanh nghiệp kiểm toán nước ngoài đặt trụ sở chính. 3. Yêu cầu nhân lực: (22) 3.1. Điều kiện về số lượng kiểm toán viên hành nghề: a. Đối với doanh nghiệp Việt Nam và doanh nghiệp kiểm toán nước ngoài được cung cấp dịch vụ kiểm toán qua biên giới: Có ít nhất năm (05) kiểm toán viên hành nghề, trong đó tối thiểu phải có hai (02) thành viên góp vốn (đối với công ty TNHH), hoặc hai (02) thành viên hợp danh (đối với công ty hợp danh), hoặc có chủ doanh nghiệp tư nhân (đối với công ty tư nhân), hoặc người đại diện theo pháp luật (đối với doanh nghiệp kiểm toán nước ngoài được cung cấp dịch vụ kiểm toán qua biên giới). b. Đối với chi nhánh doanh nghiệp kiểm toán nước ngoài tại Việt Nam: Có ít nhất hai (02) kiểm toán viên hành nghề, trong đó có giám đốc hoặc tổng giám đốc chi nhánh. c. Đối với tổ chức kiểm toán được chấp thuận thực hiện kiểm toán cho đơn vị có lợi ích công chúng: từ 15 người trở lên (đối với tổ chức kiểm toán được chấp thuận thực hiện kiểm toán đơn vị có lợi ích công chúng thuộc lĩnh vực chứng khoán); từ 10 người trở lên (đối với tổ chức kiểm toán được chấp thuận thực hiện kiểm toán đơn vị có lợi ích công chúng khác). (23) 3.2. Người đại diện theo pháp luật, giám đốc hoặc tổng giám đốc của công ty TNHH/công ty hợp danh phải là kiểm toán viên hành nghề hoặc nếu là doanh nghiệp tư nhân thì chủ doanh nghiệp tư nhân đồng thời là giám đốc. (24) 3.3. Đối với công ty TNHH hai thành viên trở lên: Người đại diện của thành viên là tổ chức phải là kiểm toán viên hành nghề và không được tham gia góp vốn vào doanh nghiệp kiểm toán đó với tư cách cá nhân. (25) 3.4. Giám đốc hoặc tổng giám đốc chi nhánh doanh nghiệp kiểm toán nước ngoài không được giữ chức vụ quản lý, điều hành doanh nghiệp khác tại Việt Nam. 3.5. Đối với tổ chức kiểm toán được chấp thuận thực hiện kiểm toán cho đơn vị có lợi ích công chúng: Ngoài các tiêu chuẩn theo quy định của Luật Kiểm toán độc lập, kiểm toán viên hành nghề được chấp thuận phải có đủ các tiêu chuẩn quy định tại Điều 6 Nghị định số 84/2016/NĐ-CP của Chính phủ, cụ thể: (26) a. Có tên trong danh sách kiểm toán viên đủ điều kiện hành nghề kiểm toán trong kỳ chấp thuận được Bộ Tài chính công khai tại thời điểm nộp hồ sơ đăng ký thực hiện kiểm toán. (27) b. Có ít nhất 24 tháng thực tế hành nghề kiểm toán tại Việt Nam tính từ ngày được cơ quan có thẩm quyền xác nhận đủ điều kiện hành nghề kiểm toán đến ngày nộp hồ sơ đăng ký thực hiện kiểm toán. 4. Yêu cầu tổ chức và quản lý: (28) 4.1. Đối với chi nhánh doanh nghiệp kiểm toán nước ngoài tại Việt Nam: Doanh nghiệp kiểm toán nước ngoài phải có văn bản gửi Bộ Tài chính đảm bảo chịu trách nhiệm về mọi nghĩa vụ và cam kết của chi nhánh doanh nghiệp kiểm toán nước ngoài tại Việt Nam. 4.2. Đối với tổ chức kiểm toán được chấp thuận thực hiện kiểm toán cho đơn vị có lợi ích công chúng: (29) a. Có thời gian hoạt động kiểm toán tại Việt Nam tối thiểu là 24 tháng tính từ ngày được cơ quan có thẩm quyền xác nhận danh sách đăng ký hành nghề kiểm toán lần đầu hoặc từ ngày được cấp giấy chứng nhận đủ điều kiện kinh doanh dịch vụ kiểm toán lần đầu đến ngày nộp hồ sơ đăng ký thực hiện kiểm toán. (30) b. Đã phát hành báo cáo kiểm toán về báo cáo tài chính năm cho tối thiểu 250 đơn vị (đối với tổ chức kiểm toán được chấp thuận thực hiện kiểm toán đơn vị có lợi ích công chúng thuộc lĩnh vực chứng khoán) hoặc tối thiểu 200 đơn vị (tổ chức kiểm toán được chấp thuận thực hiện kiểm toán đơn vị có lợi ích công chúng khác) được kiểm toán tính từ ngày 01 tháng 10 năm trước đến ngày 30 tháng 9 năm nộp hồ sơ đăng ký. |
1. Khoản 1,2,3,4 Điều 21 Luật Kiểm toán độc lập số 67/2011/QH12. 2. Điều 5, Điều 6, Điều 8, khoản 1 Điều 11 Nghị định số 17/2012/NĐ-CP ngày 13/3/2012 của Chính phủ. 3. Khoản 1, khoản 2 Điều 5 Nghị định số 84/2016/NĐ-CP ngày 01/7/2016 của Chính phủ. 3. Điều 1; khoản 1, khoản 2 Điều 3 Nghị định số 151/2018/NĐ-CP ngày 07/11/2018 của Chính phủ. |
3 |
Kinh doanh dịch vụ làm thủ tục về thuế |
Điều kiện cấp giấy xác nhận đủ điều kiện kinh doanh dịch vụ làm thủ tục về thuế
|
(31) 1. Yêu cầu năng lực sản xuất: Là doanh nghiệp đã được thành lập theo quy định của pháp luật. (32) 2. Yêu cầu nhân lực: Có ít nhất 02 (hai) người được cấp chứng chỉ hành nghề dịch vụ làm thủ tục về thuế, làm việc toàn thời gian tại doanh nghiệp. |
1. Điều 102 Luật Quản lý thuế số 38/2019/QH14. |
4 |
Kinh doanh dịch vụ làm thủ tục hải quan (đại lý hải quan) |
Điều kiện là đại lý làm thủ tục hải quan
|
1. Yêu cầu năng lực sản xuất: (33) 1.1. Có giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh hoặc giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp có ngành, nghề kinh doanh dịch vụ giao nhận hàng hoá hoặc đại lý làm thủ tục hải quan. (34) 1.2. Có hạ tầng công nghệ thông tin đáp ứng điều kiện thực hiện khai hải quan điện tử và các điều kiện khác theo quy định. 2. Yêu cầu nhân lực: (35) Có nhân viên đại lý làm thủ tục hải quan. |
1. Khoản 1 Điều 20 Luật Hải quan số 54/2014/QH13. |
5 |
Kinh doanh hàng miễn thuế |
Điều kiện cấp giấy chứng nhận đủ điều kiện kinh doanh hàng miễn thuế
|
1. Yêu cầu bất động sản: (36) Vị trí đặt cửa hàng miễn thuế: trong khu vực cách ly của cửa khẩu đường bộ miễn thuế, ga đường sắt liên vận quốc tế, cảng biển loại 1; trong khu vực cách ly và khu vực hạn chế của cảng hàng không dân dụng quốc tế; trong nội địa; trên tàu bay thực hiện các chuyến bay quốc tế của hãng hàng không được thành lập và hoạt động theo pháp luật Việt Nam; kho chứa hàng miễn thuế đặt tại vị trí cùng với cửa hàng miễn thuế hoặc nằm trong khu vực cách ly, khu vực hạn chế hoặc khu vực cửa khẩu hoặc thuộc địa bàn hoạt động hải quan tại các khu vực ngoài cửa khẩu quy định tại Điều 8 Nghị định số 01/2015/NĐ-CP ngày 02/01/2015 và khoản 3 Điều 1 Nghị định số 12/2018/NĐ-CP ngày 23/01/2018 của Chính phủ. 2. Yêu cầu năng lực sản xuất: (37) 2.1. Có phần mềm đáp ứng yêu cầu quản lý lưu giữ, kết xuất dữ liệu trực tuyến cho cơ quan hải quan về tên hàng, chủng loại, số lượng, tình trạng của hàng hoá, thời điểm hàng hoá đưa vào, đưa ra, lưu giữ trong cửa hàng miễn thuế, kho chứa hàng miễn thuế chi tiết theo tờ khai hải quan và đối tượng mua hàng để quản lý theo Hệ thống quản lý, giám sát hàng hoá tự động. (38) 2.2. Có hệ thống camera đáp ứng kết nối trực tuyến với cơ quan hải quan quản lý. Hình ảnh quan sát được mọi vị trí của kho chứa hàng miễn thuế, cửa hàng miễn thuế, quầy nhận hàng trong khu cách lý vào tất cả các thời điểm trong ngày (24/24 giờ), dữ liệu về hình ảnh lưu giữ tối thiểu 06 tháng. |
1. Điều 4 Nghị định số 68/2016/NĐ-CP ngày 01/7/2016 của Chính phủ. 2. Khoản 2 Điều 1 Nghị định số 67/2020/NĐ-CP ngày 15/6/2020 của Chính phủ. |
6 |
Kinh doanh kho ngoại quan, địa điểm thu gom hàng lẻ |
Điều kiện công nhận kho ngoại quan, địa điểm thu gom hàng lẻ
|
1. Yêu cầu bất động sản: (39) 1.1. Vị trí: Khu vực đề nghị công nhận phải nằm trong các khu vực theo quy định tại khoản 1 Điều 62 Luật Hải quan gồm: Cảng biển, cảng hàng không dân dụng quốc tế, cảng xuất khẩu, nhập khẩu hàng hóa được thành lập trong nội địa, cửa khẩu đường bộ, ga đường sắt liên vận quốc tế; Khu công nghiệp, khu công nghệ cao, khu phi thuế quan và các khu vực khác theo quy định của pháp luật; hoặc đối với kho, bãi ngoại quan có thể nằm trong khu kinh tế cửa khẩu hoặc khu vực đã được cơ quan có thẩm quyền phê duyệt tại quy hoạch phát triển hệ thống trung tâm logistic. (40) 1.2. Diện tích: a. Đối với kho, bãi ngoại quan nằm trong khu vực cảng biển, cảng thuỷ nội địa, cảng cạn, cảng hàng không quốc tế hoặc khu vực ga đường sắt liên vận quốc tế phải có diện tích kho chứa hàng tối thiểu 1000 m2 . b. Kho ngoại quan chuyên dùng có diện tích khi chứa hàng tối thiểu 1000 m2 hoặc thể tích kho chứa hàng tối thiểu 1000 m3. c. Kho ngoại quan nằm trong khu công nghiệp phải có diện tích khu đất tối thiểu 4000 m2 (bao gồm kho, bãi và các công trình phụ trợ), trong đó kho chứa hàng phải có diện tích tối thiểu 1000 m2. d. Kho ngoại quan không thuộc trường hợp nêu trên phải có diện tích khu đất tối thiểu 5000 m2 (bao gồm kho, bãi và các công trình phụ trợ), trong đó kho chứa hàng phải có diện tích tối thiều 1000 m2. đ. Bãi ngoại quan phải có diện tích tối thiều 10.000 m2, không yêu cầu diện tích kho. e. Đối với địa điểm thu gom hàng lẻ phải có diện tích kho tối thiểu 1000 m2 không bao gồm bãi và các công trình phụ trợ. 2. Yêu cầu năng lực sản xuất: (41) 2.1. Có phần mềm đáp ứng yêu cầu quản lý lưu giữ, kết xuất dữ liệu trực tuyến cho cơ quan hải quan về tên hàng, chủng loại, số lượng, tình trạng của hàng hoá, thời điểm hàng hoá đưa vào, đưa ra, lưu giữ trong kho ngoại quan/địa điểm thu gom hàng lẻ chi tiết theo vận đơn và/hoặc tờ khai hải quan để quản lý theo Hệ thống quản lý, giám sát hàng hoá tự động. (42) 2.2. Có hệ thống camera đáp ứng kết nối trực tuyến với cơ quan hải quan quản lý. Hình ảnh quan sát được mọi vị trí của kho ngoại quan, bãi ngoại quan (bao gồm cổng, cửa và trong kho bãi, riêng kho ngoại quan chứa hàng đông lạnh không phải lắp đặt trong kho), đại điểm thu gom hàng lẻ vào tất cả các thời điểm trong ngày (24/24 giờ), dữ liệu về hình ảnh lưu giữ tối thiểu 06 tháng. (43) 2.3. Đối với kho, bãi ngoại quan: Được ngăn cách với khu vực xung quanh bằng tường rào, đáp ứng yêu cầu kiểm tra, giám sát của cơ quan hải quan, trừ kho nằm trong khu vực cửa khẩu, cảng đã có tường rào ngăn cách biệt lập với khu vực xung quanh. (44) 2.4. Đối với địa điểm thu gom hàng lẻ: Phải có hàng rào ngăn cách với khu vực xung quanh, đảm bảo điều kiện làm việc cho cơ quan hải quan như nơi làm việc, nơi kiểm tra hàng hoá, nơi lắp đặt trang thiết bị kiểm tra hải quan, kho chứa tang vật vi phạm theo quy định của Bộ Tài chính. |
1. Điều 10, Điều 19 Nghị định số 68/2016/NĐ-CP ngày 01/7/2016 của Chính phủ. 2. Khoản 6, khoản 9 Điều 1 Nghị định số 67/2020/NĐ-CP ngày 15/6/2020 của Chính phủ. |
7 |
Kinh doanh địa điểm làm thủ tục hải quan, tập kết, kiểm tra, giám sát hải quan |
Điều kiện công nhận địa điểm làm thủ tục hải quan tại cảng cạn; địa điểm tập kết, kiểm tra, giát sát hàng hoá xuất khẩu, nhập khẩu tập trung; địa điểm chuyển phát nhanh, hàng bưu chính
|
1. Yêu cầu bất động sản: (45) 1.1. Đáp ứng yêu cầu về diện tích: a. Đối với địa điểm làm thủ tục hải quan tại cảng cạn: - Địa điểm làm thủ tục hải quan tại cảng xuất khẩu, nhập khẩu hàng hoá được thành lập trong nội địa phải có diện tích khu đất tối thiểu 50.000 m2. - Địa điểm làm thủ tục hải quan tại cảng xuất khẩu, nhập khẩu hàng hoá được thành lập trong nội địa nằm trong khu công nghiệp phải có diện tích khu đất tối thiểu 20.000 m2. b. Đối với địa điểm tập kết, kiểm tra, giám sát hàng hoá xuất khẩu, nhập khẩu tập trung; địa điểm chuyển phát nhanh, hàng bưu chính: - Địa điểm tập kết, kiểm tra, giám sát hàng hoá xuất khẩu tập trung có diện tích tối thiểu 10.000 m2; - Địa điểm tập kết, kiểm tra, giám sát tập trung đối với hàng bưu chính, chuyển phát nhanh: Đối với địa điểm trong khu vực cửa khẩu đường bộ quốc tế, cửa khẩu ga đường sắt liên vận quốc tế có diện tích khu đất tối thiểu là 1.000 m2. - Đối với địa điểm trong khu vực được cơ quan có thẩm quyền phê duyệt quy hoạch phát triển hệ thống trung tâm logistics có diện tích khu đất tối thiểu là 5.000 m2. - Đối với địa điểm trong quy hoạch khu vực cảng hàng không quốc tế có từ 02 doanh nghiệp cung ứng dịch vụ bưu chính, kinh doanh dịch vụ chuyển phát nhanh hoạt động trở lên có diện tích khu đất tối thiểu là 5.000 m2. Trường hợp địa điểm nằm trong quy hoạch này chỉ có 01 doanh nghiệp cung ứng dịch vụ bưu chính, kinh doanh dịch vụ chuyển phát nhanh hoạt động thì diện tích khu đất tối thiểu là 2.000 m2. - Đối với các địa điểm chỉ có doanh nghiệp được chỉ định theo Luật Bưu chính hoạt động thì diện tích khu đất tối thiểu là 500 m2 và diện tích sàn sử dụng tối thiểu là 1.000 m2. - Địa điểm tập kết, kiểm tra, giám sát hàng hóa xuất khẩu, nhập khẩu ở khu vực biên giới tại cửa khẩu quốc tế, cửa khẩu chính có diện tích khu đất tối thiểu 5.000 m2. - Các địa điểm tập kết, kiểm tra, giám sát hàng hóa xuất khẩu, nhập khẩu ở khu vực biên giới nằm tại khu vực khác có diện tích khu đất tối thiểu 3.000 m2. (46) 1.2. Đáp ứng yêu cầu về vị trí: Áp dụng đối với địa điểm tập kết, kiểm tra, giám sát hàng hoá xuất khẩu, nhập khẩu tập trung; địa điểm chuyển phát nhanh, hàng bưu chính: a. Địa điểm tập kết, kiểm tra, giám sát hàng hoá xuất khẩu, nhập khẩu tập trung nằm trong các khu vực cửa khẩu hoặc khu công nghiệp hoặc khu công nghệ cao hoặc khu kinh tế cửa khẩu khu vực được cơ quan có thẩm quyền phê duyệt quy hoạch phát triển hệ thống trung tâm logistics. b. Địa điểm tập kết, kiểm tra giám sát tập trung đối với hàng bưu chính, chuyển phát nhanh, trừ địa điểm chỉ có doanh nghiệp được chỉ định theo Luật Bưu chính hoạt động, nằm trong quy hoạch khu vực cửa khẩu đường bộ quốc tế hoặc cửa khẩu ga đường sắt liên vận quốc tế hoặc khu vực được cơ quan có thẩm quyền phê duyệt quy hoạch phát triển hệ thống trung tâm logistics; c. Địa điểm tập kết, kiểm tra, giám sát hàng hoá xuất khẩu, nhập khẩu ở khu vực biên giới nằm trong khu kinh tế cửa khẩu hoặc khu vực cửa khẩu biên giới đất liền. Trường hợp nằm ngoài khu kinh tế cửa khẩu thì cách khu vực cửa khẩu không quá 10 km. 2. Yêu cầu năng lực sản xuất: (47) 2.1. Có phần mềm đáp ứng yêu cầu quản lý lưu giữ, kết xuất dữ liệu trực tuyến cho cơ quan hải quan về tên hàng, số lượng, tình trạng của hàng hoá, thời điểm hàng hoá đưa vào, đưa ra, lưu giữ trong địa điểm chi tiết theo vận đơn và/hoặc tờ khai hải quan để quản lý theo Hệ thống quản lý giám sát hàng hoá tự động. (48) 2.2. Có hệ thống camera đáp ứng kết nối trực tuyến với cơ quan hải quan quản lý. Hình ảnh quan sát được mọi vị trí của địa điểm làm thủ tục hải quan vào tất cả các thời điểm trong ngày (24/24 giờ), dữ liệu về hình ảnh lưu giữ tối thiểu 06 tháng. (49) 2.3. Đối với địa điểm tập kết, kiểm tra, giám sát hàng hóa xuất khẩu, nhập khẩu tập trung; địa điểm chuyển phát nhanh, hàng bưu chính: Địa điểm được ngăn cách với khu vực xung quanh bằng hệ thống tường rào, đáp ứng yêu cầu kiểm tra, giám sát của cơ quan hải quan, trừ địa điểm nằm trong khu vực cửa khẩu, cảng đã có tường rào ngăn cách biệt lập với khu vực xung quanh. |
1. Điều 31, Điều 36 Nghị định số 68/2016/NĐ-CP ngày 01/7/2016 của Chính phủ. 2. Khoản 15, khoản 18 Điều 1 Nghị định số 67/2020/NĐ-CP ngày 15/6/2020 của Chính phủ. |
Điều kiện công nhận kho hàng không kéo dài; xác nhận kho xăng dầu đủ điều kiện kiểm tra, giám sát hải quan; công nhận kho bảo thuế; công nhận kho, bãi, địa điểm trong khu vực cảng hàng biển, cảng thuỷ nội địa, cảng hàng không quốc tế, ga đường sắt liên vận quốc tế đủ điều kiện tập kết, kiểm tra, giám sát hải quan
|
1. Yêu cầu bất động sản: (50) 1.1. Đáp ứng yêu cầu về diện tích: a. Đối với kho hàng không kéo dài: - Kho hàng không kéo dài để lưu giữ hàng hóa xuất khẩu, nhập khẩu được vận chuyển bằng đường hàng không qua sân bay quốc tế Nội Bài và sân bay quốc tế Tân Sơn Nhất phải có diện tích khu đất tối thiểu 5.000 m2 (bao gồm kho, bãi và các công trình phụ trợ), trong đó kho chứa hàng phải có diện tích tối thiểu 2.000 m2. - Đối với các cảng hàng không quốc tế còn lại và cảng hàng không nội địa được phép khai thác chuyến bay quốc tế, kho hàng không kéo dài phải có diện tích khu đất tối thiểu 2.000 m2 (bao gồm kho, bãi và các công trình phụ trợ), trong đó kho chứa hàng phải có diện tích tối thiểu 1.000 m2. b. Đối với kho, bãi, địa điểm trong khu vực cảng biển, cảng thủy nội địa, cảng hàng không quốc tế, ga đường sắt liên vận quốc tế đủ điều kiện tập kết, kiểm tra, giám sát hải quan: - Kho, bãi, địa điểm tập kết, lưu giữ hàng hóa trong khu vực cảng biển, cảng thủy nội địa thuộc quyết định công bố mở, thành lập cảng biển, cảng thủy nội địa, diện tích công nhận được xác định theo đề nghị công nhận của doanh nghiệp; - Kho, bãi, địa điểm tập kết, lưu giữ hàng hóa nằm trong quy hoạch cảng hàng không quốc tế Nội Bài và Tân Sơn Nhất phải có diện tích khu đất tối thiểu 1.000 m2. Đối với các cảng hàng không quốc tế còn lại và cảng hàng không nội địa được phép khai thác chuyến bay quốc tế, kho, bãi, địa điểm tập kết, lưu giữ hàng hóa xuất khẩu, nhập khẩu đáp ứng điều kiện kiểm tra, giám sát hải quan phải có diện tích khu đất tối thiểu 500 m2; - Kho, bãi, địa điểm tập kết, lưu giữ hàng hóa nằm trong khu vực ga đường sắt liên vận quốc tế phải có diện tích khu đất tối thiểu 1.000 m2. (51) 1.2. Đáp ứng yêu cầu về vị trí: a. Đối với kho hàng không kéo dài được công nhận tại địa bàn nơi có các khu vực sau đây: Khu vực lân cận cảng hàng không dân dụng quốc tế; Khu công nghiệp, khu công nghệ cao, khu chế xuất; Khu vực đã được cơ quan có thẩm quyền phê duyệt tại quy hoạch phát triển hệ thống trung tâm logistics trên địa bàn cả nước. Các khu vực trên cách cảng hàng không dân dụng quốc tế không quá 50 km. b. Đối với kho bảo thuế: Nằm trong khu vực cơ sở sản xuất của doanh nghiệp, được ngăn cách với khu vực chứa nguyên liệu, vật tư không được bảo thuế. 2. Yêu cầu tài chính: (52) Áp dụng với kho bảo thuế: Doanh nghiệp sản xuất hàng hóa xuất khẩu có kim ngạch xuất khẩu từ 40 triệu USD trở lên. 3. Yêu cầu năng lực sản xuất: (53) 3.1. Có phần mềm đáp ứng yêu cầu để quản lý theo Hệ thống quản lý, giám sát hàng hóa tự động sau đây: a. Đối với kho hàng không kéo dài: phần mềm đáp ứng yêu cầu quản lý lưu giữ, kết xuất dữ liệu trực tuyến cho cơ quan hải quan về tên hàng, số lượng, tình trạng của hàng hóa, thời điểm hàng hóa đưa vào, đưa ra, lưu giữ trong kho hàng không kéo dài chi tiết theo vận đơn và/hoặc tờ khai hải quan. b. Đối với kho xăng dầu: Phần mềm đáp ứng yêu cầu quản lý lưu giữ, kết xuất dữ liệu trực tuyến cho cơ quan hải quan về tên hàng, chủng loại, nguồn gốc, số lượng, thời điểm hàng hóa đưa vào, đưa ra, lưu giữ tại các bồn bể trong kho xăng dầu chi tiết theo tờ khai hải quan. c. Đối với kho, bãi, địa điểm trong khu vực cảng biển, cảng thủy nội địa, cảng hàng không quốc tế, ga đường sắt liên vận quốc tế: Phần mềm đáp ứng yêu cầu quản lý lưu giữ, kết xuất dữ liệu trực tuyến cho cơ quan hải quan về tên hàng, số lượng, tình trạng của hàng hóa, thời điểm hàng hóa đưa vào, đưa ra, lưu giữ trong địa điểm chi tiết theo vận đơn và/hoặc tờ khai hải quan (54) 3.2. Có hệ thống camera đáp ứng kết nối trực tuyến với cơ quan hải quan, cụ thể: a. Đối với kho hàng không kéo dài và kho, bãi, địa điểm trong khu vực cảng biển, cảng thủy nội địa, cảng hàng không quốc tế, ga đường sắt liên vận quốc tế: Hình ảnh quan sát được mọi vị trí của kho vào tất cả thời điểm trong ngày (24/24 giờ), dữ liệu về hình ảnh lưu giữ tối thiểu 06 tháng. b. Đối với kho xăng dầu: Đảm bảo quan sát được vào tất cả các thời điểm trong ngày (24/24 giờ) toàn cảnh khu vực kho, giám sát được mọi hoạt động đưa hàng hóa và phương tiện vận tải vào, ra kho xăng dầu. Dữ liệu về hình ảnh camera lưu giữ tối thiểu 06 tháng. Đối với kho xăng dầu có đường ống bơm xăng dầu ngoài khơi không thể lắp đặt hệ thống camera tại khu vực phao neo đậu cách xa bờ, doanh nghiệp kinh doanh kho phải đảm bảo điều kiện làm việc để công chức hải quan giám sát trực tiếp. c. Đối với kho bảo thuế: Đáp ứng chuẩn trao đổi dữ liệu của cơ quan hải quan để giám sát hàng hóa ra, vào kho bảo thuế. (55) 3.3. Đối với kho hàng không kéo dài: Kho, bãi được ngăn cách với khu vực xung quanh bằng tường rào, có khu vực chứa hàng hóa xuất khẩu, nhập khẩu riêng biệt. (56) 3.4. Đối với kho xăng dầu: Có thiết bị đo mức bồn, bể tự động kết nối trực tuyến số lượng xăng dầu xuất, nhập, tồn kho với cơ quan hải quan. Đối với kho xăng dầu quân đội, chỉ kết nối trực tuyến với đơn vị quản lý do Bộ Quốc phòng quy định. (57) 3.5. Đối với kho bảo thuế: Có hệ thống sổ kế toán và ứng dụng công nghệ thông tin theo tiêu chuẩn của cơ quan quản lý nhà nước để theo dõi, quản lý hàng hóa nhập, xuất, lưu giữ, tồn trong kho. (58) 3.6. Đối với kho, bãi, địa điểm trong khu vực cảng biển, cảng thủy nội địa, cảng hàng không quốc tế, ga đường sắt liên vận quốc tế: Địa điểm được ngăn cách với khu vực xung quanh bằng hệ thống tường rào, đáp ứng yêu cầu kiểm tra, giám sát của cơ quan hải quan, trừ địa điểm nằm trong khu vực cửa khẩu, cảng đã có tường rào ngăn cách biệt lập với khu vực xung quanh. 4. Yêu cầu tổ chức và quản lý: Áp dụng đối với kho bảo thuế: (59) 4.1. Có hoạt động xuất khẩu ít nhất 02 năm liên tục trở lên mà không vi phạm pháp luật về hải quan và pháp luật thuế. (60) 4.2. Tuân thủ pháp luật kế toán, thống kê. (61) 4.3. Thực hiện thanh toán qua ngân hàng theo quy định của pháp luật. |
1. Điều 16, 21, 22, 25 Nghị định số 68/2016/NĐ-CP ngày 01/7/2016 của Chính phủ. 2. Điều 1 Nghị định số 67/2020/NĐ-CP ngày 15/6/2020 của Chính phủ. |
||
8 |
Kinh doanh dịch vụ thẩm định giá
|
Điều kiện cấp Giấy chứng nhận đủ điều kiện kinh doanh dịch vụ thẩm định giá
|
1. Yêu cầu tài chính: Đối với công ty TNHH hai thành viên trở lên và công ty cổ phần: (62) 1.1. Tổng phần vốn góp của các thành viên là tổ chức không quá 35% vốn điều lệ. (63) 1.2. Tổng số vốn góp của các thành viên hoặc cổ đông là người có thẻ thẩm định viên về giá đăng ký hành nghề thẩm định giá tại doanh nghiệp phải chiếm trên 50% vốn điều lệ của doanh nghiệp. Yêu cầu năng lực sản xuất: (64) Doanh nghiệp được thành lập, đăng ký ngành, nghề kinh doanh dịch vụ thẩm định giá theo quy định của pháp luật về doanh nghiệp. 2. Yêu cầu nhân lực: (65) 2.1. Có ít nhất 05 người có thẻ thẩm định viên về giá đủ các điều kiện đăng ký hành nghề thẩm định giá theo quy định tại khoản 1 Điều 45 của Luật Giá đăng ký hành nghề thẩm định giá tại doanh nghiệp. (66) 2.2. Người đại diện theo pháp luật, Giám đốc hoặc Tổng giám đốc của doanh nghiệp thẩm định giá phải đáp ứng đủ các điều kiện sau đây: a. Là người đại diện theo pháp luật, Giám đốc hoặc Tổng giám đốc được ghi trên Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp; b. Là thẩm định viên về giá tại doanh nghiệp đó; c. Có từ đủ 36 tháng là thẩm định viên về giá; d. Duy trì điều kiện quy định tại các điểm a, b, d và đ khoản 1, Điều 45 của Luật này; đ. Không thuộc các trường hợp đã giữ vị trí người đại diện theo pháp luật, Giám đốc hoặc Tổng giám đốc của doanh nghiệp thẩm định giá đã bị thu hồi giấy chứng nhận đủ điều kiện kinh doanh dịch vụ thẩm định giá trong thời gian 12 tháng đối với doanh nghiệp thẩm định giá đã bị thu hồi giấy chứng nhận đủ điều kiện kinh doanh dịch vụ thẩm định giá lần đầu và 60 tháng đối với doanh nghiệp thẩm định giá đã bị thu hồi giấy chứng nhận đủ điều kiện kinh doanh dịch vụ thẩm định giá từ lần thứ 02 trở lên tính thời thời điểm nộp hồ sơ cấp, cấp lại giấy chứng nhận đủ điều kiện kinh doanh dịch vụ thẩm định giá. (67) 2.3. Đối với doanh nghiệp tư nhân, công ty TNHH một thành viên, công ty hợp danh: Chủ sở hữu công ty TNHH một thành viên là cá nhân, các thành viên hợp danh công ty hợp danh phải là người có thẻ thẩm định viên về giá đăng ký hành nghề thẩm định giá tại doanh nghiệp; (68) 2.4. Đối với công ty TNHH hai thành viên trở lên, công ty cổ phần: phải có ít nhất 02 thành viên góp vốn hoặc 02 cổ đông phải là người có thẻ thẩm định viên về giá đăng ký hành nghề thẩm định giá tại doanh nghiệp. Trường hợp thành viên góp vốn hoặc cổ đông là tổ chức thì người đại diện theo uỷ quyền của tổ chức góp vốn phải là người có thẻ thẩm định viên về giá đăng ký hành nghề thẩm định giá tại doanh nghiệp. |
1. Điều 48, 49 và 51 Luật Giá số 16/2023/QH15
|
9 |
Kinh doanh xổ số
|
Điều kiện đối với doanh nghiệp kinh doanh xổ số
|
1. Yêu cầu tài chính: (69) Là công ty TNHH một thành viên, do Nhà nước sở hữu 100% vốn. |
1. Điều 23 Nghị định số 30/2007/NĐ-CP ngày 01/3/2007 của Chính phủ. |
Điều kiện đối với đại lý xổ số
|
1. Yêu cầu tài chính: (70) Có hình thức bảo đảm thanh toán theo quy định tại Điều 13 Nghị định số 30/2007/NĐ-CP để bảo đảm nghĩa vụ thanh toán đối với doanh nghiệp kinh doanh xổ số gồm: Cầm cố tài sản; thế chấp tài sản; đặt cọc; ký quỹ; bảo lãnh. 2. Yêu cầu nhân lực: (71) 2.1. Là công dân Việt Nam thường trú tại Việt Nam; nếu là tổ chức phải là tổ chức kinh tế được thành lập và hoạt động hợp pháp tại Việt Nam. (72) 2.2. Cán bộ, nhân viên làm việc tại doanh nghiệp kinh doanh xổ số; vợ hoặc chồng, cha, cha nuôi, mẹ, mẹ nuôi, con, con nuôi, anh, chị, em ruột, anh, chị, em nuôi của Chủ tịch, Tổng Giám đốc, Giám đốc, Phó Tổng giám đốc, Phó Giám đốc, Kế toán trưởng và cấp trưởng, cấp phó các phòng, ban nghiệp vụ của doanh nghiệp kinh doanh xổ số không được làm đại lý xổ số. |
1. Điều 12, 13 Nghị định số 30/NĐ-CP ngày 01/3/2007 của Chính phủ; 2. Khoản 6 Điều 1 Nghị định số 78/2012/NĐ-CP ngày 05/10/2012 của Chính phủ; 3. Điều 4, Điều 5 Nghị định số 151/2018/NĐ-CP ngày 07/11/2018 của Chính phủ. |
||
10 |
Kinh doanh trò chơi điện tử có thưởng dành cho người nước ngoài
|
Điều kiện cấp Giấy chứng nhận đủ điều kiện kinh doanh trò chơi điện tử có thưởng dành cho người nước ngoài
|
1. Yêu cầu tài chính: (73) Có vốn điều lệ tối thiểu là 500 tỷ đồng và năm tài chính liền kề trước năm doanh nghiệp nộp hồ sơ đề nghị cấp Giấy chứng nhận đủ điều kiện kinh doanh, doanh nghiệp kinh doanh có lãi; 2. Yêu cầu năng lực sản xuất: (74) Doanh nghiệp đã đăng ký kinh doanh ngành, nghề kinh doanh trò chơi điện tử có thưởng theo quy định của Luật Đầu tư, Luật Doanh nghiệp và đáp ứng đủ điều kiện quy định pháp luật; (75) 2.1. Doanh nghiệp có cơ sở lưu trú du lịch đã được xếp hạng 5 sao do cơ quan quản lý nhà nước có thẩm quyền xếp hạng theo quy định của Luật Du lịch và các văn bản hướng dẫn; 2.2. Có khu vực để bố trí Điểm kinh doanh đáp ứng đủ các điều kiện: (76) a. Được bố trí cách ly ra khỏi các khu vực tổ chức hoạt động kinh doanh khác của doanh nghiệp và có cửa ra, vào riêng; (77) b. Có các thiết bị điện tử và hệ thống camera để theo dõi, giám sát thường xuyên toàn bộ hoạt động trong Điểm kinh doanh (24/24h). Các hình ảnh phải được lưu trữ đầy đủ trong thời hạn tối thiểu 180 ngày kể từ ngày ghi hình và đảm bảo hình ảnh rõ nét tại các vị trí sau: khu vực cửa ra, vào Điểm kinh doanh; khu vực bố trí các máy trò chơi điện tử có thưởng; khu vực thu ngân, kho quỹ kiểm đếm tiền mặt, đồng tiền quy ước và lưu giữ thiết bị đựng tiền mặt, đồng tiền quy ước. (78) c. Tuân thủ điều kiện về an ninh, trật tự theo quy định của pháp luật về an ninh, trật tự đối với một số ngành, nghề đầu tư kinh doanh có điều kiện. (79) d. Có niêm yết đầy đủ nội quy ra, vào bằng tiếng Việt, tiếng Anh và tiếng nước ngoài khác (nếu có) ở vị trí dễ nhận biết tại cửa ra, vào Điểm kinh doanh. (80) 2.3. Có phương án kinh doanh trò chơi điện tử có thưởng đảm bảo duy trì an ninh, trật tự, an toàn xã hội theo quy định của pháp luật. 3. Yêu cầu nhân lực: (81) Có người quản lý, điều hành Điểm kinh doanh đáp ứng điều kiện, tiêu chuẩn: a) Có trình độ đào tạo tối thiểu từ đại học trở lên; b) Có tối thiểu 03 năm kinh nghiệm trong việc quản lý, điều hành hoạt động kinh doanh trò chơi điện tử có thưởng. |
1. Điều 5, Điều 19, Điều 20 Nghị định số 121/2021/NĐ-CP ngày 27/12/2021 của Chính phủ. |
11 |
Kinh doanh dịch vụ xếp hạng tín nhiệm
|
Điều kiện kinh doanh dịch vụ xếp hạng tín nhiệm
|
1. Yêu cầu tài chính: (82) 1.1. Có vốn điều lệ thực góp tối thiểu bằng mức vốn pháp định quy định tại Điều 11 Nghị định số 88/2014/NĐ-CP, cụ thể: Mức vốn pháp định của doanh nghiệp xếp hạng tín nhiệm đối với hoạt động xếp hạng tín nhiệm là mười lăm (15) tỷ đồng (chưa bao gồm mức vốn pháp định của các lĩnh vực kinh doanh khác mà doanh nghiệp xếp hạng tín nhiệm được phép kinh doanh theo quy định của pháp luật). (83) 1.2. Cổ đông hoặc thành viên góp vốn đáp ứng điều kiện quy định tại Điều 10 Nghị định số 88/2014/NĐ-CP, cụ thể: Tổ chức, cá nhân đã góp vốn sở hữu trên 5% vốn điều lệ thực góp của một (01) doanh nghiệp xếp hạng tín nhiệm thì không được góp vốn thành lập hoặc mua, nắm giữ cổ phiếu hoặc phần vốn góp của một (01) doanh nghiệp xếp hạng tín nhiệm khác và không được sử dụng vốn ngân sách nhà nước để tham gia góp vốn thành lập doanh nghiệp xếp hạng tín nhiệm. 2. Yêu cầu năng lực sản xuất: (84) 2.1. Có các quy trình nghiệp vụ đáp ứng theo quy định tại Điều 31 Nghị định số 88/2014/NĐ-CP ngày 26/9/2014 của Chính phủ, cụ thể bao gồm: a. Quy trình làm việc của chuyên viên phân tích; b. Quy chế hoạt động của Hội đồng xếp hạng tín nhiệm; c. Phương pháp xếp hạng tín nhiệm theo quy định; d. Quy trình xây dựng, đánh giá và cập nhật phương pháp xếp hạng tín nhiệm; đ. Bộ quy tắc chuẩn mực đạo đức. (85) 2.2. Có phương án kinh doanh phù hợp với quy định và bao gồm các nội dung cơ bản sau: Dự kiến doanh thu và chi phí hoạt động; Dự kiến các nguồn dữ liệu sử dụng. (86) 2.3. Có trang thông tin điện tử của doanh nghiệp. 3. Yêu cầu nhân lực: 3.1. Có Tổng giám đốc hoặc Giám đốc đáp ứng được tiêu chuẩn và điều kiện quy định tại Điều 19 Nghị định số 88/2014/NĐ-CP, cụ thể: (87) a. Có trình độ từ đại học trở lên thuộc chuyên ngành kinh tế, tài chính, ngân hàng, kế toán, kiểm toán, thống kê hoặc quản trị kinh doanh. (88) b. Có ít nhất mười (10) năm làm việc trực tiếp trong lĩnh vực: kinh tế, tài chính, ngân hàng, kế toán, kiểm toán, thống kê hoặc quản trị kinh doanh. (89) c. Cư trú hợp pháp tại Việt Nam trong thời gian đương nhiệm. 3.2. Có tối thiểu năm (05) người lao động đáp ứng được tiêu chuẩn và điều kiện của thành viên Hội đồng xếp hạng tín nhiệm quy định tại Điều 20 Nghị định số 88/2014/NĐ-CP, cụ thể: (90) a. Không là cán bộ, công chức, viên chức theo quy định tại Luật Cán bộ, công chức và Luật Viên chức. (91) b. Có trình độ từ đại học trở lên thuộc chuyên ngành kinh tế, tài chính, ngân hàng, kế toán, kiểm toán, thống kê, quản trị kinh doanh hoặc chuyên ngành thuộc lĩnh vực kinh doanh của tổ chức được xếp hạng tín nhiệm. (92) c. Có ít nhất bảy (07) năm làm việc trực tiếp trong lĩnh vực: kinh tế, tài chính, ngân hàng, kế toán, kiểm toán, thống kê, quản trị kinh doanh hoặc chuyên ngành thuộc lĩnh vực kinh doanh của tổ chức được xếp hạng tín nhiệm. 3.3. Có tối thiểu mười (10) người lao động đáp ứng được tiêu chuẩn và điều kiện chuyên viên phân tích quy định tại Điều 21 Nghị định số 88/2014/NĐ-CP, cụ thể: (93) a. Không là cán bộ, công chức, viên chức theo quy định tại Luật Cán bộ, công chức và Luật Viên chức; (94) b. Có trình độ từ đại học trở lên thuộc chuyên ngành kinh tế, tài chính, ngân hàng, kế toán, kiểm toán, thống kê, quản trị kinh doanh hoặc chuyên ngành thuộc lĩnh vực kinh doanh của tổ chức được xếp hạng tín nhiệm; (95) c. Có ít nhất ba (03) năm làm việc trực tiếp trong lĩnh vực: kinh tế, tài chính, ngân hàng, kế toán, kiểm toán, thống kê, quản trị kinh doanh hoặc chuyên ngành thuộc lĩnh vực kinh doanh của tổ chức được xếp hạng tín nhiệm. |
1. Điều 32, 34 Nghị định số 88/2014/NĐ-CP ngày 26/9/2014 của Chính phủ. 2. Điều 7 Nghị định số 151/2018/NĐ-CP ngày 07/11/2018 của Chính phủ
|
12 |
Kinh doanh ca-si-nô (casino)
|
Điều kiện cấp giấy chứng nhận đăng ký đầu tư dự án khu dịch vụ, du lịch và vui chơi giải trí tổng hợp có casino
|
1. Yêu cầu tài chính: (96) Vốn đầu tư tối thiểu của dự án là 02 tỷ đô la Mỹ. 2. Yêu cầu năng lực sản xuất: (97) 2.1. Đã được cấp có thẩm quyền chấp thuận về chủ trương cho phép triển khai dự án có casino. (98) 2.2. Hoạt động kinh doanh casino chỉ được cấp Giấy chứng nhận đăng ký đầu tư kèm theo dự án khu dịch vụ, du lịch và vui chơi giải trí tổng hợp với các hạng mục đầu tư tối thiểu như: Khách sạn, khu dịch vụ, du lịch, thương mại, vui chơi giải trí, trung tâm tổ chức hội nghị. (99) 2.3. Có phương án và biện pháp mang tính khả thi, phù hợp với điều kiện của Việt Nam nhằm kiểm soát, hạn chế các tác động tiêu cực của hoạt động kinh doanh casino. |
1. Điều 23 Nghị định số 03/2017/NĐ-CP ngày 16/01/2017 của Chính phủ. |
Điều kiện cấp Giấy chứng nhận đủ điều kiện kinh doanh casino
|
1. Yêu cầu tài chính: (100) Doanh nghiệp đã hoàn thành việc giải ngân vốn đầu tư tối thiểu là 50% tổng vốn đầu tư của dự án đã đăng ký tại Giấy chứng nhận đăng ký đầu tư hoặc quyết định chủ trương đầu tư. 2. Yêu cầu năng lực sản xuất: (101) 2.1. Được cơ quan quản lý nhà nước có thẩm quyền cấp Giấy chứng nhận đăng ký đầu tư hoặc quyết định chủ trương đầu tư, trong đó có hoạt động kinh doanh casino. 2.2. Có khu vực để bố trí điểm kinh doanh casino đáp ứng đủ các điều kiện quy định tại khoản 2 Điều 5 Nghị định số 03/2017/NĐ-CP, cụ thể: (102) a. Có cửa ra, vào riêng. (103) b. Có các thiết bị điện tử và hệ thống camera để theo dõi, giám sát thường xuyên toàn bộ hoạt động trong Điểm kinh doanh casino (24/24 giờ), trong đó phải đảm bảo theo dõi được các vị trí cơ bản sau: Cửa ra, vào Điểm kinh doanh casino, khu vực bố trí các máy trò chơi, bàn trò chơi, khu vực thu ngân, khu vực kho quỹ kiểm đếm tiền mặt, đồng tiền quy ước và lưu giữ thiết bị đựng tiền mặt, đồng tiền quy ước. Hình ảnh theo dõi qua các thiết bị điện tử và hệ thống camera tại các vị trí cơ bản phải được lưu trữ trong thời gian tối thiểu là 06 tháng, kể từ ngày ghi hình. Trong trường hợp cần thiết, thời gian lưu trữ có thể kéo dài hơn theo yêu cầu của cơ quan quản lý nhà nước có thẩm quyền. (104) c. Có lực lượng bảo vệ, có đủ trang thiết bị bảo vệ, phòng, chống cháy nổ, lối thoát hiểm, bảo đảm an ninh, an toàn theo quy định của pháp luật có liên quan. (105) d. Có niêm yết đầy đủ nội quy ra, vào bằng tiếng Việt, tiếng Anh và tiếng nước ngoài khác (nếu có) ở vị trí dễ nhận biết tại cửa ra, vào Điểm kinh doanh casino. (106) 2.3. Có phương án hoạt động kinh doanh theo quy định tại khoản 6 Điều 25 Nghị định số 03/2017/NĐ-CP ngày 16/01/2017 của Chính phủ (bao gồm các nội dung: Thông tin về doanh nghiệp, thông tin về tình hình thực hiện dự án đầu tư, thời hạn đề nghị được phép kinh doanh casino, dự kiến về số lượng máy trò chơi, bàn trò chơi, loại hình trò chơi có thưởng kinh doanh, đánh giá hiệu quả kinh doanh, dự kiến nhu cầu thu, chi ngoại tệ, giải pháp đảm bảo an ninh, trật tự và an toàn xã hội đối với điểm kinh doanh casino và kế hoạch triển khai thực hiện). 3. Yêu cầu nhân lực: (107) Có người quản lý, điều hành điểm kinh doanh casino có trình độ đào tạo tối thiểu từ đại học trở lên, có tối thiểu 01 năm kinh nghiệm trong việc quản lý hoạt động kinh doanh casino. |
1. Điều 5, Điều 24, Điều 25 Nghị định số 03/2017/NĐ-CP ngày 16/01/2017 của Chính phủ; 2. Điều 8 Nghị định số 151/2018/NĐ-CP ngày 07/11/2018 của Chính phủ. |
||
13 |
Kinh doanh đặt cược
|
Điều kiện cấp giấy chứng nhận đăng ký đầu tư dự án đầu tư trường đua ngựa, đua chó, trong đó có hoạt động kinh doanh đặt cược đua ngựa, đặt cược đua chó
|
Ngoài các điều kiện theo quy định của pháp luật về đầu tư, dự án đầu tư trường đua ngựa, đua chó, trong đó có hoạt động kinh doanh đặt cược đua ngựa, đặt cược đua chó phải đáp ứng các điều kiện sau: 1. Yêu cầu tài chính: (108) Vốn đầu tư tối thiểu là 1.000 tỷ đồng (một nghìn tỷ đồng) đối với hoạt động kinh doanh đặt cược đua ngựa và tối thiểu là 300 tỷ đồng (ba trăm tỷ đồng) đối với hoạt động kinh doanh đặt cược đua chó. 2. Yêu cầu năng lực sản xuất: (109) 2.1. Địa điểm đầu tư xây dựng trường đua ngựa, đua chó phải phù hợp với quy hoạch phát triển kinh tế - xã hội của địa phương nơi xây dựng trường đua ngựa, đua chó. (110) 2.2. Phương án tổ chức hoạt động kinh doanh đặt cược đua ngựa, đặt cược đua chó phù hợp quy định của pháp luật. (111) 2.3. Phương án đầu tư hệ thống công nghệ, thiết bị kỹ thuật, phần mềm kinh doanh vận hành chính xác, an toàn, ổn định. 3. Yêu cầu tổ chức và quản lý: (112) 3.1. Cam kết về việc hỗ trợ cộng đồng. (113) 3.2. Doanh nghiệp kinh doanh đặt cược đua ngựa, đua chó phải được tổ chức theo mô hình công ty TNHH hoặc công ty cổ phẩn. |
1. Điều 30 Nghị định số 06/2017/NĐ-CP ngày 24/01/2017 của Chính phủ; 2. Điều 9 Nghị định số 151/2018/NĐ-CP ngày 07/11/2018 của Chính phủ. |
Điều kiện cấp giấy chứng nhận đủ điều kiện kinh doanh đặt cược đua ngựa, đặt cược đua chó
|
1. Yêu cầu năng lực sản xuất: (114) 1.1. Đã trang bị đầy đủ hệ thống công nghệ, thiết bị kỹ thuật, phần mềm kinh doanh để tổ chức hoạt động đua ngựa, đua chó và kinh doanh đặt cược đua ngựa, đặt cược đua chó theo quy định tại Nghị định này. (115) 1.2. Có phương án kinh doanh đặt cược đua ngựa, đặt cược đua chó khả thi, phương thức phân phối vé đặt cược, địa bàn phát hành vé đặt cược phù hợp quy định (bao gồm các nội dung chủ yếu sau: Mục tiêu, loại hình sản phẩm, phương thức phân phối vé đặt cược, địa bàn phát hành vé đặt cược, tần suất tổ chức đặt cược, đánh giá hiệu quả kinh doanh (doanh thu, chi phí, lợi nhuận và các khoản nộp ngân sách nhà nước), đánh giá tác động môi trường, giải pháp đảm bảo an ninh, trật tự, an toàn xã hội, kế hoạch triển khai thực hiện và thời hạn kinh doanh). 2. Yêu cầu tổ chức và quản lý: (116) Đã hoàn thành việc đầu tư xây dựng trường đua ngựa, đua chó theo quy định tại Giấy chứng nhận đăng ký đầu tư hoặc văn bản quyết định chủ trương đầu tư. |
1. Điều 31 Nghị định số 06/2017/NĐ-CP ngày 24/01/2017 của Chính phủ. |
||
Điều kiện để doanh nghiệp tổ chức thí điểm kinh doanh đặt cược bóng đá quốc tế
|
1. Yêu cầu tài chính: (117) Vốn điều lệ tối thiểu 1.000 tỷ đồng (một nghìn tỷ đồng) hoặc tương đương. 2. Yêu cầu năng lực sản xuất: (118) 2.1. Phương án đầu tư hệ thống công nghệ, thiết bị kỹ thuật, phần mềm kinh doanh vận hành chính xác, an toàn, ổn định. (119) 2.2. Phương án kinh doanh đặt cược bóng đá quốc tế khả thi, phương thức phân phối vé đặt cược, địa bàn phát hành vé đặt cược phù hợp quy định (bao gồm các nội dung chủ yếu sau: Mục tiêu, loại hình sản phẩm, phương thức phân phối vé đặt cược, địa bàn phát hành vé đặt cược, tần suất tổ chức đặt cược, đánh giá hiệu quả kinh doanh (doanh thu, chi phí, lợi nhuận và các khoản nộp ngân sách nhà nước), đánh giá tác động môi trường, giải pháp đảm bảo an ninh, trật tự, an toàn xã hội, kế hoạch triển khai thực hiện và thời hạn kinh doanh). 3. Yêu cầu tổ chức và quản lý: (120) Cam kết về việc hỗ trợ cộng đồng. |
1. Điều 38 Nghị định số 06/2017/NĐ-CP ngày 24/01/2017 của Chính phủ; 2. Điều 9 Nghị định số 151/2018/NĐ-CP ngày 07/11/2018 của Chính phủ.
|
||
Điều kiện cấp Giấy chứng nhận đủ điều kiện kinh doanh đặt cược bóng đá quốc tế
|
1. Yêu cầu năng lực sản xuất: (121) 1.1. Là doanh nghiệp được lựa chọn thí điểm kinh doanh đặt cược bóng đá quốc tế. (122) 1.2. Doanh nghiệp phải chuẩn bị sẵn sàng về cơ sở vật chất và kỹ thuật phục vụ cho quá trình kinh doanh, trong đó hệ thống công nghệ, thiết bị kỹ thuật, phần mềm kinh doanh bảo đảm hiện đại, đồng bộ, có thể dễ dàng nâng cấp, vận hành chính xác, an toàn, ổn định. |
1. Điều 39 Nghị định số 06/2017/NĐ-CP ngày 24/01/2017 của Chính phủ.
|
||
14 |
Kinh doanh dịch vụ quản lý quỹ hưu trí tự nguyện
|
Điều kiện kinh doanh dịch vụ quản lý quỹ hưu trí tự nguyện
|
1. Yêu cầu tài chính: (123) Đối với công ty quản lý quỹ: phải có tổng giá trị tài sản quản lý tối thiểu là 1.000 tỷ đồng. 2. Yêu cầu năng lực sản xuất: (124) 2.1. Là doanh nghiệp thành lập hợp pháp tại Việt Nam được phép hoạt động trong các lĩnh vực: Bảo hiểm nhân thọ, quản lý quỹ theo quy định của pháp luật chuyên ngành. Trong đó: a. Đối với doanh nghiệp bảo hiểm nhân thọ phải đủ điều kiện triển khai sản phẩm bảo hiểm hưu trí theo quy định của pháp luật về kinh doanh bảo hiểm hưu trí. b. Đối với công ty quản lý quỹ phải có ít nhất 05 năm kinh nghiệm trong lĩnh vực quản lý quỹ; đang hoạt động quản lý quỹ mở hoặc quỹ trái phiếu. (125) 2.2. Có dự thảo Điều lệ quỹ đối với mỗi quỹ hưu trí dự kiến thành lập đáp ứng điều kiện quy định tại Điều 14 Nghị định số 88/2016/NĐ-CP (gồm các nội dung cơ bản và được trình bày rõ ràng, dễ hiểu và công bố trên trang thông tin điện tử của doanh nghiệp quản lý quỹ hưu trí). (126) 2.3. Có hợp đồng nguyên tắc ký kết với các tổ chức lưu ký tài sản quỹ hưu trí và ngân hàng giám sát hoạt động quản lý quỹ hưu trí và quản trị tài khoản hưu trí cá nhân. (127) 2.4. Có phương án kinh doanh dịch vụ quản lý quỹ hưu trí gồm những nội dung cơ bản sau: a. Kế hoạch và chiến lược hoạt động quản lý quỹ hưu trí trong 05 năm tiếp theo; b. Phương án về cơ sở hạ tầng công nghệ thông tin để quản lý từng tài khoản hưu trí cá nhân đảm bảo thực hiện các hoạt động đóng góp, đầu tư, thanh toán chi phí, thuế, tiền phạt và chi trả các đối tượng liên quan; c. Có mẫu hợp đồng khung về tham gia quỹ hưu trí đáp ứng điều kiện quy định tại Điều 19 Nghị định số 88/2016/NĐ-CP gồm các nội dung sau: - Tên, Mục tiêu và chính sách đầu tư của các quỹ hưu trí; - Quyền và trách nhiệm của người tham gia quỹ, người sử dụng lao động và doanh nghiệp quản lý quỹ hưu trí; - Quy trình đăng ký thay đổi thông tin đóng góp, lựa chọn quỹ hưu trí và doanh nghiệp quản lý quỹ hưu trí; - Quy trình đăng ký chi trả từ tài Khoản hưu trí cá nhân; - Điều Khoản về bảo mật thông tin tài Khoản hưu trí cá nhân; - Nguyên tắc phân bổ chi phí hoạt động của quỹ hưu trí cho từng tài Khoản hưu trí cá nhân; - Quy trình và Điều kiện ngừng và tạm ngừng tham gia quỹ hưu trí. (128) 2.5. Có quy trình quản trị rủi ro, hệ thống kiểm soát nội bộ. 3. Yêu cầu nhân lực: (129) Có tối thiểu 05 người lao động có ít nhất 05 năm làm việc trực tiếp trong lĩnh vực quản lý quỹ hưu trí, quản lý quỹ đầu tư chứng khoán hoặc quản lý quỹ chủ hợp đồng bảo hiểm. Trong đó phải có tối thiểu 03 nhân viên nghiệp vụ có chứng chỉ hành nghề quản lý quỹ do Ủy ban chứng khoán Nhà nước cấp hoặc là thành viên của Hiệp hội các nhà phân tích tài chính (CFA). 4. Yêu cầu tổ chức và quản lý: (130) Không phải là tổ chức nằm trong diện đang được tái cơ cấu theo quyết định của cơ quan nhà nước có thẩm quyền. |
1. Điều 34 Nghị định số 88/2016/NĐ-CP ngày 01/7/2016 của Chính phủ; 2. Điều 10 Nghị định số 151/2018/NĐ-CP ngày 07/11/2018 của Chính phủ. |
15 |
Kinh doanh chứng khoán |
Điều kiện cấp giấy phép thành lập và hoạt động kinh doanh của công ty chứng khoán; công ty quản lý quỹ đầu tư chứng khoán; chi nhánh công ty chứng khoán và công ty quản lý quỹ nước ngoài tại Việt Nam
|
1. Yêu cầu tài chính: (131) 1.1. Việc góp vốn điều lệ vào công ty chứng khoán/công ty quản lý quỹ đầu tư chứng khoán; vốn cấp cho chi nhánh công ty chứng khoán/công ty quản lý quỹ nước ngoài tại Việt Nam phải bằng Đồng Việt Nam. (132) 1.2. Vốn điều lệ tối thiểu cho các nghiệp vụ kinh doanh chứng khoán tại Việt Nam cụ thể như sau: a. Môi giới chứng khoán: 25 tỷ đồng; b. Tự doanh chứng khoán: 50 tỷ đồng; c. Bảo lãnh phát hành chứng khoán: 165 tỷ đồng; d. Tư vấn đầu tư chứng khoán: 10 tỷ đồng. Trường hợp tổ chức đề nghị cấp phép cho nhiều nghiệp vụ kinh doanh, vốn điều lệ tối thiểu là tổng số vốn tương ứng với từng nghiệp vụ đề nghị cấp phép. (133) 1.3. Vốn tối thiểu cấp cho chi nhánh công ty chứng khoán nước ngoài tại Việt Nam là 10 tỷ đồng. (134) 1.4. Vốn điều lệ tối thiểu của công ty quản lý quỹ, vốn tối thiểu cấp cho chi nhánh công ty quản lý quỹ nước ngoài tại Việt Nam là 25 tỷ đồng. 1.5. Đối với công ty chứng khoán và công ty quản lý quỹ đầu tư chứng khoán, công ty chứng khoán: đáp ứng về điều kiện về cổ đông, thành viên góp vốn sau: (135) a. Cổ đông, thành viên góp vốn là cá nhân không thuộc các trường hợp không được quyền thành lập và quản lý doanh nghiệp tại Việt Nam theo quy định của Luật Doanh nghiệp. b. Đối với cổ đông, thành viên góp vốn là tổ chức: (136) - Phải có tư cách pháp nhân và đang hoạt động hợp pháp. (137) - Hoạt động kinh doanh có lãi trong 02 năm liền trước năm đề nghị cấp giấy phép. (138) - Báo cáo tài chính năm gần nhất phải được kiểm toán với ý kiến chấp nhận toàn phần. (139) c. Cổ đông, thành viên góp vốn sở hữu từ 10% trở lên vốn điều lệ của 01 công ty chứng khoán/công ty quản lý quỹ đầu tư chứng khoán và người có liên quan của cổ đông, thành viên góp vốn đó (nếu có) không sở hữu trên 5% vốn điều lệ của 01 công ty chứng khoán/công ty quản lý quỹ đầu tư chứng khoán khác. (140) d. Cổ đông, thành viên góp vốn là nhà đầu tư nước ngoài và người có liên quan chỉ được sở hữu đến 49% vốn điều lệ của công ty chứng khoán/công ty quản lý quỹ đầu tư chứng khoán (trừ trường hợp nhà đầu tư nước ngoài là tổ chức đáp ứng điều kiện về thời gian hoạt động, ký kết thoả thuận hợp tác quốc tế và hoạt động kinh doanh có lãi có thể sở hữu đến 100%). (141) 1.5. Đối với công ty quản lý quỹ nước ngoài được thành lập chi nhánh tại Việt Nam: Không phải là cổ đông, thành viên góp vốn hoặc cùng với người có liên quan sở hữu trực tiếp hoặc gián tiếp thông qua uỷ quyền, uỷ thác đầu tư sở hữu trên 5% vốn điều lệ của 01 công ty quản lý quỹ đầu tư chứng khoán tại Việt Nam. 1.6. Đáp ứng điều kiện về cơ cấu cổ đông, thành viên góp vốn, cụ thể như sau: (142) a. Có tối thiểu 02 cổ đông sáng lập, thành viên góp vốn là tổ chức. Trường hợp công ty chứng khoán/công ty quản lý quỹ đầu tư chứng khoán được tổ chức dưới hình thức công ty trách nhiệm hữu hạn một thành viên, chủ sở hữu phải là doanh nghiệp bảo hiểm hoặc ngân hàng thương mại hoặc công ty chứng khoán (đối với công ty quản lý quỹ đầu tư chứng khoán) hoặc tổ chức nước ngoài theo quy định. (143) b. Tổng tỷ lệ vốn góp của các tổ chức tối thiểu là 65% vốn điều lệ, trong đó các tổ chức là doanh nghiệp bảo hiểm, ngân hàng thương mại, công ty chứng khoán (đối với công ty quản lý quỹ đầu tư chứng khoán) sở hữu tối thiểu là 30% vốn điều lệ. 2. Yêu cầu năng lực sản xuất: (144) 2.1. Có trụ sở làm việc bảo đảm cho hoạt động kinh doanh chứng khoán. (145) 2.2. Có đủ cơ sở vật chất, kỹ thuật, trang bị, thiết bị văn phòng, hệ thống công nghệ phù hợp với quy trình nghiệp vụ về hoạt động kinh doanh chứng khoán. 3. Yêu cầu nhân lực: (146) 3.1. Điều kiện về số lượng, chứng chỉ: a. Đối với công ty chứng khoán và chi nhánh công ty chứng khoán nước ngoài tại Việt Nam: Có Tổng giám đốc (Giám đốc), tối thiểu 03 nhân viên có chứng chỉ hành nghề chứng khoán phù hợp cho mỗi nghiệp vụ kinh doanh chứng khoán đề nghị cấp phép và tối thiểu 01 nhân viên kiểm soát tuân thủ. b. Đối với công ty quản lý quỹ đầu tư chứng khoán; chi nhánh công ty quản lý quỹ đầu tư chứng khoán nước ngoài tại Việt Nam: Có Tổng giám đốc (Giám đốc), tối thiểu 05 nhân viên có chứng chỉ hành nghề quản lý quỹ và tối thiểu 01 nhân viên kiểm soát tuân thủ. 3.2. Tổng giám đốc (Giám đốc) phải đáp ứng các tiêu chuẩn sau đây: (147) a. Không thuộc trường hợp đang bị truy cứu trách nhiệm hình sự hoặc chấp hành án phạt tù hoặc bị cấm hành nghề chứng khoán theo quy định của pháp luật. (148) b. Đáp ứng điều kiện về kinh nghiệm làm việc tại bộ phận nghiệp vụ của các tổ chức trong lĩnh vực tài chính, chứng khoán, ngân hàng, bảo hiểm hoặc tại bộ phận tài chính, kế toán, đầu tư trong các doanh nghiệp khác, cụ thể như sau: - Đối với Công ty chứng khoán; chi nhánh công ty chứng khoán nước ngoài tại Việt Nam: Có tối thiểu 02 năm kinh nghiệm. - Đối với công ty quản lý quỹ đầu tư chứng khoán; chi nhánh công ty quản lý quỹ đầu tư chứng khoán nước ngoài tại Việt Nam: Có tối thiểu 04 năm kinh nghiệm. (149) c. Đáp ứng điều kiện về chứng chỉ: - Đối với Công ty chứng khoán; chi nhánh công ty chứng khoán nước ngoài tại Việt Nam: Có chứng chỉ hành nghề phân tích tài chính hoặc chứng chỉ hành nghề quản lý quỹ. - Đối với công ty quản lý quỹ đầu tư chứng khoán; chi nhánh công ty quản lý quỹ đầu tư chứng khoán nước ngoài tại Việt Nam: Có chứng chỉ hành nghề quản lý quỹ hoặc chứng chỉ tương đương theo quy định của Chính phủ. (150) d. Không bị xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực chứng khoán và thị trường chứng khoán trong thời hạn 06 tháng gần nhất tính đến thời điểm nộp hồ sơ. (151) đ. Trường hợp có Phó Tổng giám đốc (Phó Giám đốc) phụ trách nghiệp vụ thì phải đáp ứng các tiêu chuẩn quy định tại các điểm a, b và d khoản này và có chứng chỉ hành nghề chứng khoán phù hợp với nghiệp vụ phụ trách. 3. Yêu cầu tổ chức và quản lý: (152) Có dự thảo Điều lệ không trái với quy định của Luật Chứng khoán và Luật Doanh nghiệp (153) 3.1. Đối với chi nhánh công ty chứng khoán nước ngoài tại Việt Nam: Chưa thành lập, tham gia góp vốn vào công ty chứng khoán tại Việt Nam do công ty chứng khoán nước ngoài sở hữu trên 49% vốn điều lệ. (154) 3.2. Đối với chi nhánh công ty chứng khoán nước ngoài tại Việt Nam và cổ đông, thành viên góp vốn để sở hữu đến 100% của công ty chứng khoán/công ty quản lý quỹ đầu tư chứng khoán là nhà đầu tư nước ngoài: (155) a. Được cấp phép và có thời gian hoạt động liên tục trong lĩnh vực ngân hàng, chứng khoán, bảo hiểm trong thời hạn 02 năm liền trước năm tham gia góp vốn thành lập, mua cổ phần, phần vốn góp. Đối với công ty chứng khoán/công ty quản lý quỹ nước ngoài được thành lập chi nhánh tại Việt Nam và cổ đông, thành viên góp vốn để sở hữu đến 100% của công ty chứng khoán/công ty quản lý quỹ đầu tư chứng khoán là nhà đầu tư nước ngoài: (156) b. Cơ quan cấp phép của nước nguyên xứ và Ủy ban Chứng khoán Nhà nước đã ký kết thỏa thuận hợp tác song phương hoặc đa phương về trao đổi thông tin, hợp tác quản lý, thanh tra, giám sát hoạt động về chứng khoán và thị trường chứng khoán. (157) c. Hoạt động kinh doanh có lãi trong 02 năm liền trước năm tham gia góp vốn thành lập, mua cổ phần, phần vốn góp và báo cáo tài chính năm gần nhất phải được kiểm toán với ý kiến chấp nhận toàn phần. 3.3. Đối với công ty quản lý quỹ nước ngoài được thành lập chi nhánh tại Việt Nam: (158) a. Được cơ quan quản lý, giám sát trong lĩnh vực chứng khoán ở nước nguyên xứ cấp phép hoạt động quản lý quỹ đại chúng và được chấp thuận thành lập chi nhánh tại Việt Nam. (159) c. Thời gian hoạt động còn lại (nếu có) tối thiểu là 05 năm. |
1. Điều 74, Điều 75, Điều 76, Điều 77, Điều 80 Luật Chứng khoán 54/2019/QH14; 2. Điều 175 Nghị định số 155/2020/NĐ-CP ngày 31/12/2020 của Chính phủ. |
Điều kiện cấp giấy chứng nhận đủ điều kiện kinh doanh chứng khoán phái sinh đối với công ty chứng khoán và công ty quản lý quỹ đầu tư chứng khoán
|
1. Yêu cầu tài chính (160) 1.1. Có tỷ lệ vốn khả dụng đạt tối thiểu 220% liên tục trong 12 tháng gần nhất; thực hiện trích lập đầy đủ các khoản dự phòng theo quy định của pháp luật. (161) 1.2. Không có lỗ trong hai năm gần nhất. (162) 1.3. Đáp ứng các điều kiện về vốn như sau: a. Đối với công ty chứng khoán: - Đối với hoạt động môi giới chứng khoán phái sinh: có vốn điều lệ, có vốn chủ sở hữu tối thiểu từ 800 tỷ đồng trở lên. - Đối với hoạt động tự doanh chứng khoán phái sinh: có vốn điều lệ, có vốn chủ sở hữu tối thiểu từ 600 tỷ đồng trở lên. - Đối với hoạt động tư vấn đầu tư chứng khoán phái sinh: có vốn điều lệ, có vốn chủ sở hữu tối thiểu từ 250 tỷ đồng trở lên. - Trường hợp đăng ký kinh doanh cả hoạt động môi giới chứng khoán phái sinh, tự doanh chứng khoán phái sinh và tư vấn đầu tư chứng khoán phái sinh, công ty chứng khoán phải có vốn điều lệ, có vốn chủ sở hữu tối thiểu từ 800 tỷ đồng trở lên. b. Đối với công ty quản lý quỹ đầu tư chứng khoán: Có vốn điều lệ, có vốn chủ sở hữu tối thiểu từ 25 tỷ đồng trở lên. 2. Yêu cầu nhân lực: Áp dụng đối với công ty chứng khoán và công ty quản lý quỹ: (163) Giám đốc (Tổng Giám đốc), Phó Giám đốc (Phó Tổng Giám đốc) phụ trách nghiệp vụ và tối thiểu 05 nhân viên cho hoạt động tư vấn đầu tư chứng khoán phái sinh có chứng chỉ hành nghề chứng khoán và chứng chỉ chuyên môn về chứng khoán phái sinh và thị trường chứng khoán phái sinh. 3. Yêu cầu tổ chức và quản lý: Áp dụng đối với công ty chứng khoán: (164) 3.1. Được cấp phép đầy đủ nghiệp vụ kinh doanh chứng khoán. (165) 3.2. Đáp ứng yêu cầu về kiểm soát nội bộ, quản trị rủi ro cho hoạt động kinh doanh chứng khoán theo quy định của pháp luật về hoạt động của công ty chứng khoán. Áp dụng đối với công ty chứng khoán và công ty quản lý quỹ: (166) 3.3. Ý kiến của tổ chức kiểm toán được chấp thuận tại báo cáo tài chính của năm tài chính gần nhất đã được kiểm toán và báo cáo tài chính bán niên gần nhất đã được soát xét (trường hợp đề nghị cấp Giấy chứng nhận đủ điều kiện kinh doanh chứng khoán phái sinh sau ngày 30 tháng 6) phải là chấp nhận toàn phần. (167) 3.4 Không đang trong quá trình tổ chức lại, giải thể, phá sản; không đang trong tình trạng đình chỉ hoạt động, tạm ngừng hoạt động theo quyết định của cơ quan có thẩm quyền. |
1. Điều 4 Nghị định số 158/2020/NĐ-CP ngày 31/12/2020 của Chính phủ. |
||
Điều kiện đăng ký hoạt động của văn phòng đại diện công ty chứng khoán, công ty quản lý quỹ nước ngoài tại Việt Nam
|
1. Yêu cầu tổ chức và quản lý: (168) 1.1. Được cấp phép và đang hoạt động hợp pháp tại nước nguyên xứ. (169) 1.2. Cơ quan cấp phép của nước nguyên xứ và Uỷ ban Chứng khoán nhà nước đã ký kết thoả thuận hợp tác song phương hoặc đa phương về trao đổi thông tin, hợp tác quản lý, thanh tra, giám sát hoạt động về chứng khoán và thị trường chứng khoán hoặc công ty chứng khoán, công ty quản lý quỹ nước ngoài đang quản lý các quỹ đầu tư tại Việt Nam. (170) 1.3. Thời gian hoạt động còn lại (nếu có) tối thiểu là 01 năm. |
1. Điều 78 Luật Chứng khoán 54/2019/QH14. |
||
Điều kiện thành lập, bổ sung nghiệp vụ chi nhánh trong nước của công ty chứng khoán, công ty quản lý quỹ đầu tư chứng khoán; thành lập phòng giao dịch trong nước của công ty chứng khoán, văn phòng đại diện trong nước của công ty chứng khoán, công ty quản lý quỹ đầu tư chứng khoán; thành lập chi nhánh, công ty con, văn phòng đại diện tại nước ngoài của công ty chứng khoán, công ty quản lý quỹ đầu tư chứng khoán
|
1. Yêu cầu tài chính: Áp dụng đối với thành lập chi nhánh, công ty con, văn phòng đại diện tại nước ngoài của công ty chứng khoán, công ty quản lý quỹ đầu tư chứng khoán, cụ thể: (171) 1.1. Đảm bảo các quy định về an toàn tài chính sau khi trừ đi vốn cấp cho chi nhánh, công ty con, chi phí thành lập văn phòng đại diện ở nước ngoài. (172) 1.2. Đảm bảo duy trì vốn chủ sở hữu sau khi trừ đi vốn cấp cho chi nhánh, công ty con, chi phí thành lập văn phòng đại diện tại nước ngoài phải lớn hơn vốn điều lệ tối thiểu theo quy định. 2. Yêu cầu năng lực sản xuất (173) 2.1. Duy trì điều kiện cấp phép kinh doanh hiện tại cho trụ sở chính và các chi nhánh, phòng giao dịch hiện tại (nếu có). (174) 2.2. Đáp ứng điều kiện về trụ sở và trang thiết bị: a. Đối với thành lập, bổ sung nghiệp vụ chi nhánh trong nước của công ty chứng khoán/chi nhánh công ty quản lý quỹ đầu tư chứng khoán: Có trụ sở và trang thiết bị phục vụ hoạt động kinh doanh chứng khoán/hoạt động kinh doanh chứng khoán được ủy quyền tại chi nhánh. b. Đối với thành lập phòng giao dịch trong nước của công ty chứng khoán: Có trụ sở và trang thiết bị cho hoạt động của phòng giao dịch nằm trong phạm vi địa bàn tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương nơi công ty chứng khoán đặt trụ sở chính hoặc chi nhánh. c. Đối với thành lập văn phòng đại diện trong nước của công ty chứng khoán/công ty quản lý quỹ đầu tư chứng khoán: Có trụ sở cho hoạt động của văn phòng đại diện. 3. Yêu cầu nhân lực: (175) 3.1. Điều kiện về số lượng: a. Đối với chi nhánh trong nước của công ty chứng khoán/công ty quản lý quỹ đầu tư chứng khoán: Có tối thiểu 02 nhân viên có chứng chỉ hành nghề chứng khoán phù hợp với mỗi nghiệp vụ kinh doanh của chi nhánh. b. Đối với phòng giao dịch trong nước của công ty chứng khoán: Có tối thiểu 02 người hành nghề chứng khoán làm việc tại phòng giao dịch dự kiến thành lập. 3.2. Điều kiện đối với giám đốc chi nhánh trong nước của công ty chứng khoán/công ty quản lý quỹ đầu tư chứng khoán: (176) a. Không thuộc trường hợp đang bị truy cứu trách nhiệm hình sự hoặc chấp hành án phạt tù hoặc bị cấm hành nghề chứng khoán theo quy định của pháp luật. (177) b. Không bị xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực chứng khoán và thị trường chứng khoán trong thời hạn 06 tháng gần nhất tính đến thời điểm nộp hồ sơ. (178) c. Điều kiện về chứng chỉ: - Đối với chi nhánh trong nước của công ty chứng khoán: Có chứng chỉ hành nghề chứng khoán phù hợp với nghiệp vụ kinh doanh chứng khoán của chi nhánh. - Đối với chi nhánh trong nước của công ty quản lý quỹ đầu tư chứng khoán có chứng chỉ hành nghề quản lý quỹ hoặc chứng chỉ tương đương theo quy định của Chính phủ. 4. Yêu cầu tổ chức và quản lý: (179) 4.1 Đối với thành lập chi nhánh, công ty con, văn phòng đại diện tại nước ngoài của công ty chứng khoán, công ty quản lý quỹ đầu tư chứng khoán: Có phương án thành lập chi nhánh, công ty con, văn phòng đại diện ở nước ngoài được Đại hội đồng cổ đông, Hội đồng thành viên hoặc chủ sở hữu công ty chấp thuận. (180) 4.2. Không trong tình trạng bị cảnh báo, kiểm soát, kiểm soát đặc biệt, đình chỉ hoạt động theo quy định pháp luật. (181) 4.3. Không bị xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực chứng khoán và thị trường chứng khoán trong 06 tháng tính đến thời điểm Ủy ban Chứng khoán Nhà nước nhận được hồ sơ. (182) 4.4. Đối với thành lập phòng giao dịch trong nước của công ty chứng khoán: Hoạt động phòng giao dịch chỉ bao gồm hoạt động hỗ trợ các nghiệp vụ môi giới chứng khoán, tư vấn đầu tư chứng khoán và lưu ký chứng khoán cho trụ sở chính hoặc chi nhánh nơi phòng giao dịch phụ thuộc. |
1. Điều 74, Điều 75 Luật Chứng khoán 54/2019/QH14; 2. Điều 190, Điều 191, Điều 192, Điều 195 Nghị định 155/2020/NĐ-CP ngày 31/12/2020 của Chính phủ. |
||
Điều kiện cung cấp dịch vụ cho khách hàng vay tiền mua chứng khoán để thực hiện giao dịch ký quỹ, ứng trước tiền bán chứng khoán; điều kiện cung cấp dịch vụ cho vay chứng khoán, dịch vụ giao dịch trong ngày; điều kiện được phối hợp với các tổ chức tín dụng cung cấp dịch vụ cho khách hàng vay tiền mua chứng khoán, ứng trước tiền bán chứng khoán
|
1. Yêu cầu tài chính: Áp dụng với cung cấp dịch vụ cho khách hàng vay tiền mua chứng khoán để thực hiện giao dịch ký quỹ, ứng trước tiền bán chứng khoán; cung cấp dịch vụ cho vay chứng khoán, dịch vụ giao dịch trong ngày: (183) 1.1. Tỷ lệ tổng nợ trên vốn chủ sở hữu đảm bảo quy định của Bộ Tài chính, vốn chủ sở hữu không thấp hơn mức vốn điều lệ tối thiểu theo quy định. (184) 1.2. Đáp ứng điều kiện về tỷ lệ vốn khả dụng liên tục trong 06 tháng gần nhất tính đến thời điểm công ty chứng khoán nộp hồ sơ đăng ký cung cấp dịch vụ cho khách hàng vay tiền mua chứng khoán: a. Đối với cung cấp dịch vụ cho khách hàng vay tiền mua chứng khoán để thực hiện giao dịch ký quỹ, ứng trước tiền bán chứng khoán: Đạt tối thiểu 180% . b. Đối với cung cấp dịch vụ cho vay chứng khoán, dịch vụ giao dịch trong ngày: Đạt tối thiều 220% . 2. Yêu cầu năng lực sản xuất: 2.1. Đối với việc cung cấp dịch vụ cho khách hàng vay tiền mua chứng khoán để thực hiện giao dịch ký quỹ, ứng trước tiền bán chứng khoán; cung cấp dịch vụ cho vay chứng khoán, dịch vụ giao dịch trong ngày: (185) a. Có hệ thống giao dịch phục vụ hoạt động cho khách hàng vay tiền mua chứng khoán, giám sát tài khoản vay tiền mua chứng khoán/cho vay chứng khoán, giám sát tài khoản vay tiền mua chứng khoán/tài khoản vay chứng khoán. (186) b. Có hệ thống để quản lý tiền gửi giao dịch chứng khoán tách biệt tới từng nhà đầu tư tại ngân hàng. (187) c. Có quy trình nghiệp vụ và quy trình quản lý rủi ro, kiểm soát hoạt động cho khách hàng vay tiền mua chứng khoán/cho vay chứng khoán. 3. Yêu cầu tổ chức và quản lý: (188) 3.1. Được cấp phép thực hiện nghiệp vụ môi giới chứng khoán. (189) 3.2. Được Hội đồng quản trị hoặc Hội đồng thành viên hoặc chủ sở hữu công ty chứng khoán thông qua. (190) 3.3. Đáp ứng điều kiện về hoạt động: a. Đối với việc cung cấp dịch vụ cho khách hàng vay tiền mua chứng khoán để thực hiện giao dịch ký quỹ, ứng trước tiền bán chứng khoán; cung cấp dịch vụ cho vay chứng khoán, dịch vụ giao dịch trong ngày: Không đang trong tình trạng cảnh báo, kiểm soát, kiểm soát đặc biệt, đình chỉ hoạt động, tạm ngừng hoạt động, hợp nhất, sáp nhập, giải thể, phá sản. b. Đối với việc phối hợp với các tổ chức tín dụng cung cấp dịch vụ cho khách hàng vay tiền mua chứng khoán, ứng trước tiền bán chứng khoán: Không đang trong tình trạng đình chỉ hoạt động, tạm ngừng hoạt động, hợp nhất, sáp nhập, giải thể, phá sản. (191) 3.4. Đối với việc phối hợp với các tổ chức tín dụng cung cấp dịch vụ cho khách hàng vay tiền mua chứng khoán, ứng trước tiền bán chứng khoán: Có hợp đồng nguyên tắc với tổ chức tín dụng được thành lập và hoạt động tại Việt Nam trong việc cung cấp dịch vụ cho khách hàng vay tiền mua chứng khoán, ứng trước tiền bán chứng khoán, trong đó nêu rõ trách nhiệm các bên, tỷ lệ cho vay, loại chứng khoán làm tài sản bảo đảm theo quy định của pháp luật. |
1. Điều 198, Điều 199, Điều 200 Nghị định số 155/2020/NĐ-CP ngày 31/12/2020 của Chính phủ.
|
||
Điều kiện cung cấp dịch vụ giao dịch chứng khoán trực tuyến của công ty chứng khoán
|
1. Yêu cầu năng lực sản xuất: (192) Có nhân sự vận hành hệ thống, có hệ thống giao dịch, giải pháp kỹ thuật đảm bảo an toàn hệ thống, hệ thống lưu trữ dữ liệu dự phòng và khắc phục sự cố theo hướng dẫn của Bộ Tài chính. 2. Yêu cầu tổ chức và quản lý: (193) 2.1. Là thành viên của Sở giao dịch chứng khoán. (194) 2.2. Được Hội đồng quản trị hoặc Hội đồng thành viên hoặc chủ sở hữu công ty chứng khoán thông qua việc thực hiện cung cấp dịch vụ giao dịch trực tuyến. (195) 2.3. Không đang trong tình trạng đình chỉ hoạt động, tạm ngừng hoạt động, hợp nhất, sáp nhập, giải thể, phá sản. (196) 2.4. Trực tiếp cung cấp dịch vụ giao dịch chứng khoán trực tuyến cho nhà đầu tư. |
1. Điều 200, Điều 201 Nghị định số 155/2020/NĐ-CP ngày 31/12/2020 của Chính phủ. |
||
Điều kiện đăng ký hoạt động đại lý phân phối chứng chỉ quỹ đại chúng
|
1. Yêu cầu năng lực sản xuất: (197) Có cơ sở vật chất, kỹ thuật đảm bảo hoạt động phân phối chứng chỉ quỹ. 2. Yêu cầu nhân lực: (198) Tại mỗi địa điểm có tối thiểu 02 nhân viên có chứng chỉ hành nghề chứng khoán; hoặc là người có chứng chỉ hành nghề chứng khoán hợp pháp ở nước ngoài và đã có chứng chỉ pháp luật về chứng khoán và thị trường chứng khoán của Việt Nam; hoặc có các chứng chỉ chuyên môn về chứng khoán bao gồm chứng chỉ: những vấn đề cơ bản về chứng khoán và thị trường chứng khoán, pháp luật về chứng khoán và thị trường chứng khoán, phân tích và đầu tư chứng khoán, môi giới chứng khoán và tư vấn đầu tư chứng khoán. 3. Yêu cầu về tổ chức và quản lý (199) 3.1. Là tổ chức có ít nhất 01 địa điểm kinh doanh được lựa chọn là địa điểm phân phối chứng chỉ quỹ. Việc phân phối chứng chỉ quỹ chỉ được thực hiện tại các địa điểm đã đăng ký. (200) 3.2. Có quy trình nghiệp vụ phân phối chứng chỉ quỹ và bộ quy tắc đạo đức nghề nghiệp áp dụng đối với nhân viên phân phối chứng chỉ quỹ. |
1. Điều 219 Nghị định số 155/2020/NĐ-CP ngày 31/12/2020 của Chính phủ. |
||
Điều kiện hoạt động công ty đầu tư chứng khoán
|
1. Yêu cầu tài chính (201) 1.1. Vốn điều lệ thực góp tối thiểu là 50 tỷ đồng. Công ty đầu tư chứng khoán đại chúng phải ủy thác vốn cho một công ty quản lý quỹ đầu tư chứng khoán quản lý. Công ty đầu tư chứng khoán riêng lẻ được tự quản lý vốn đầu tư hoặc ủy thác vốn cho một công ty quản lý quỹ đầu tư chứng khoán quản lý. (202) 1.2. Toàn bộ tài sản công ty đầu tư chứng khoán đại chúng phải được lưu ký tại ngân hàng giám sát. (203) 1.3. Đáp ứng điều kiện về cổ đông: a. Công ty đầu tư chứng khoán đại chúng có tối thiểu 100 cổ đông không phải là nhà đầu tư chứng khoán chuyên nghiệp; b. Công ty đầu tư chứng khoán riêng lẻ có tối đa 99 cổ đông. Trong đó, cổ đông là tổ chức phải góp tối thiểu là 03 tỷ đồng và cổ đông là cá nhân phải góp tối thiểu 01 tỷ đồng. Trường hợp tự quản lý, cổ đông trong nước phải là tổ chức do cơ quan quản lý chuyên ngành về chứng khoán, ngân hàng, bảo hiểm cấp phép thành lập hoặc là thành viên Hội đồng quản trị, Tổng giám đốc (Giám đốc), Phó Tổng giám đốc (Phó giám đốc) của công ty dự kiến thành lập. 1.4. Điều kiện góp vốn bằng tài sản: Cổ đông được góp vốn bằng các loại chứng khoán đang niêm yết, đăng ký giao dịch tại Sở giao dịch chứng khoán theo quy định tại Điều lệ công ty đầu tư chứng khoán riêng lẻ và phải bảo đảm: (204) a. Chứng khoán dự kiến góp phải theo mục tiêu đầu tư, chính sách đầu tư của công ty; không bị hạn chế chuyển nhượng, bị đình chỉ, tạm ngừng giao dịch, hủy bỏ niêm yết; không đang bị cầm cố, thế chấp, ký quỹ, bị phong tỏa hoặc là tài sản bảo đảm trong các giao dịch tài sản bảo đảm khác theo quy định của pháp luật. (205) b. Việc góp vốn bằng chứng khoán phải được sự chấp thuận của tất cả các cổ đông và chỉ được coi là đã hoàn tất sau khi quyền sở hữu hợp pháp đối với chứng khoán góp vốn đã chuyển sang công ty đầu tư chứng khoán riêng lẻ. (206) c. Giá chứng khoán góp vốn do ngân hàng lưu ký xác định trên cơ sở giá cuối ngày tại ngày hoàn tất thủ tục chuyển quyền sở hữu tại Tổng công ty lưu ký và bù trừ chứng khoán Việt Nam và theo Điều lệ công ty đầu tư chứng khoán riêng lẻ. 2. Yêu cầu năng lực sản xuất: (207) Có trụ sở làm việc cho hoạt động đầu tư chứng khoán. Công ty đầu tư chứng khoán đại chúng, công ty đầu tư chứng khoán ủy thác vốn cho công ty quản lý quỹ đầu tư chứng khoán quản lý được sử dụng trụ sở của công ty quản lý quỹ đầu tư chứng khoán làm trụ sở chính. 3. Yêu cầu nhân lực: (208) 3.1. Công ty đầu tư chứng khoán đại chúng, công ty đầu tư chứng khoán ủy thác vốn cho công ty quản lý quỹ đầu tư chứng khoán quản lý không được tuyển dụng nhân sự và có Tổng giám đốc (Giám đốc), Phó Tổng giám đốc (Phó giám đốc) là người điều hành quỹ do công ty quản lý quỹ đầu tư chứng khoán chỉ định. 3.2. Công ty đầu tư chứng khoán riêng lẻ tự quản lý vốn có Tổng giám đốc (Giám đốc) đáp ứng tiêu chuẩn sau: (209) a. Không thuộc trường hợp đang bị truy cứu trách nhiệm hình sự hoặc chấp hành án phạt tù hoặc bị cấm hành nghề chứng khoán theo quy định của pháp luật. (210) b. Có tối thiểu 04 năm kinh nghiệm tại bộ phận nghiệp vụ của các tổ chức hoạt động trong lĩnh vực tài chính, chứng khoán, ngân hàng, bảo hiểm hoặc tại bộ phận tài chính, kế toán, đầu tư trong các doanh nghiệp khác. (211) c. Có chứng chỉ hành nghề quản lý quỹ. (212) d. Không bị xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực chứng khoán và thị trường chứng khoán trong thời hạn 06 tháng gần nhất tính đến thời điểm nộp hồ sơ. (213) e. Có tối thiểu 02 nhân viên có chứng chỉ hành nghề phân tích tài chính hoặc chứng chỉ hành nghề quản lý quỹ. (214) 3.3. Tối thiểu 2/3 số thành viên Hội đồng quản trị công ty đầu tư chứng khoán đại chúng phải độc lập với công ty quản lý quỹ đầu tư chứng khoán, ngân hàng giám sát. |
1. Điều 75, Điều 115 Luật Chứng khoán số 54/2019/QH14; 2. Điều 259 Nghị định 155/2020/NĐ-CP ngày 31/12/2020 của Chính phủ ngày 31/12/2020 của Chính phủ. |
||
16 |
Kinh doanh dịch vụ đăng ký, lưu ký, bù trừ và thanh toán chứng khoán của Tổng công ty lưu ký và bù trừ chứng khoán Việt Nam, tổ chức thị trường giao dịch chứng khoán niêm yết và các loại chứng khoán khác |
Điều kiện đăng ký hoạt động lưu ký chứng khoán
|
1. Yêu cầu tài chính: (215) Đối với ngân hàng thương mại, chi nhánh ngân hàng nước ngoài: Đáp ứng tỷ lệ an toàn vốn tối thiểu theo quy định của pháp luật về ngân hàng, hoạt động kinh doanh có lãi trong năm gần nhất. 2. Yêu cầu năng lực sản xuất: Đối với ngân hàng thương mại, chi nhánh ngân hàng nước ngoài: (216) Có địa điểm, trang bị, thiết bị phục vụ hoạt động lưu ký, thanh toán giao dịch chứng khoán. 3. Yêu cầu về tổ chức và quản lý (217) Đối với ngân hàng thương mại, chi nhánh ngân hàng nước ngoài: Có Giấy phép thành lập và hoạt động tại Việt Nam, trong đó có hoạt động lưu ký chứng khoán. (218) Đối với công ty chứng khoán: Khi được cấp phép thực hiện nghiệp vụ môi giới chứng khoán. |
1. Điều 57 Luật Chứng khoán số 54/2019/QH14. |
Điều kiện cung cấp dịch vụ bù trừ, thanh toán giao dịch chứng khoán
|
1. Yêu cầu tài chính: (219) 1.1. Đáp ứng điều kiện về vốn điều lệ, vốn chủ sở hữu như sau: a. Đối với thành viên bù trừ trực tiếp: Có vốn điều lệ, vốn chủ sở hữu tối thiểu 1.000 tỷ đồng (đối với ngân hàng thương mại, chi nhánh ngân hàng nước ngoài); hoặc tối thiểu 250 tỷ đồng (đối với công ty chứng khoán). b. Đối với thành viên bù trừ chung: Có vốn điều lệ, vốn chủ sở hữu tối thiểu 7.000 tỷ đồng (đối với ngân hàng thương mại, chi nhánh ngân hàng nước ngoài); hoặc tối thiểu 900 tỷ đồng (đối với công ty chứng khoán). 1.2. Đáp ứng tỷ lệ an toàn tài chính như sau: (220) a. Đối với công ty chứng khoán: trích lập đầy đủ các khoản dự phòng theo quy định, hệ số nợ trên vốn chủ sở hữu trên báo cáo tài chính năm gần nhất không quá 05 lần và tỷ lệ vốn khả dụng đạt tối thiểu 260% liên tục trong 12 tháng gần nhất trước tháng nộp hồ sơ đề nghị cấp Giấy chứng nhận đủ điều kiện cung cấp dịch vụ bù trừ, thanh toán giao dịch chứng khoán. (221) b. Đối với ngân hàng thương mại, chi nhánh ngân hàng nước ngoài: đáp ứng tỷ lệ an toàn vốn tối thiểu theo quy định của pháp luật về các tổ chức tín dụng trong 12 tháng gần nhất trước tháng nộp hồ sơ đề nghị cấp Giấy chứng nhận đủ điều kiện cung cấp dịch vụ bù trừ, thanh toán giao dịch chứng khoán. 2. Yêu cầu tổ chức và quản lý: (222) 3.1. Là công ty chứng khoán, ngân hàng thương mại, chi nhánh ngân hàng nước ngoài được Ủy ban Chứng khoán Nhà nước cấp Giấy chứng nhận đăng ký hoạt động lưu ký chứng khoán. Ngân hàng thương mại, chi nhánh ngân hàng nước ngoài phải đồng thời đáp ứng quy định về cung cấp dịch vụ bù trừ, thanh toán giao dịch chứng khoán theo quy định của pháp luật về các tổ chức tín dụng. (223) 3.2. Việc thực hiện hoạt động cung cấp dịch vụ bù trừ, thanh toán giao dịch chứng khoán được Đại hội đồng cổ đông hoặc Hội đồng thành viên hoặc chủ sở hữu công ty thông qua. (224) 3.3. Không đang trong quá trình tổ chức lại, giải thể, phá sản hoặc tình trạng kiểm soát, kiểm soát đặc biệt, đình chỉ hoạt động, tạm ngừng hoạt động theo quyết định của cơ quan có thẩm quyền. |
1. Điều 151 Nghị định số 155/2020/NĐ-CP ngày 31/12/2020 của Chính phủ. |
||
Điều kiện cấp giấy chứng nhận đủ điều kiện cung cấp dịch vụ bù trừ, thanh toán giao dịch chứng khoán phái sinh đối với công ty chứng khoán, ngân hàng thương mại, chi nhánh ngân hàng nước ngoài
|
1. Yêu cầu tài chính: (225) 1.1. Đáp ứng điều kiện về vốn sau đây: a. Đối với công ty chứng khoán là thành viên bù trừ trực tiếp: Có vốn điều lệ, có vốn chủ sở hữu tối thiểu từ 900 tỷ đồng trở lên. b. Đối với công ty chứng khoán là thành viên bù trừ chung: Có vốn điều lệ, có vốn chủ sở hữu tối thiểu từ 1.200 tỷ đồng trở lên. c. Đối với ngân hàng thương mại: Có vốn điều lệ, có vốn chủ sở hữu tối thiểu từ 5.000 tỷ đồng trở lên đối với ngân hàng thương mại. d. Đối với chi nhánh ngân hàng nước ngoài: Vốn được cấp từ 1.000 tỷ đồng trở lên. 1.2. Đối với công ty chứng khoán: (226) a. Tỷ lệ vốn khả dụng đạt tối thiểu 260% liên tục trong 12 tháng gần nhất. (227) b. Hệ số nợ trên vốn chủ sở hữu trên báo cáo tài chính năm gần nhất không quá 05 lần. (228) c. Thực hiện trích lập đầy đủ các khoản dự phòng theo quy định của pháp luật. (229) d. Không có lỗ trong 02 năm gần nhất. (230) 1.3. Đối với ngân hàng thương mại và chi nhánh ngân hàng nước ngoài: Đáp ứng tỷ lệ an toàn vốn tối thiểu theo quy định pháp luật về tổ chức tín dụng trong vòng 12 tháng gần nhất trước tháng nộp hồ sơ. 2. Yêu cầu tổ chức và quản lý: (231) 2.1. Được cấp Giấy chứng nhận đăng ký hoạt động lưu ký chứng khoán. 2.2. Đối với công ty chứng khoán: (232) a. Được phép hoạt động môi giới chứng khoán phái sinh. (233) b. Đáp ứng yêu cầu về kiểm soát nội bộ, quản trị rủi ro theo quy định của pháp luật về hoạt động của công ty chứng khoán. (234) 2.3. Đối với ngân hàng thương mại và chi nhánh ngân hàng nước ngoài: Đáp ứng quy định về cung cấp dịch vụ bù trừ, thanh toán giao dịch chứng khoán theo quy định của pháp luật về các tổ chức tín dụng. (235) 3.1. Không đang trong quá trình tổ chức lại, giải thể, phá sản; không đang trong tình trạng đình chỉ hoạt động, tạm ngừng hoạt động theo quyết định của cơ quan có thẩm quyền. (236) 3.2. Đối với công ty chứng khoán: Ý kiến của tổ chức kiểm toán được chấp thuận tại báo cáo tài chính của năm tài chính gần nhất đã được kiểm toán và báo cáo tài chính bán niên gần nhất đã được soát xét (trường hợp đề nghị cấp Giấy chứng nhận đủ điều kiện cung cấp dịch vụ bù trừ, thanh toán giao dịch chứng khoán phái sinh sau ngày 30 tháng 6) phải là chấp nhận toàn phần. |
1. Điều 9 Nghị định 158/2020/NĐ-CP ngày 31/12/2020 của Chính phủ. |
||
Điều kiện lựa chọn làm ngân hàng thanh toán cung cấp dịch vụ thanh toán tiền cho các giao dịch chứng khoán trên hệ thống giao dịch chứng khoán
|
1. Yêu cầu tài chính: (237) 1.1. Có vốn điều lệ trên 10.000 tỷ đồng. (238) 1.2. Hoạt động kinh doanh có lãi trong 02 năm gần nhất. (239) 1.3. Đáp ứng tỷ lệ an toàn vốn tối thiểu theo quy định của pháp luật về ngân hàng. 2. Yêu cầu năng lực sản xuất: (240) 2.1. Có hệ thống cơ sở vật chất, kỹ thuật bảo đảm thực hiện thanh toán giao dịch và kết nối với hệ thống của Tổng công ty lưu ký và bù trừ chứng khoán Việt Nam. (241) 2.2. Có hệ thống thanh toán, bù trừ kết nối với hệ thống thanh toán, bù trừ của Ngân hàng Nhà nước Việt Nam. (242) 2.3. Có hệ thống cơ sở vật chất, kỹ thuật để lưu giữ số liệu thông tin thanh toán giao dịch trong thời hạn ít nhất 10 năm và cung cấp được cho Ủy ban Chứng khoán Nhà nước hoặc Tổng công ty lưu ký và bù trừ chứng khoán Việt Nam trong thời hạn 48 giờ khi có yêu cầu. 3. Yêu cầu về tổ chức và quản lý (243) Có Giấy phép thành lập và hoạt động tại Việt Nam theo quy định của pháp luật. (244) Ngân hàng thanh toán là Ngân hàng Nhà nước Việt Nam hoặc Ngân hàng thương mại. |
1. Điều 69 Luật Chứng khoán số 54/2019/QH14. |
||
17 18 |
Kinh doanh bảo hiểm, tái bảo hiểm |
Điều kiện chung cấp giấy phép thành lập và hoạt động của doanh nghiệp bảo hiểm, doanh nghiệp tái bảo hiểm
|
1. Yêu cầu tài chính: (245) 1.1.Vốn điều lệ được góp bằng Đồng Việt Nam và không thấp hơn mức tối thiểu theo quy định của Chính phủ; (246) 1.2. Cổ đông, thành viên góp vốn thành lập không được sử dụng vốn vay, nguồn vốn ủy thác đầu tư của tổ chức, cá nhân khác để tham gia góp vốn. 2. Yêu cầu năng lực sản xuất: (247) Doanh nghiệp bảo hiểm, doanh nghiệp tái bảo hiểm đã được cấp giấy phép thành lập và hoạt động tại Việt Nam góp vốn thành lập doanh nghiệp bảo hiểm, doanh nghiệp tái bảo hiểm mới phải kinh doanh có lãi trong 03 năm tài chính liên tục gần nhất tính đến thời điểm nộp hồ sơ đề nghị cấp giấy phép và đáp ứng tỷ lệ an toàn vốn theo quy định. 3. Yêu cầu nhân lực: (248) Có Chủ tịch Hội đồng quản trị hoặc Chủ tịch Hội đồng thành viên, Giám đốc hoặc Tổng giám đốc, người đại diện theo pháp luật, Chuyên gia tính toán dự kiến đáp ứng điều kiện, tiêu chuẩn về năng lực quản lý, kinh nghiệm và chuyên môn nghiệp vụ quy định. 4. Yêu cầu tổ chức, quản lý: (249) 4.1. Tổ chức, cá nhân có quyền thành lập và quản lý doanh nghiệp tại Việt Nam theo quy định của Luật Doanh nghiệp; (250) 4.2. Tổ chức có tư cách pháp nhân, đang hoạt động hợp pháp; trường hợp tham gia góp từ 10% vốn điều lệ trở lên thì phải kinh doanh có lãi trong 03 năm tài chính liên tục gần nhất tính đến thời điểm nộp hồ sơ đề nghị cấp giấy phép và đáp ứng các điều kiện về tài chính theo quy định của Chính phủ; (251) Có hình thức tổ chức hoạt động theo quy định của Luật này và có dự thảo điều lệ phù hợp với quy định của Luật Doanh nghiệp. |
1. Điều 64 Luật Kinh doanh bảo hiểm số 08/2022/QH15 |
Điều kiện của thành viên góp vốn thành lập của doanh nghiệp bảo hiểm, doanh nghiệp tái bảo hiểm dưới hình thức công ty trách nhiệm hữu hạn
|
1. Yêu cầu tài chính: (252) 1.1. Có tổng tài sản không thấp hơn 02 tỷ Đô la Mỹ vào năm liền kề trước năm nộp hồ sơ đề nghị cấp giấy phép thành lập và hoạt động; (253) 1.2. Điều kiện đối với tổ chức kinh tế thành lập theo quy định của pháp luật Việt Nam: có tổng tài sản không thấp hơn 2.000 tỷ Đồng Việt Nam vào năm liền kề trước năm nộp hồ sơ đề nghị cấp giấy phép; 2. Yêu cầu năng lực sản xuất: (254) 2.1. Là doanh nghiệp bảo hiểm, doanh nghiệp tái bảo hiểm, tập đoàn tài chính, bảo hiểm nước ngoài; (255) 2.2. Được cơ quan có thẩm quyền của nước ngoài xác nhận doanh nghiệp bảo hiểm, doanh nghiệp tái bảo hiểm, tập đoàn tài chính, bảo hiểm nước ngoài không vi phạm nghiêm trọng các quy định của pháp luật về kinh doanh bảo hiểm của nước nơi doanh nghiệp đặt trụ sở chính trong thời hạn 03 năm liên tục gần nhất tính đến thời điểm nộp hồ sơ đề nghị cấp giấy phép; (256) 2.3. Lĩnh vực dự kiến đề nghị cấp giấy phép thực hiện tại Việt Nam là lĩnh vực mà doanh nghiệp bảo hiểm, doanh nghiệp tái bảo hiểm, tập đoàn tài chính, bảo hiểm nước ngoài đang trực tiếp thực hiện hoặc có công ty con thực hiện tối thiểu trong 07 năm liên tục gần nhất; 3. Yêu cầu nhân sự: (257) Thành viên góp vốn thành lập doanh nghiệp bảo hiểm, doanh nghiệp tái bảo hiểm dưới hình thức công ty trách nhiệm hữu hạn phải là tổ chức, đáp ứng điều kiện chung về cấp giấy phép thành lập và hoạt động của doanh nghiệp bảo hiểm. 4. Yêu cầu tổ chức, quản lý: (258) Cam kết hỗ trợ về tài chính, công nghệ, quản trị doanh nghiệp, quản trị rủi ro, điều hành, hoạt động cho doanh nghiệp bảo hiểm, doanh nghiệp tái bảo hiểm dự kiến thành lập tại Việt Nam; bảo đảm doanh nghiệp bảo hiểm, doanh nghiệp tái bảo hiểm này thực hiện các quy định về bảo đảm an toàn tài chính, quản trị rủi ro theo quy định. |
1. Điều 65 Luật Kinh doanh bảo hiểm số 08/2022/QH15 |
||
Điều kiện về cơ cấu cổ đông góp vốn thành lập doanh nghiệp bảo hiểm, doanh nghiệp tái bảo hiểm dưới hình thức công ty cổ phần
|
1. Yêu cầu tài chính: Có tối thiểu 02 cổ đông là tổ chức và mỗi cổ đông đó đáp ứng điều kiện sau đây: (259) + Vốn điều lệ được góp bằng Đồng Việt Nam và không thấp hơn mức tối thiểu theo quy định của Chính phủ; (260) + Có tổng tài sản không thấp hơn 02 tỷ Đô la Mỹ vào năm liền kề trước năm nộp hồ sơ đề nghị cấp giấy phép thành lập và hoạt động; (261) + Phải góp từ 10% vốn điều lệ trở lên của doanh nghiệp bảo hiểm, doanh nghiệp tái bảo hiểm; 2. Yêu cầu năng lực sản xuất: (262) Việc thành lập doanh nghiệp bảo hiểm, doanh nghiệp tái bảo hiểm dưới hình thức công ty cổ phần phải đáp ứng điều kiện chung về cấp giấy phép thành lập và hoạt động của doanh nghiệp bảo hiểm. 3. Yêu cầu nhân sự: (263) Có tối thiểu 02 cổ đông là tổ chức và mỗi cổ đông đó đáp ứng điều kiện sau đây: (264) + Phải góp từ 10% vốn điều lệ trở lên của doanh nghiệp bảo hiểm, doanh nghiệp tái bảo hiểm; (265) + Điều kiện chung của thành viên góp vốn. (266) + Một cổ đông cá nhân không được góp vượt quá 10% vốn điều lệ của doanh nghiệp bảo hiểm, doanh nghiệp tái bảo hiểm. |
1. Điều 66 Luật Kinh doanh bảo hiểm số 08/2022/QH15 |
||
Điều kiện cấp giấy phép thành lập và hoạt động chi nhánh nước ngoài tại Việt Nam |
1. Yêu cầu tài chính: 1.1. Doanh nghiệp bảo hiểm phi nhân thọ nước ngoài, doanh nghiệp tái bảo hiểm nước ngoài khi thành lập chi nhánh tại Việt Nam phải đáp ứng các điều kiện sau đây: (267) + Có tổng tài sản tối thiểu đáp ứng điều kiện quy định tại điểm d khoản 1 và khoản 3 Điều 65 của Luật này; (268) + Hoạt động kinh doanh có lãi trong 03 năm tài chính liên tục gần nhất tính đến thời điểm nộp hồ sơ và đáp ứng các điều kiện về tài chính theo quy định của Chính phủ; (269) + Cam kết bảo đảm và chịu trách nhiệm về mọi nghĩa vụ, cam kết của chi nhánh nước ngoài tại Việt Nam. 1.2. Chi nhánh doanh nghiệp bảo hiểm phi nhân thọ nước ngoài, chi nhánh doanh nghiệp tái bảo hiểm nước ngoài dự kiến thành lập và hoạt động tại Việt Nam phải đáp ứng các điều kiện sau đây: (270) + Có vốn được cấp bằng Đồng Việt Nam và không thấp hơn mức tối thiểu theo quy định của Chính phủ; (271) + Nguồn vốn thành lập chi nhánh là nguồn hợp pháp, không sử dụng vốn vay hoặc nguồn vốn ủy thác đầu tư dưới bất kỳ hình thức nào. 2. Yêu cầu năng lực sản xuất: Doanh nghiệp bảo hiểm phi nhân thọ nước ngoài, doanh nghiệp tái bảo hiểm nước ngoài khi thành lập chi nhánh tại Việt Nam phải đáp ứng các điều kiện sau đây: (272) + Có trụ sở chính tại quốc gia mà Việt Nam và quốc gia đó đã ký kết các điều ước quốc tế, trong đó có thỏa thuận về thành lập chi nhánh tại Việt Nam; cơ quan quản lý nhà nước về bảo hiểm nước ngoài nơi doanh nghiệp đặt trụ sở chính đã ký kết thỏa thuận quốc tế với Bộ Tài chính Việt Nam về quản lý, giám sát hoạt động của chi nhánh; (273) + Được cơ quan quản lý nhà nước về bảo hiểm nước ngoài nơi doanh nghiệp đặt trụ sở chính cho phép thành lập chi nhánh tại Việt Nam để hoạt động trong phạm vi các nghiệp vụ bảo hiểm mà doanh nghiệp được phép kinh doanh; (274) + Có ít nhất 07 năm kinh nghiệm trong lĩnh vực dự kiến đề nghị cấp giấy phép thực hiện tại Việt Nam; 3. Yêu cầu tổ chức, quản lý: (275) Có Giám đốc chi nhánh, Chuyên gia tính toán dự kiến đáp ứng điều kiện, tiêu chuẩn về năng lực quản lý, kinh nghiệm và chuyên môn nghiệp vụ quy định. |
1. Điều 67 Luật Kinh doanh bảo hiểm số 08/2022/QH15 |
||
Điều kiện trước khi chính thức hoạt động |
Doanh nghiệp bảo hiểm, doanh nghiệp tái bảo hiểm, chi nhánh nước ngoài tại Việt Nam phải chính thức hoạt động trong thời hạn 12 tháng kể từ ngày được cấp giấy phép thành lập và hoạt động, trừ trường hợp có sự kiện bất khả kháng hoặc trở ngại khách quan. 1. Yêu cầu tài chính: (276) + Chuyển số vốn gửi tại tài khoản phong tỏa thành vốn điều lệ hoặc vốn được cấp. (277) + Ký quỹ đầy đủ theo quy định của Luật này tại ngân hàng thương mại hoạt động tại Việt Nam; 2. Yêu cầu năng lực sản xuất (278) Có trụ sở, cơ sở vật chất, kỹ thuật, hệ thống công nghệ phù hợp với quy trình nghiệp vụ về kinh doanh bảo hiểm; 3. Yêu cầu tổ chức, quản lý: (279) + Xây dựng cơ cấu tổ chức, bộ máy quản lý, kiểm soát nội bộ, kiểm toán nội bộ, hệ thống quản trị rủi ro phù hợp với hình thức hoạt động theo quy định của Luật này và quy định khác của pháp luật có liên quan; bầu, bổ nhiệm người đại diện theo pháp luật; bầu, bổ nhiệm các chức danh đã được Bộ Tài chính chấp thuận về nguyên tắc. (280) + Ban hành các quy chế quản lý nội bộ về tổ chức hoạt động, quy chế nội bộ về quản trị rủi ro và các quy trình nghiệp vụ cơ bản theo quy định pháp luật; |
1. Điều 73 Luật Kinh doanh bảo hiểm số 08/2022/QH15 |
||
Điều kiện, tiêu chuẩn đối với người quản lý, người kiểm soát của doanh nghiệp bảo hiểm, doanh nghiệp tái bảo hiểm, chi nhánh nước ngoài tại Việt Nam
|
1. Yêu cầu nhân lực 1.1. Điều kiện, tiêu chuẩn chung: (281) + Có quyền quản lý doanh nghiệp theo quy định của Luật Doanh nghiệp; (282) + Không bị xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực kinh doanh bảo hiểm, không bị xử lý kỷ luật dưới hình thức sa thải do vi phạm quy trình nội bộ trong 03 năm liên tục trước thời điểm được bổ nhiệm; không bị cơ quan có thẩm quyền khởi tố theo quy định của pháp luật tại thời điểm được bầu, bổ nhiệm. 1.2. Điều kiện, tiêu chuẩn đối với Chủ tịch Hội đồng quản trị, Chủ tịch Hội đồng thành viên, thành viên Hội đồng quản trị, thành viên Hội đồng thành viên: (283) + Các điều kiện, tiêu chuẩn chung quy định; (284) + Có bằng đại học trở lên; (285) + Chủ tịch Hội đồng quản trị, Chủ tịch Hội đồng thành viên có ít nhất 05 năm trực tiếp làm việc trong lĩnh vực bảo hiểm, tài chính, ngân hàng hoặc có ít nhất 03 năm giữ vị trí là người quản lý, điều hành, kiểm soát tại doanh nghiệp hoạt động trong lĩnh vực bảo hiểm, tài chính, ngân hàng; thành viên Hội đồng quản trị, thành viên Hội đồng thành viên có ít nhất 03 năm trực tiếp làm việc trong lĩnh vực bảo hiểm, tài chính, ngân hàng hoặc có ít nhất 03 năm giữ vị trí là người quản lý, điều hành, kiểm soát tại doanh nghiệp hoạt động trong lĩnh vực bảo hiểm, tài chính, ngân hàng. 1.3. Điều kiện, tiêu chuẩn đối với Giám đốc hoặc Tổng giám đốc, người đại diện theo pháp luật: (286) + Các điều kiện, tiêu chuẩn chung quy định; (287) + Có bằng đại học trở lên về chuyên ngành bảo hiểm. Trường hợp không có bằng đại học trở lên về chuyên ngành bảo hiểm thì phải có bằng đại học trở lên về chuyên ngành khác và có chứng chỉ bảo hiểm do các cơ sở đào tạo về bảo hiểm được thành lập và hoạt động hợp pháp trong nước hoặc ngoài nước cấp; (288) + Có ít nhất 05 năm kinh nghiệm làm việc trong lĩnh vực bảo hiểm, tài chính, ngân hàng, trong đó có ít nhất 03 năm giữ vị trí là người quản lý, người kiểm soát của doanh nghiệp bảo hiểm, doanh nghiệp tái bảo hiểm, chi nhánh nước ngoài; (289) + Cư trú tại Việt Nam trong thời gian đương nhiệm. 1.4. Điều kiện, tiêu chuẩn đối với người quản lý khác (290) + Các điều kiện, tiêu chuẩn chung quy định; (291) + Có bằng đại học trở lên về chuyên ngành bảo hiểm. Trường hợp không có bằng đại học trở lên về chuyên ngành bảo hiểm thì phải có bằng đại học trở lên về chuyên ngành khác và có chứng chỉ bảo hiểm phù hợp với loại hình bảo hiểm mà doanh nghiệp được phép triển khai do các cơ sở đào tạo về bảo hiểm được thành lập và hoạt động hợp pháp trong nước hoặc ngoài nước cấp; (292) + Có ít nhất 03 năm kinh nghiệm làm việc trong lĩnh vực bảo hiểm, tài chính, ngân hàng hoặc lĩnh vực chuyên môn dự kiến đảm nhiệm. Riêng đối với các trưởng bộ phận nghiệp vụ, có ít nhất 03 năm kinh nghiệm làm việc trong lĩnh vực bảo hiểm hoặc lĩnh vực chuyên môn dự kiến đảm nhiệm; (293) + Cư trú tại Việt Nam trong thời gian đương nhiệm. |
1. Điều 81 Luật Kinh doanh bảo hiểm số 08/2022/QH15 |
||
Điều kiện cấp giấy phép thành lập và hoạt động của tổ chức tương hỗ cung cấp bảo hiểm vi mô |
1. Yêu cầu tài chính 1.1. Có vốn thành lập bằng Đồng Việt Nam không thấp hơn 10 tỷ đồng. Nguồn vốn thành lập tổ chức tương hỗ cung cấp bảo hiểm vi mô bao gồm: (294) + Vốn góp của cá nhân là thành viên sáng lập. Thành viên sáng lập không được sử dụng vốn vay, nguồn vốn ủy thác đầu tư của tổ chức, cá nhân khác để tham gia góp vốn; (295) + Hỗ trợ của tổ chức đại diện thành viên; (296) + Tài trợ từ các nhà tài trợ, các tổ chức quốc tế, các chương trình, dự án; (297) + Các nguồn hợp pháp khác theo quy định pháp luật. 2. Yêu cầu năng lực sản xuất: (298) Có hệ thống công nghệ thông tin phù hợp, bảo đảm hỗ trợ, theo dõi đến từng hợp đồng bảo hiểm vi mô, theo dõi tài chính, kế toán của hoạt động bảo hiểm vi mô. 3. Yêu cầu về nhân lực: 3.1. Điều kiện về thành viên sáng lập bao gồm: (299) + Cá nhân là công dân Việt Nam có năng lực hành vi dân sự đầy đủ và là thành viên của tổ chức dự kiến thành lập tổ chức tương hỗ cung cấp bảo hiểm vi mô; (300) + Là tổ chức đại diện thành viên theo quy định của pháp luật. 3.2. Có nhân sự dự kiến làm Chủ tịch Hội đồng quản trị, Giám đốc hoặc Tổng giám đốc, người đại diện theo pháp luật, Chuyên gia tính toán bảo hiểm vi mô đáp ứng các điều kiện, tiêu chuẩn sau: (301) a) Đối với Chủ tịch Hội đồng quản trị, Tổng giám đốc hoặc Giám đốc: + Không phải là người đang bị truy cứu trách nhiệm hình sự hoặc người bị kết án mà chưa được xóa án tích theo quy định; + Có bằng từ đại học trở lên về bảo hiểm, tài chính, ngân hàng. Trường hợp có bằng từ đại học trở lên về chuyên ngành khác thì phải có chứng chỉ đào tạo về bảo hiểm do các cơ sở đào tạo về bảo hiểm được thành lập và hoạt động hợp pháp trong hoặc ngoài nước cấp; + Có ít nhất 03 năm kinh nghiệm làm việc trong lĩnh vực bảo hiểm. (302) b) Đối với Chuyên gia tính toán: + Không phải là người đang bị truy cứu trách nhiệm hình sự hoặc người bị kết án mà chưa được xóa án tích theo quy định; + Là thành viên (Associate) của Hội các nhà tính toán bảo hiểm đang là thành viên chính thức của Hội các nhà tính toán bảo hiểm quốc tế hoặc có tối thiểu 05 năm kinh nghiệm làm việc trong lĩnh vực bảo hiểm và có bằng chứng chứng minh đã thi đạt tối thiểu 02 môn thi (exam) của một trong các Hội sau: Hội các nhà tính toán bảo hiểm Vương quốc Anh. Hội các nhà tính toán bảo hiểm Hoa Kỳ, Hội các nhà tính toán bảo hiểm Úc, Hội các nhà tính toán bảo hiểm Ca-na-đa hoặc đã thi đạt các môn thi theo khóa học, chương trình đào tạo chuyên ngành tính toán được các Hội trên công nhận tương đương với 02 môn thi của Hội. 4. Yêu cầu tổ chức, quản lý (303) + Có kế hoạch triển khai bảo hiểm vi mô phù hợp với số lượng thành viên, mạng lưới của tổ chức. (304) + Có dự thảo điều lệ phù hợp với mục tiêu hoạt động của tổ chức tương hỗ cung cấp bảo hiểm vi mô và quy định. |
1. Điều 149 Luật Kinh doanh bảo hiểm số 08/2022/QH15 2. Điều 8, Điều 24, Điều 25 Nghị định số 21/2023/NĐ-CP. |
||
Điều kiện về tài chính để được cấp Giấy phép thành lập và hoạt động của doanh nghiệp bảo hiểm, doanh nghiệp tái bảo hiểm, chi nhánh nước ngoài tại Việt Nam
|
1. Yêu cầu tài chính: 1.1. Tổ chức góp từ 10% vốn điều lệ trở lên thành lập doanh nghiệp bảo hiểm, doanh nghiệp tái bảo hiểm phải đáp ứng các điều kiện sau đây: (305) + Tổ chức góp vốn hoạt động trong ngành nghề kinh doanh có yêu cầu vốn pháp định hoặc vốn điều lệ tối thiểu hoặc vốn tối thiểu phải đảm bảo vốn chủ sở hữu trừ đi vốn pháp định hoặc vốn điều lệ tối thiểu hoặc vốn tối thiểu lớn hơn hoặc bằng số vốn dự kiến góp; (306) + Trường hợp tổ chức góp vốn là tổ chức được thành lập và hoạt động theo quy định của Luật Các tổ chức tín dụng, Luật Kinh doanh bảo hiểm, Luật Chứng khoán thì các tổ chức này phải đảm bảo duy trì và đáp ứng các điều kiện an toàn tài chính và được cơ quan có thẩm quyền chấp thuận cho phép tham gia góp vốn theo quy định của pháp luật. Trường hợp pháp luật liên quan không yêu cầu cơ quan có thẩm quyền phải có văn bản chấp thuận thì tổ chức góp vốn phải có văn bản xác nhận việc này; (307) + Trường hợp tổ chức góp vốn là doanh nghiệp bảo hiểm, doanh nghiệp tái bảo hiểm, tập đoàn tài chính, bảo hiểm nước ngoài thì phải đảm bảo duy trì và đáp ứng các điều kiện an toàn tài chính và được cơ quan có thẩm quyền của nước nơi các tổ chức này đóng trụ sở chính cho phép thành lập doanh nghiệp bảo hiểm, doanh nghiệp tái bảo hiểm tại Việt Nam. Trường hợp quy định của nước nơi tổ chức này đóng trụ sở chính không có yêu cầu phải có văn bản chấp thuận thì phải có văn bản xác nhận của cơ quan, tổ chức, cá nhân có thẩm quyền theo quy định của pháp luật nước đó; (308) + Có báo cáo tài chính 03 năm liền kề trước năm nộp hồ sơ đề nghị cấp Giấy phép thành lập và hoạt động được kiểm toán với ý kiến chấp nhận toàn phần. 1.2. Doanh nghiệp bảo hiểm phi nhân thọ, doanh nghiệp tái bảo hiểm nước ngoài khi thành lập chi nhánh tại Việt Nam phải đáp ứng các điều kiện sau đây: (309) + Được cơ quan có thẩm quyền của nước ngoài nơi doanh nghiệp bảo hiểm phi nhân thọ, doanh nghiệp tái bảo hiểm nước ngoài đóng trụ sở chính xác nhận đảm bảo duy trì và đáp ứng các điều kiện an toàn tài chính và không vi phạm nghiêm trọng các quy định của pháp luật về kinh doanh bảo hiểm trong thời hạn 03 năm liên tục gần nhất tính đến thời điểm nộp hồ sơ đề nghị cấp Giấy phép thành lập và hoạt động. |
1. Điều 11 Nghị định số 46/2023/NĐ-CP ngày 01/7/2023 |
||
Điều kiện về vốn điều lệ tối thiểu |
(310) 1. Vốn điều lệ tối thiểu của doanh nghiệp bảo hiểm nhân thọ: a) Kinh doanh bảo hiểm nhân thọ (trừ bảo hiểm liên kết đơn vị, bảo hiểm hưu trí) và bảo hiểm sức khỏe: 750 tỷ đồng Việt Nam; b) Kinh doanh bảo hiểm theo quy định tại điểm a khoản này và bảo hiểm liên kết đơn vị hoặc bảo hiểm hưu trí: 1.000 tỷ đồng Việt Nam; c) Kinh doanh bảo hiểm theo quy định tại điểm a khoản này, bảo hiểm liên kết đơn vị và bảo hiểm hưu trí: 1.300 tỷ đồng Việt Nam. (311) 2. Vốn điều lệ tối thiểu của doanh nghiệp bảo hiểm phi nhân thọ: a) Kinh doanh bảo hiểm phi nhân thọ (trừ bảo hiểm hàng không, bảo hiểm vệ tinh) và bảo hiểm sức khỏe: 400 tỷ đồng Việt Nam; b) Kinh doanh bảo hiểm theo quy định tại điểm a khoản này và bảo hiểm hàng không hoặc bảo hiểm vệ tinh: 450 tỷ đồng Việt Nam; c) Kinh doanh bảo hiểm theo quy định tại điểm a khoản này, bảo hiểm hàng không và bảo hiểm vệ tinh: 500 tỷ đồng Việt Nam. (312) 3. Vốn điều lệ tối thiểu của doanh nghiệp bảo hiểm sức khỏe: 400 tỷ đồng Việt Nam. (313) 4. Vốn điều lệ tối thiểu của doanh nghiệp tái bảo hiểm: a) Kinh doanh tái bảo hiểm, nhận nhượng tái bảo hiểm phi nhân thọ hoặc cả hai loại hình tái bảo hiểm phi nhân thọ và tái bảo hiểm sức khỏe: 500 tỷ đồng Việt Nam; b) Kinh doanh tái bảo hiểm, nhận nhượng tái bảo hiểm nhân thọ hoặc cả hai loại hình tái bảo hiểm nhân thọ và tái bảo hiểm sức khỏe: 900 tỷ đồng Việt Nam; c) Kinh doanh tái bảo hiểm, nhận nhượng tái bảo hiểm cả 03 loại hình tái bảo hiểm nhân thọ, tái bảo hiểm phi nhân thọ và tái bảo hiểm sức khỏe: 1.400 tỷ đồng Việt Nam. |
1. Điều 35 Nghị định số 46/2023/NĐ-CP ngày 01/7/2023 |
||
19 |
Môi giới bảo hiểm, phụ trợ bảo hiểm |
Điều kiện cấp giấy phép thành lập và hoạt động của doanh nghiệp môi giới bảo hiểm |
1. Yêu cầu tài chính: (314) + Vốn điều lệ được góp bằng Đồng Việt Nam và không thấp hơn mức tối thiểu theo quy định của Chính phủ; (315) + Cổ đông, thành viên góp vốn không được sử dụng vốn vay, nguồn vốn ủy thác đầu tư của tổ chức, cá nhân khác để tham gia góp vốn. (316) + Tổ chức tham gia góp vốn từ 10% vốn điều lệ trở lên phải hoạt động kinh doanh có lãi trong 03 năm liền kề trước năm nộp hồ sơ đề nghị cấp Giấy phép. (317) + Tổ chức tham gia góp vốn hoạt động trong ngành nghề kinh doanh có yêu cầu vốn pháp định hoặc vốn điều lệ tối thiểu hoặc vốn tối thiểu phải bảo đảm vốn chủ sở hữu theo báo cáo tài chính đã được kiểm toán của năm liền kề trước thời điểm nộp hồ sơ trừ đi vốn pháp định hoặc vốn điều lệ tối thiểu hoặc vốn tối thiểu lớn hơn hoặc bằng số vốn dự kiến góp. (318) + Trường hợp tổ chức góp vốn là tổ chức được thành lập và hoạt động theo quy định của Luật Các tổ chức tín dụng, Luật Kinh doanh bảo hiểm, Luật Chứng khoán thì các tổ chức này phải bảo đảm duy trì và đáp ứng các điều kiện an toàn tài chính và được cơ quan có thẩm quyền chấp thuận cho phép tham gia góp vốn theo quy định pháp luật. Trường hợp pháp luật liên quan không yêu cầu cơ quan có thẩm quyền phải có văn bản chấp thuận thì tổ chức góp vốn phải có văn bản chứng minh việc này. (319) + Trường hợp tổ chức thành lập theo pháp luật nước ngoài tham gia góp vốn có công ty con thực hiện hoạt động môi giới bảo hiểm thì phải đảm bảo tổ chức thành lập theo pháp luật nước ngoài không có lỗ lũy kế đến thời điểm nộp hồ sơ đề nghị cấp Giấy phép và có tổng tài sản không thấp hơn 2 triệu Đô la Mỹ vào năm tài chính liền kề trước năm nộp hồ sơ đề nghị cấp giấy phép. (320) + Tổ chức góp từ 10% vốn điều lệ trở lên phải có báo cáo tài chính 03 năm liền kề trước năm nộp hồ sơ đề nghị cấp Giấy phép được kiểm toán với ý kiến chấp nhận toàn phần; tổ chức góp dưới 10% vốn điều lệ phải có báo cáo tài chính năm liền kề trước năm nộp hồ sơ đề nghị cấp Giấy phép được kiểm toán với ý kiến chấp nhận toàn phần. 2. Yêu cầu năng lực sản xuất: (321) 2.1. Tổ chức, cá nhân có quyền thành lập và quản lý doanh nghiệp tại Việt Nam theo quy định của Luật Doanh nghiệp; (322) 2.2. Tổ chức có tư cách pháp nhân, đang hoạt động hợp pháp và đáp ứng các điều kiện về tài chính theo quy định của Chính phủ. (323) 2.3. Có hình thức tổ chức hoạt động theo quy định của Luật này và có dự thảo điều lệ phù hợp với quy định của Luật Doanh nghiệp. (324) 2.4. Tổ chức thành lập theo pháp luật nước ngoài tham gia góp vốn thành lập, mua cổ phần, phần vốn góp từ 10% vốn điều lệ trở lên của doanh nghiệp môi giới bảo hiểm phải đáp ứng các điều kiện sau đây: + Là tổ chức được thành lập theo pháp luật nước ngoài đang trực tiếp thực hiện hoặc có công ty con thực hiện hoạt động môi giới bảo hiểm trong 05 năm liên tục gần nhất tính đến thời điểm nộp hồ sơ đề nghị cấp giấy phép thành lập và hoạt động; + Được cơ quan có thẩm quyền của nước ngoài cho phép thành lập doanh nghiệp môi giới bảo hiểm tại Việt Nam và xác nhận không vi phạm nghiêm trọng các quy định của pháp luật về môi giới bảo hiểm của nước nơi tổ chức đặt trụ sở chính trong 03 năm liên tục gần nhất tính đến thời điểm nộp hồ sơ đề nghị cấp giấy phép thành lập và hoạt động. 3. Yêu cầu nhân lực: (325) Có Chủ tịch Hội đồng quản trị hoặc Chủ tịch Hội đồng thành viên, Giám đốc hoặc Tổng giám đốc, người đại diện theo pháp luật dự kiến đáp ứng các điều kiện, tiêu chuẩn về năng lực quản lý, kinh nghiệm và chuyên môn nghiệp vụ theo quy định. |
1. Điều 133, Điều 138 Luật Kinh doanh bảo hiểm số 08/2022/QH15 |
Điều kiện về nhân sự, vốn, tài chính của doanh nghiệp môi giới bảo hiểm
|
1. Yêu cầu tài chính: (326) 1.1. Doanh nghiệp môi giới bảo hiểm phải duy trì vốn điều lệ và vốn chủ sở hữu không thấp hơn mức vốn điều lệ tối thiểu và thực hiện chế độ tài chính theo quy định của Chính phủ, cụ thể: + Mức vốn điều lệ tối thiểu của doanh nghiệp môi giới bảo hiểm: Kinh doanh môi giới bảo hiểm gốc hoặc môi giới tái bảo hiểm: 05 tỷ đồng Việt Nam; Kinh doanh môi giới bảo hiểm gốc và môi giới tái bảo hiểm: 10 tỷ đồng Việt Nam. 1.2. Doanh nghiệp môi giới bảo hiểm muốn tăng vốn điều lệ phải đáp ứng các điều kiện sau: (327) + Việc tăng vốn điều lệ được thực hiện bằng Đồng Việt Nam; (328) + Cổ đông, thành viên góp vốn không được sử dụng vốn vay, vốn ủy thác đầu tư của các tổ chức, cá nhân khác để tăng vốn điều lệ cho doanh nghiệp môi giới bảo hiểm. 1.3. Doanh nghiệp môi giới bảo hiểm muốn giảm vốn điều lệ phải đáp ứng các điều kiện sau: (329) + Vốn điều lệ sau khi giảm phải đáp ứng quy định về mức vốn điều lệ tối thiểu theo quy định tại Điều 81 Nghị định này; (330) + Vốn chủ sở hữu tại thời điểm lập báo cáo tài chính gần nhất không thấp hơn mức vốn điều lệ tối thiểu theo quy định pháp luật. 2. Yêu cầu về nhân lực: Chủ tịch Hội đồng quản trị, Chủ tịch Hội đồng thành viên, thành viên Hội đồng quản trị, thành viên Hội đồng thành viên, Giám đốc hoặc Tổng giám đốc, người đại diện theo pháp luật, Phó Giám đốc hoặc Phó Tổng giám đốc, Kế toán trưởng, trưởng bộ phận nghiệp vụ của doanh nghiệp môi giới bảo hiểm phải đáp ứng điều kiện, tiêu chuẩn về văn bằng, chứng chỉ, kinh nghiệm và các điều kiện khác theo quy định của Chính phủ, cụ thể như sau: (331)+ Tiêu chuẩn của người quản lý của doanh nghiệp môi giới bảo hiểm: (1) Có quyền quản lý doanh nghiệp theo quy định của Luật Doanh nghiệp; (2) Không bị xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực kinh doanh bảo hiểm, không bị xử lý kỷ luật dưới hình thức sa thải do vi phạm quy trình nội bộ trong 03 năm liên tục trước thời điểm được bổ nhiệm; không bị cơ quan có thẩm quyền khởi tố theo quy định của pháp luật tại thời điểm được bầu, bổ nhiệm. (332) + Tiêu chuẩn của thành viên Hội đồng quản trị, thành viên Hội đồng thành viên: (1) Các tiêu chuẩn chung theo quy định tại Điều 76 Nghị định này; (2) Có bằng đại học trở lên; (3) Trực tiếp làm việc trong một hoặc các lĩnh vực bảo hiểm, tài chính, ngân hàng tối thiểu 05 năm đối với Chủ tịch Hội đồng quản trị, Chủ tịch Hội đồng thành viên; tối thiểu 03 năm đối với thành viên Hội đồng quản trị, thành viên Hội đồng thành viên; (4) Không được đồng thời làm thành viên Hội đồng quản trị, thành viên Hội đồng thành viên của doanh nghiệp môi giới bảo hiểm khác tại Việt Nam. (333) + Tiêu chuẩn của Giám đốc hoặc Tổng giám đốc, người đại diện theo pháp luật: (1) Các tiêu chuẩn chung quy định tại Điều 76 Nghị định này; (2) Có bằng đại học trở lên; (3) Có chứng chỉ bảo hiểm hoặc chứng chỉ môi giới bảo hiểm do các cơ sở đào tạo được thành lập hợp pháp trong và ngoài nước cấp. Quy định này không áp dụng đối với trường hợp đã có bằng đại học trở lên về chuyên ngành bảo hiểm; (4) Có tối thiểu 05 năm trực tiếp làm việc trong một hoặc các lĩnh vực bảo hiểm, tài chính, ngân hàng, trong đó có tối thiểu 03 năm giữ vị trí là người quản lý, người kiểm soát của doanh nghiệp bảo hiểm, doanh nghiệp tái bảo hiểm hoặc người quản lý, người kiểm soát của chi nhánh nước ngoài tại Việt Nam hoặc người quản lý của doanh nghiệp môi giới bảo hiểm; (5) Cư trú tại Việt Nam trong thời gian đương nhiệm. (6) Giám đốc hoặc Tổng giám đốc phải đáp ứng các điều kiện về việc đảm nhiệm chức vụ sau đây:Không được đồng thời làm việc cho doanh nghiệp môi giới bảo hiểm khác tại Việt Nam; không được là thành viên Hội đồng quản trị, thành viên Hội đồng thành viên của doanh nghiệp môi giới bảo hiểm khác tại Việt Nam; Chỉ được kiêm nhiệm chức danh người đứng đầu của tối đa 01 chi nhánh hoặc văn phòng đại diện hoặc bộ phận nghiệp vụ của doanh nghiệp môi giới bảo hiểm; Không được đồng thời làm việc cho doanh nghiệp bảo hiểm, chi nhánh nước ngoài tại Việt Nam; không được là thành viên Hội đồng quản trị, thành viên Hội đồng thành viên của doanh nghiệp bảo hiểm, chi nhánh nước ngoài tại Việt Nam. (334) + Tiêu chuẩn của Phó Giám đốc hoặc Phó Tổng Giám đốc, Kế toán trưởng: (1) Các tiêu chuẩn chung theo quy định tại Điều 76 Nghị định này; (2) Có bằng đại học trở lên; (3) Có tối thiểu 03 năm kinh nghiệm làm việc trong một hoặc các lĩnh vực bảo hiểm, tài chính, ngân hàng; (4) Có chứng chỉ bảo hiểm hoặc chứng chỉ môi giới bảo hiểm do các cơ sở đào tạo được thành lập hợp pháp trong và ngoài nước cấp. Quy định này không áp dụng đối với trường hợp đã có bằng đại học trở lên về chuyên ngành bảo hiểm. (5) Đối với kế toán trưởng, ngoài việc đáp ứng các tiêu chuẩn tại khoản 1, khoản 2 Điều này, phải đáp ứng các điều kiện, tiêu chuẩn của kế toán trưởng quy định tại các văn bản pháp luật về kế toán. (335) + Tiêu chuẩn đối với trưởng bộ phận nghiệp vụ: (1) Các tiêu chuẩn chung theo quy định tại Điều 76 Nghị định này; (2) Có bằng đại học trở lên; (3) Có tối thiểu 03 năm trực tiếp làm việc trong một hoặc các lĩnh vực bảo hiểm, tài chính, ngân hàng; (4) Có chứng chỉ bảo hiểm hoặc chứng chỉ môi giới bảo hiểm do các cơ sở đào tạo được thành lập hợp pháp trong và ngoài nước cấp. Quy định này không áp dụng đối với trường hợp đã có bằng đại học trở lên về chuyên ngành bảo hiểm; (5) Người trực tiếp thực hiện hoạt động môi giới bảo hiểm phải có bằng đại học trở lên về chuyên ngành bảo hiểm hoặc có chứng chỉ bảo hiểm phù hợp với loại hình bảo hiểm hoặc chứng chỉ môi giới bảo hiểm do các cơ sở đào tạo được thành lập và hoạt động hợp pháp trong nước hoặc ngoài nước cấp theo quy định của Bộ trưởng Bộ Tài chính. |
|
||
Các điều kiện cung cấp dịch vụ bảo hiểm qua biên giới |
1. Yêu cầu tài chính: (336) 1.1. Có tổng tài sản tối thiểu tương đương 100 triệu đô la Mỹ đối với doanh nghiệp môi giới bảo hiểm nước ngoài vào năm tài chính trước năm cung cấp dịch vụ bảo hiểm qua biên giới tại Việt Nam; (337) 1.2. Hoạt động kinh doanh có lãi trong 03 năm tài chính liền kề trước năm cung cấp dịch vụ bảo hiểm qua biên giới tại Việt Nam. 2. Yêu cầu năng lực sản xuất: (338) 2.1. Có Giấy phép của cơ quan quản lý nhà nước về bảo hiểm nước ngoài nơi doanh nghiệp đóng trụ sở chính cho phép thực hiện các nghiệp vụ bảo hiểm dự kiến cung cấp qua biên giới tại Việt Nam và chứng minh doanh nghiệp đang hoạt động hợp pháp ít nhất 10 năm tính tới thời điểm cung cấp dịch vụ bảo hiểm qua biên giới tại Việt Nam; (339) 2.2. Có văn bản của cơ quan quản lý nhà nước về bảo hiểm nước ngoài nơi doanh nghiệp đóng trụ sở chính cho phép cung cấp dịch vụ bảo hiểm qua biên giới tại Việt Nam và xác nhận không vi phạm các quy định pháp luật về hoạt động kinh doanh bảo hiểm, môi giới bảo hiểm và các quy định pháp luật khác của nước ngoài trong thời hạn 03 năm liền kề trước năm cung cấp dịch vụ bảo hiểm qua biên giới tại Việt Nam. |
1. Điều 86 Nghị định số 46/2023/NĐ-CP ngày 01/7/2023 |
||
20 |
Phụ trợ bảo hiểm |
Điều kiện cung cấp dịch vụ phụ trợ bảo hiểm
|
1. Yêu cầu năng lực sản xuất (340) Đối với tổ chức cung cấp dịch vụ phụ trợ bảo hiểm: + Có tư cách pháp nhân, được thành lập và hoạt động hợp pháp. 2. Yêu cầu về nhân lực: 2.1. Điều kiện đối với cá nhân cung cấp dịch vụ tư vấn: (341) + Có năng lực hành vi dân sự đầy đủ; (342) + Có bằng đại học trở lên về chuyên ngành bảo hiểm. Trường hợp không có bằng đại học trở lên về chuyên ngành bảo hiểm thì phải có bằng đại học trở lên về chuyên ngành khác và có chứng chỉ phụ trợ bảo hiểm về tư vấn do các cơ sở đào tạo được thành lập và hoạt động hợp pháp trong nước hoặc ngoài nước cấp. 2.2. Điều kiện đối với tổ chức cung cấp dịch vụ phụ trợ bảo hiểm: (343) Cá nhân trực tiếp thực hiện hoạt động phụ trợ bảo hiểm trong tổ chức cung cấp dịch vụ phụ trợ bảo hiểm phải có: (1) Năng lực hành vi dân sự đầy đủ; (2) Có văn bằng, chứng chỉ về phụ trợ bảo hiểm phù hợp với loại hình dịch vụ phụ trợ bảo hiểm do các cơ sở đào tạo được thành lập và hoạt động hợp pháp trong nước hoặc nước ngoài cấp. (344) a) Cá nhân trực tiếp thực hiện hoạt động tư vấn phải đáp ứng một trong các điều kiện về văn bằng, chứng chỉ: - Có bằng đại học trở lên về chuyên ngành bảo hiểm; - Có bằng đại học trở lên về chuyên ngành khác và có chứng chỉ tư vấn bảo hiểm do cơ sở đào tạo về bảo hiểm được thành lập và hoạt động hợp pháp trong và ngoài nước cấp tương ứng với loại hình bảo hiểm thực hiện tư vấn. (345) b) Cá nhân trực tiếp thực hiện hoạt động đánh giá rủi ro bảo hiểm phải đáp ứng một trong các điều kiện về văn bằng, chứng chỉ như sau: - Có bằng đại học trở lên về chuyên ngành bảo hiểm; - Có bằng đại học trở lên về chuyên ngành khác và có chứng chỉ đánh giá rủi ro bảo hiểm do cơ sở đào tạo về bảo hiểm được thành lập và hoạt động hợp pháp trong và ngoài nước cấp tương ứng với loại hình bảo hiểm thực hiện đánh giá rủi ro. (346) c) Cá nhân trực tiếp thực hiện hoạt động tính toán bảo hiểm đối với doanh nghiệp bảo hiểm, doanh nghiệp tái bảo hiểm, chi nhánh nước ngoài phải đáp ứng các điều kiện, tiêu chuẩn: + Được đào tạo, có kinh nghiệm làm việc tối thiểu 10 năm về tính toán trong lĩnh vực bảo hiểm nhân thọ, bảo hiểm sức khỏe và có kinh nghiệm làm việc tối thiểu 05 năm kể từ khi là thành viên chính thức (Fellow) của một trong những Hội các nhà tính toán bảo hiểm được quốc tế thừa nhận rộng rãi như: Hội các nhà tính toán bảo hiểm Vương quốc Anh, Hội các nhà tính toán bảo hiểm Hoa Kỳ, Hội các nhà tính toán bảo hiểm Úc, Hội các nhà tính toán bảo hiểm Ca-na-đa hoặc Hội các nhà tính toán bảo hiểm là thành viên chính thức của Hội các nhà tính toán bảo hiểm quốc tế. + Không vi phạm quy tắc đạo đức hành nghề tính toán bảo hiểm. + Là thành viên (Associate) của Hội các nhà tính toán bảo hiểm đang là thành viên chính thức của Hội các nhà tính toán bảo hiểm quốc tế; hoặc có tối thiểu 05 năm kinh nghiệm làm việc trong lĩnh vực bảo hiểm phi nhân thọ và có bằng chứng chứng minh đã thi đạt tối thiểu 02 môn thi (exam) của một trong các Hội sau: Hội các nhà tính toán bảo hiểm Vương quốc Anh, Hội các nhà tính toán bảo hiểm Hoa Kỳ, Hội các nhà tính toán bảo hiểm Úc, Hội các nhà tính toán bảo hiểm Ca-na-đa hoặc các bằng chứng chứng minh đã thi đạt các môn thi theo khóa học, chương trình đào tạo chuyên ngành tính toán được các Hội trên công nhận tương đương với 02 môn thi của Hội. (347) d) Cá nhân trực tiếp thực hiện hoạt động giám định tổn thất bảo hiểm phải đáp ứng các điều kiện về văn bằng, chứng chỉ, tiêu chuẩn: + Có văn bằng từ cao đẳng trở lên phù hợp với yêu cầu của lĩnh vực giám định; + Có chứng chỉ giám định tổn thất bảo hiểm do cơ sở đào tạo về bảo hiểm được thành lập và hoạt động hợp pháp trong và ngoài nước cấp tương ứng với các loại nghiệp vụ bảo hiểm phi nhân thọ thực hiện giám định tổn thất bảo hiểm; + Có ít nhất 03 năm công tác trong lĩnh vực giám định. (348) đ) Cá nhân trực tiếp thực hiện hoạt động hỗ trợ giải quyết bồi thường bảo hiểm phải đáp ứng các điều kiện về văn bằng, chứng chỉ như sau: + Có văn bằng từ cao đẳng trở lên; + Có chứng chỉ hỗ trợ giải quyết bồi thường bảo hiểm do cơ sở đào tạo về bảo hiểm được thành lập và hoạt động hợp pháp trong và ngoài nước cấp tương ứng với loại hình bảo hiểm thực hiện hỗ trợ giải quyết bồi thường. Yêu cầu về tổ chức quản lý: Doanh nghiệp bảo hiểm, chi nhánh doanh nghiệp bảo hiểm phi nhân thọ nước ngoài, doanh nghiệp môi giới bảo hiểm, tổ chức khác cung cấp dịch vụ phụ trợ bảo hiểm. |
1. Điều 143 Luật Kinh doanh bảo hiểm số 08/2022/QH15 ngày 16/6/2022 |
|
Điều kiện cung cấp dịch vụ phụ trợ bảo hiểm qua biên giới |
1. Yêu cầu năng lực sản xuất (349) Đối với tổ chức nước ngoài cung cấp dịch vụ phụ trợ bảo hiểm qua biên giới tại Việt Nam: + Có tư cách pháp nhân, được thành lập và hoạt động hợp pháp 2. Yêu cầu nhân lực 2.1. Điều kiện đối với cá nhân nước ngoài cung cấp dịch vụ tư vấn bảo hiểm qua biên giới tại Việt Nam: (350) + Có năng lực hành vi dân sự đầy đủ; (351) + Có bằng đại học trở lên về chuyên ngành bảo hiểm. Trường hợp không có bằng đại học trở lên về chuyên ngành bảo hiểm thì phải có bằng đại học trở lên về chuyên ngành khác và có chứng chỉ phụ trợ bảo hiểm về tư vấn do các cơ sở đào tạo được thành lập và hoạt động hợp pháp trong nước hoặc ngoài nước cấp. 2.2. Điều kiện đối với tổ chức nước ngoài cung cấp dịch vụ phụ trợ bảo hiểm qua biên giới tại Việt Nam: (352) Cá nhân trực tiếp thực hiện hoạt động phụ trợ bảo hiểm trong tổ chức cung cấp dịch vụ phụ trợ bảo hiểm phải có: (1) Năng lực hành vi dân sự đầy đủ; (2) Có văn bằng, chứng chỉ về phụ trợ bảo hiểm phù hợp với loại hình dịch vụ phụ trợ bảo hiểm do các cơ sở đào tạo được thành lập và hoạt động hợp pháp trong nước hoặc nước ngoài cấp. (353) a) Cá nhân trực tiếp thực hiện hoạt động tư vấn phải đáp ứng một trong các điều kiện về văn bằng, chứng chỉ: - Có bằng đại học trở lên về chuyên ngành bảo hiểm; - Có bằng đại học trở lên về chuyên ngành khác và có chứng chỉ tư vấn bảo hiểm do cơ sở đào tạo về bảo hiểm được thành lập và hoạt động hợp pháp trong và ngoài nước cấp tương ứng với loại hình bảo hiểm thực hiện tư vấn. (354) b) Cá nhân trực tiếp thực hiện hoạt động đánh giá rủi ro bảo hiểm phải đáp ứng một trong các điều kiện về văn bằng, chứng chỉ như sau: - Có bằng đại học trở lên về chuyên ngành bảo hiểm; - Có bằng đại học trở lên về chuyên ngành khác và có chứng chỉ đánh giá rủi ro bảo hiểm do cơ sở đào tạo về bảo hiểm được thành lập và hoạt động hợp pháp trong và ngoài nước cấp tương ứng với loại hình bảo hiểm thực hiện đánh giá rủi ro. (355) c) Cá nhân trực tiếp thực hiện hoạt động tính toán bảo hiểm đối với doanh nghiệp bảo hiểm, doanh nghiệp tái bảo hiểm, chi nhánh nước ngoài phải đáp ứng các điều kiện, tiêu chuẩn: + Được đào tạo, có kinh nghiệm làm việc tối thiểu 10 năm về tính toán trong lĩnh vực bảo hiểm nhân thọ, bảo hiểm sức khỏe và có kinh nghiệm làm việc tối thiểu 05 năm kể từ khi là thành viên chính thức (Fellow) của một trong những Hội các nhà tính toán bảo hiểm được quốc tế thừa nhận rộng rãi như: Hội các nhà tính toán bảo hiểm Vương quốc Anh, Hội các nhà tính toán bảo hiểm Hoa Kỳ, Hội các nhà tính toán bảo hiểm Úc, Hội các nhà tính toán bảo hiểm Ca-na-đa hoặc Hội các nhà tính toán bảo hiểm là thành viên chính thức của Hội các nhà tính toán bảo hiểm quốc tế. + Không vi phạm quy tắc đạo đức hành nghề tính toán bảo hiểm. + Là thành viên (Associate) của Hội các nhà tính toán bảo hiểm đang là thành viên chính thức của Hội các nhà tính toán bảo hiểm quốc tế; hoặc có tối thiểu 05 năm kinh nghiệm làm việc trong lĩnh vực bảo hiểm phi nhân thọ và có bằng chứng chứng minh đã thi đạt tối thiểu 02 môn thi (exam) của một trong các Hội sau: Hội các nhà tính toán bảo hiểm Vương quốc Anh, Hội các nhà tính toán bảo hiểm Hoa Kỳ, Hội các nhà tính toán bảo hiểm Úc, Hội các nhà tính toán bảo hiểm Ca-na-đa hoặc các bằng chứng chứng minh đã thi đạt các môn thi theo khóa học, chương trình đào tạo chuyên ngành tính toán được các Hội trên công nhận tương đương với 02 môn thi của Hội. (356) d) Cá nhân trực tiếp thực hiện hoạt động giám định tổn thất bảo hiểm phải đáp ứng các điều kiện về văn bằng, chứng chỉ, tiêu chuẩn: + Có văn bằng từ cao đẳng trở lên phù hợp với yêu cầu của lĩnh vực giám định; + Có chứng chỉ giám định tổn thất bảo hiểm do cơ sở đào tạo về bảo hiểm được thành lập và hoạt động hợp pháp trong và ngoài nước cấp tương ứng với các loại nghiệp vụ bảo hiểm phi nhân thọ thực hiện giám định tổn thất bảo hiểm; + Có ít nhất 03 năm công tác trong lĩnh vực giám định. (357) đ) Cá nhân trực tiếp thực hiện hoạt động hỗ trợ giải quyết bồi thường bảo hiểm phải đáp ứng các điều kiện về văn bằng, chứng chỉ như sau: + Có văn bằng từ cao đẳng trở lên; + Có chứng chỉ hỗ trợ giải quyết bồi thường bảo hiểm do cơ sở đào tạo về bảo hiểm được thành lập và hoạt động hợp pháp trong và ngoài nước cấp tương ứng với loại hình bảo hiểm thực hiện hỗ trợ giải quyết bồi thường. Yêu cầu về tổ chức quản lý: Doanh nghiệp bảo hiểm, chi nhánh doanh nghiệp bảo hiểm phi nhân thọ nước ngoài, doanh nghiệp môi giới bảo hiểm, tổ chức khác cung cấp dịch vụ phụ trợ bảo hiểm. 4. Yêu cầu tổ chức quản lý: (358) Cá nhân, tổ chức nước ngoài cung cấp dịch vụ phụ trợ bảo hiểm qua biên giới cho các cá nhân, tổ chức không phải là doanh nghiệp bảo hiểm, chi nhánh nước ngoài, doanh nghiệp môi giới bảo hiểm tại Việt Nam thì phải hợp tác với tổ chức cung cấp dịch vụ phụ trợ bảo hiểm được thành lập và hoạt động hợp pháp tại Việt Nam. |
1. Điều 143 Luật Kinh doanh bảo hiểm số 08/2022/QH15 ngày 16/6/2022 2. Khoản 3 Điều 84, Điều 87, Khoản 3 Điều 88 Nghị định số 46/2023/NĐ-CP ngày 01/7/2023 |
|
20 |
Đại lý bảo hiểm |
Điều kiện hoạt động đại lý bảo hiểm |
1. Yêu cầu năng lực sản xuất: Tổ chức hoạt động đại lý bảo hiểm phải đáp ứng các điều kiện sau đây: (359) + Được thành lập và hoạt động hợp pháp tại Việt Nam; (360) + Đã đăng ký ngành, nghề kinh doanh hoạt động đại lý bảo hiểm theo quy định của Luật Doanh nghiệp. Đối với các tổ chức hoạt động trong ngành, nghề kinh doanh có điều kiện thì giấy phép, giấy chứng nhận, chứng chỉ hoặc văn bản xác nhận, chấp thuận khác (nếu có) của cơ quan có thẩm quyền có nội dung hoạt động đại lý bảo hiểm; 2. Yêu cầu về nhân lực: Nhân viên trực tiếp thực hiện hoạt động đại lý bảo hiểm đáp ứng các điều kiện sau: (361) + Là công dân Việt Nam thường trú tại Việt Nam; (362) + Có năng lực hành vi dân sự đầy đủ; (363) + Có chứng chỉ đại lý bảo hiểm phù hợp theo quy định tại Điều 130 của Luật Kinh doanh bảo hiểm. |
1. Điều 125 Luật Kinh doanh bảo hiểm số 08/2022/QH15 ngày 16/6/2022 |